Thực trạng canh tác càphêtại huyện Cư M’gar

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 62)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀTHỰC TIỄN

3.2.2. Thực trạng canh tác càphêtại huyện Cư M’gar

- Phân bón

Cà phê có thể đưa lại năng suất cao khi được đáp ứng đầy đủ chế độ dinh dưỡng, các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali là 3 yếu tố quan trọng cho sinh trưởng, phát triển cũng như kiến tạo năng suất của cây cà phê. Tại huyện Cư M’gar, để chăm sóc vườn cà phê, nông hộ đã sử dụng phân hoá học và phân hữu cơ. Theo định mức phân bón cho cây cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh trên đất bazan trong Quyết định số 38/2013/QĐ- UBND của tỉnh Đắk Lắk là phân đạm urê: 450 kg/ha/năm, phân đạm SA: 250 kg/ha/năm, phân lân: 550 kg/ha/năm, phân kali: 350 kg/ha/năm, phân bón lá 4 kg/ha/năm, phân chuồng: 11 tấn/ha/năm. Tuy nhiên, nông hộ sản xuất cà phê trên địa bàn huyện đã bón phân vô cơ vượt liều lượng khoảng 15% (Bq >2,5 tấn /ha) và ít quan tâm bón phân hữu cơ (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar, 2019). Mặt khác, nhiều nông hộ bón phân theo mưa, rải trên bề mặt, không chú ý đến bón vùi phân trong đất gây thất thoát, lãng phí phân.

- Tưới nước

Tưới nước có tác dụng duy trì sinh trưởng của cây cà phê đồng thời là điều kiện để cây ra hoa, cây cà phê cần một thời kỳ khô hạn để phân hoá mầm hoa, sau đó cây cần được tưới nước đủ để ra hoa tập trung. Giai đoạn nở hoa cây cà phê cần lượng nước lớn hơn nhiều so với các giai đoạn khác vì lúc này quá trình hô hấp xảy ra rất mạnh, ở giai đoạn nở hoa nếu thiếu nước kèm nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí thấp, hoa cà phê phát triển bất bình thường thành hoa sao, không thụ phấn được, cũng có khi hoa đã nhú mỏ sẻ nhưng nếu bị thiếu nước sẽ chuyển thành hoa chanh màu tím nhạt rồi khô rụng.

Huyện Cư M’gar hiện có 63 công trình hồ, đập thủy lợi và có 2 nhánh suối lớn là suối Ea Tul và suối Ea M’Dróh, đây là nguồn nước mặt chủ yếu để tưới cà phê trên địa bàn huyện. Hiện nay, nguồn nước mặt đã cung cấp nước tưới cho 20.000 ha, chiếm 53,01% tổng diện tích đất cà phê của huyện, số diện tích cà phê còn lại nông hộ khai thác nguồn nước ngầm như giếng đào, giếng khoan để tưới (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar, 2019).

Vấn đề cần quan tâm hiện nay đó là theo quy trình tưới nước bằng phương pháp tưới gốc do Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên năm 2007 đề xuất cho cà phê vối kinh doanh là 2.000-2.500 m3/ha và theo Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND của tỉnh Đắk Lắk có quy định số lần tưới cho cà phê là 3 lần/năm thì nông hộ đã tưới nước cao hơn khuyến cáo. Đa số nông hộ sử dụng máy động lực để bơm nước tưới cho cà phê theo phương pháp tưới gốc, chỉ có một số ít nông hộ dùng phương pháp tưới phun mưa (tưới pet) hoặc tưới nhỏ giọt dẫn đến lãng phí nước. Mặt khác, nguồn nước tưới cho cây cà phê được lấy từ giếng chiếm đến 46,99% và việc

quản lý, khai thác nước ngầm chưa được kiểm soát, còn khai thác tràn lan sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó đến nay có nhiều đập trên địa bàn huyện do được xây dựng đã lâu nên đã xuống cấp cần được nâng cấp sửa chữa. Vì vậy để giải quyết bài toán đảm bảo nước tưới cho cây cà phê trong mùa khô thì cần có sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước để hỗ trợ nguồn kinh phí xây dựng, nâng cấp các hồ đập trên địa bàn.

- Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Cây cà phê thường bị một số bệnh hại chính như rệp sáp, mọt đục cành, bệnh gỉ sắt,… vì vậy nông hộ cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt các bệnh hại trên cây cà phê. Trong thời gian qua, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp và lồng ghép các chương trình dự án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Trường Đại học Tây nguyên, các cơ quan chuyên môn cũng như các công ty, doanh nghiệp đã triển khai chương trình chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng sản xuất cà phê bền vững đến với người dân, trong đó xây dựng các mô hình trình diễn, quản lý dịch hại tổng hợp trên cây cà phê. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị sản xuất kinh doanh cà phê trong địa bàn tỉnh để triển khai, thực hiện chương trình cà phê có thông tin chứng nhận trên địa bàn huyện, qua đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà phê đã có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông hộ đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số nông hộ sử dụng thuốc diệt cỏ phun trong vườn cà phê và bờ lô cà phê vì vừa diệt cỏ nhanh vừa ít tốn công lao động. Mặt khác, vẫn còn tình trạng một số nông hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách do chưa có nhận thức đầy đủ về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất trực tiếp và dân cư. Đây cũng là tồn tại về tập quán canh tác trong quá trình phát triển sản xuất cà phê của huyện Cư M’gar

3.2.3. Thực trạng canh tác và tái canh cây cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

Huyện Cư M’gar là địa phương có diện tích trồng cà phê nhiều nhất của tỉnh Đắk Lắk, với diện tích 37.726 ha. Thực trạng tại huyện Cư M’gar là số diện tích cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, năng suất kém (< 1,5 tấn/ha) hoặc bị bệnh cần phải tái canh khoảng 8.000,0 ha, chiếm tỉ lệ khá lớn khoảng 21,2% trên tổng diện tích đất trồng cà phê của huyện. Ngoài ra, còn có khoảng 5.000,0 ha số diện tích cà phê cần chuyển đổi sang trồng cây khác do đất đai không phù hợp, thiếu nước tưới hoặc có độ dốc > 150. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar (2019), những nguyên nhân dẫn đến phải tái canh cà phê trên địa bàn huyện là: do nhiều diện tích cà

phê được trồng từ những năm 1990-1999 đến nay đã già cỗi cho năng suất kém; cà phê trước đây chủ yếu do nông hộ tự trồng bằng hạt nên năng suất thấp, tỷ lệ nhiễm bệnh cao, kích thước quả không đều, chất lượng kém, chín không tập trung nên khó khăn cho việc thu hái và chế biến; việc trồng cà phê còn ồ ạt, thiếu quy hoạch dẫn đến có nhiều diện tích cà phê đang trồng ở những vùng đất không đủ tiêu chuẩn như tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, không có hoặc thiếu nước tưới trong mùa khô hạn; xét về mặt kỹ thuật, do tập quán canh tác sử dụng nhiều phân bón vô cơ để khai thác triệt để năng suất cà phê trong nhiều năm liên tục làm cho đất bị thoái hóa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng liều lượng và không đúng cách làm tăng nguồn dịch bệnh hại trên cây cà phê. Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân chính phải tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar là do già cỗi. Từ thực trạng trên cho thấy tái canh cà phê là vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê, góp phần phát triển bền vững ngành cà phê trên địa bàn huyện Cư M’gar và tỉnh Đắk Lắk.

Hiện nay huyện Cư M’gar đang tiến hành tái canh cà phê tại tất cả các xã trên địa bàn huyện. Quy trình thực hiện tái canh cà phê của huyện Cư M’gar là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trồng tái canh cà phê đăng ký kế hoạch với Ban tự quản thôn, buôn và có xác nhận của UBND cấp xã để tổng hợp báo cáo cấp huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch tái canh hàng năm và giai đoạn trình UBND huyện phê duyệt. Trên cơ sở số liệu tổng hợp nhu cầu vay vốn tái canh cà phê của huyện, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn để người sản xuất vay vốn.

Từ năm 2016-2019 huyện Cư M’gar đã tái canh được 2.717 ha cà phê. Mục tiêu từ năm 2020 đến năm 2025, tập trung chuyển đổi số diện tích cà phê già cỗi, không đủ nước tưới, độ dốc >150, đất đai không phù hợp để ổn định diện tích cà phê ở mức 30.000 ha; sản lượng trung bình hàng năm 80.000 tấn nhân xô; thâm canh tăng năng suất phấn đấu bình quân đạt 2,8-3,0 tấn/ha. Sản xuất cà phê bền vững có chỉ dẫn xuất xứ địa lí, có thông tin chứng nhận; xây dựng vùng sản xuất chuyên canh để đủ điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học vào thâm canh sản xuất cà phê bền vững.

