Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

1.2.1.1. Kinh nghiệm từ tỉnh Phú Thọ

Hiện nay, trên địa bàn Phú Thọ có 75 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, nhiều sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu và uy tín với người tiêu dùng.

Trong sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường hiện nay, làng nghề mộc Việt Tiến, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao vẫn quyết tâm giữ vững nghề của mình. Với hơn 60 hộ, mỗi năm làng nghề xuất bán ra thị trường gần 5.000 sản phẩm như bàn ghế, giường, tủ, đồ thờ. Trải qua quá trình phát triển, làng nghề dần đổi mới kỹ thuật, cải tiến mẫu mã, sử dụng máy móc nên quá trình làm nghề đỡ vất vả hơn. Từ khi đưa vào sử dụng các thiết bị hiện đại như máy bào liên hợp, máy đục lỗ, máy đục vi tính..., sản phẩm làm ra có độ chính xác cao tới từng chi tiết nhỏ. Trước đây, đa phần đều làm thủ công, từ năm 2010, người dân đã bắt đầu tiếp cận các loại máy hiện đại giúp sản phẩm tinh tế, sắc nét hơn mà còn bảo vệ môi trường. Công suất, sản lượng và thời gian hoàn thành công việc được đảm bảo. Tuy nhiên, việc đổi mới cách thức sản xuất đòi hỏi phải thời gian dài, vốn đầu tư lớn, máy càng hiện đại, sản phẩm càng đẹp mắt. Nhiều sản phẩm có giá trị cao đến hàng trăm triệu đồng. Song song với duy trì nghề mộc dân dụng, những năm gần đây, xu hướng làm nhà cổ đang quay trở lại, tạo điều kiện thuận lợi để làng nghề phát triển, góp phần tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Năm 2018, doanh thu từ làng nghề đạt trên 70 tỷ đồng".

Nếu ở xã Tứ Xã, người dân làng nghề đổi mới bằng việc đưa máy móc, công nghệ vào sản xuất thì người dân ở làng nghề chế biến chè Đá Hen, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê lại trọn một hướng đi mới chuyển từ chế biến chè khô sang sản xuất chè xanh an toàn đề nâng cao thu nhập. Trước đây, người dân trồng chè theo cách truyền thống, dựa vào kinh nghiệm, ít chú trọng quy trình, kỹ thuật nên chỉ dừng lại ở sản xuất và bán chè thô. Sau khi tham gia các

lớp tập huấn, người dân đã thay đổi tư duy, nhận thức, nắm bắt được các quy trình trồng, chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật, ghi nhật ký theo dõi để tạo nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo tiêu chuẩn chế biến chè xanh an toàn, góp phần bảo vệ môi trường. Các công đoạn chế biến chè thô đơn giản hơn nhiều nhưng sản phẩm chỉ dừng lại ở sơ chế, không có thương hiệu, giá bán thấp. Vì vậy, khi sản xuất chè xanh an toàn , hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn gấp 2-3 lần, quan trọng hơn là sản phẩm có boa bì, nhãn mác và ngồn gốc xuất xứ rõ ràng, giúp làng nghề từng bước gây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trung của địa phương. Trong thời gian tới ngoài sản xuất sản phẩm chè xanh an toàn, một số hộ sẽ học cách chế biến bột chè xanh phục vụ nhu cầu làm đẹp và hương vị trong chế biến thực phẩm. Toàn làng hiên nay có trên 40% số hộ chuyển sang chế biến chè xanh, các hộ đã bước đầu tiếp cận với công nghệ chế biến mới kế hợp sử dụng máy móc hiện đại để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ môi trường. Từ đó thương hiệu chè xanh an toàn Đá Hen dần được nhiều người biết đến với giá bán dao động từ 170.000 - 300.000 đồng/kg. Với mục tiêu để hoạt động làng nghề nông thôn ngày càng phát triển và hoạt động hiệu quả, mỗi làng nghề trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực đổi mới, cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn cao, đặc biệt khuyến khích các lao động trẻ tham gia vào hoạt động làng nghề để thích ứng được sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần lưu giữ nghề truyền thống với các sản phẩm có giá trị kinh tế xã hội ở địa phương. (https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/phu-tho-doi-moi-trong-phat-trien-lang-nghe/ 20191227032941148).

1.2.1.2. Kinh nghiệm từ tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: Dệt thổ cẩm, nghề thêu, đan lát, chế biến nông lâm sản... Nhưng thực tế, số lượng các làng nghề được công nhận trên địa bàn tỉnh vẫn còn ít so với số lượng các nghề truyền thống đang tồn tại. Toàn tỉnh hiện mới có 6 làng nghề được công nhận, bao gồm làng nghề chè tại các thôn:

Đồng Hoan, xã Tú Thịnh; Liên Phương, xã Phúc Ứng; Yên Thượng, xã Trung Yên; thôn Cảy, xã Minh Thanh; Đồng Đài, xã Hợp Thành và Vĩnh Tân, xã Tân Trào (Sơn Dương). Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, số lượng các làng nghề còn ít, một phần do tại nhiều làng nghề, việc lưu giữ, làm nghề chủ yếu vẫn là các hộ gia đình, cá nhân mà chưa có sự tham gia của các hợp tác xã, tổ hợp tác; một phần do nhiều địa