Bảng 3.9. Diện tích tái canh cà phê huyện Cư M’gar năm 2016-2019 STT Đơn vị hành chính Tổng diện tích đã tái canh (ha) Trong đó Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 TT Quảng Phú 155 60 53 17 25 2 TT Ea Pốk 218 70 80 38 30 3 Xã Ea Kiết 148 29 20 29 70

4 Xã Cư Dliê M’nông 320 40 72 58 150

5 Xã Ea Tar 372 150 167 38 17 6 Xã Ea M’róh 125 35 30 30 30 7 Xã Quảng Hiệp 187 15 80 36 56 8 Xã Ea H’đing 74 10 4 30 30 9 Xã Ea Kpam 77 20 31 11 15 10 Xã Ea Tul 149 52 40 42 15 11 Xã Cư M’gar 99 17 30 42 10 12 Xã Quảng Tiến 190 100 40 40 10 13 Xã Ea Drơng 149 30 20 33 66 14 Xã Ea M’nang 75 20 10 35 10 15 Xã Cư Suê 172 30 50 75 17 16 Xã Cuôr Đăng 121 10 21 40 50 17 Xã Ea Kuêh 86 20 31 20 15 Toàn huyện 2.717 708 779 614 616

Để hỗ trợ công tác tái canh cà phê, huyện Cư M’gar đã trích ngân sách của huyện để xây dựng 02 mô hình tái canh cà phê, hỗ trợ men vi sinh để ủ vỏ cà phê, hỗ trợ để mở các lớp tập huấn, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) về cà phê,… Huyện cũng đã cung cấp cho hai đơn vị chịu trách nhiệm gieo ươm và cung cấp cây giống là Hợp tác xã Quảng Tiến và cơ sở cây giống Phan Văn Quang nhằm hỗ trợ người dân theo chương trình hỗ trợ tái canh cà phê vối của UBND huyện Cư M’gar và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nestlé Việt Nam (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M’gar, 2019).

Công tác tái canh cà phê của huyện Cư M’gar có những thuận lợi là nông hộ có kinh nghiệm về làm đất, trồng và chăm sóc cây cà phê, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nestlé Việt Nam đã hỗ trợ hạt giống và cây giống phục vụ tái canh cà phê, Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác tái canh cà phê.

Tuy nhiên, công tác tái canh cà phê vẫn còn nhiều khó khăn đó là việc tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ tái canh còn nhiều trở ngại, nguyên nhân chủ yếu là do việc kiểm tra xác nhận hộ tái canh cà phê tại cấp xã để vay vốn còn chậm, số lần giải ngân vốn vay tái canh nhiều (3 lần), thủ tục vay và giải ngân vốn phức tạp vì phải có chứng từ minh chứng công tác tái canh, nông hộ có nhu cầu vay vốn tái canh cà phê nhưng hiện đang có dư nợ và thế chấp tài sản bằng vườn cà phê tại ngân hàng hoặc do chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể vay vốn. Ngoài ra, việc chọn cây trồng xen hiệu quả trong vườn cà phê tái canh chưa được khuyến cáo và chưa có sự hướng dẫn cụ thể của các ngành chức năng, việc áp dụng quy trình kỹ thuật tái canh cà phê chưa đúng do số lần tập huấn tại cấp xã còn ít, trung bình khoảng 2 năm các xã mới được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn 1 lần.

Huyện Cư M’gar đang thực hiện theo 2 phương thức tái canh cà phê, đó là tái canh từng phần vườn cà phê và tái canh toàn bộ vườn cà phê. Theo kết quả điều tra nông hộ tại 3 xã trên địa bàn huyện Cư M’gar cho thấy phương thức tái canh từng phần vườn cà phê chiếm đến 89,87% diện tích cà phê đã tái canh của nông hộ, còn phương thức tái canh toàn bộ vườn cà phê chỉ chiếm 10,13%. Tùy loại đất, kỹ thuật xử lý đất, mức độ nhiễm bệnh của vườn cà phê cũ, loại cây giống, nguồn nước tưới,… mà số tiền đầu tư tái canh cho 1 ha cà phê dao động từ 90 triệu đồng đến 120 triệu đồng.

Kết quả điều tra khảo sát các hộ đã thực hiện tái canh cà phê trên địa bàn huyện Cư M’gar cho thấy mỗi phương thức tái canh cà phê đều có đặc điểm riêng. Tái canh từng phần có ưu điểm ít áp lực về vốn và nhân lực, duy trì được nguồn thu nhập, ít thiệt hại về tài chính nếu tái canh không thành công. Tái canh toàn bộ có ưu điểm tạo ra vườn cà phê mới đồng nhất về giống, phát triển đồng đều, loại bỏ hoàn toàn vườn cà phê cũ có giống kém chất lượng, bị sâu bệnh, cơ hội để thay đổi loại sử dụng đất trồng cà phê. Còn

tái canh từng phần có hạn chế là vườn cà phê phát triển không đồng đều, chăm sóc và thu hoạch khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân. Tái canh toàn bộ có hạn chế là không phù hợp với những nông hộ khó khăn về vốn, không có thu nhập khi tái canh, thiệt hại nhiều về tài chính nếu tái canh không thành công. Qua so sánh, đánh giá cho thấy mỗi phương thức tái canh cà phê đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy thuộc vào khả năng tài chính, tình hình nhân lực, quy mô diện tích vườn cà phê mà nông hộ sẽ lựa chọn phương thức tái canh phù hợp. Hiện nay hầu hết nông hộ đã chọn phương thức tái canh từng phần vườn cà phê.

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

3.3.1. Các loại hình sử dụng đất trồng cà phê

Huyện Cư M’gar có 17 đơn vị hành chính cấp xã, dựa trên các nhóm đất chính hiện đang trồng cà phê của huyện Cư M’gar đề tài đã tiến hành phân ra 3 tiểu vùng đặc trưng cho 3 nhóm đất chính trên địa bàn gồm:

Tiểu vùng 1: xã Cư Dliê M’nông (nhóm đất đỏ vàng). Tiểu vùng 2: xã Ea M’nang (nhóm đất đen).

Tiểu vùng 3: xã Ea Kuêh (nhóm đất xám).

Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài, sau khi tiến hành điều tra thực địa tại 3 địa điểm nghiên cứu đã xác định được đối tượng nghiên cứu là loại hình sử dụng đất cà phê trồng thuần và loại hình sử dụng đất cà phê trồng xen (cà phê trồng xen với cây tiêu, trồng xen với cây sầu riêng, trồng xen với cây bơ), cụ thể:

- Cà phê trồng thuần

- Cà phê trồng xen canh với cây bơ - Cà phê trồng xen canh với cây tiêu - Cà phê trồng xen canh với cây sầu riêng

3.3.2. Hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê

3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế

Đối với đất trồng cà phê thường với chu kỳ kinh doanh nhiều năm, tùy theo đặc điểm sinh trưởng và phát triển của mỗi loại cây trồng mà chu kỳ từ khi bắt đầu trồng đến thu hoạch là khác nhau. Do đó, để đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cà phê đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế là cơ sở để lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả sản xuất giữa ngành nông nghiệp với các ngành khác.

Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế ở các nông hộ “được nêu trong bảng 3.10”.

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của cây cà phê tại các tiểu vùng nghiên cứu

Các LUT theo tiểu vùng nghiên

cứu

Tính trên 1 ha Tính trên 1 công lao động GTSX (1000 đ) CPTG (1000 đ) GTGT (1000 đ) BCR (lần) (công) GTSX (1000 đ) GTNC (1000 đ) Tiểu vùng 1 (xã Cư Dliê M’nông)

LUT cà phê thuần 131.693,33 97.456,00 34.237,33 0,35 200 658,91 171,30 LUT cà phê xen tiêu 173.360,00 130.161,33 43.198,67 0,33 253 685,04 170,70 LUT cà phê xen bơ 308.733,33 136.105,33 172.628,00 1,27 323 955,83 534,45 LUT cà phê xen

sầu riêng 497.273,33 156.815,67 340.457,67 2,17 400 1.243,39 851,29

TB 277.765,00 130.134,58 147.630,42 1,13 294 944,89 502,20 Tiểu vùng 2 (xã Ea M’nang)

LUT cà phê thuần 130.106,67 98.153,33 31.953,33 0,33 205 635,70 156,12 LUT cà phê xen tiêu 169.560,00 130.394,67 39.165,33 0,30 254 667,21 154,11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)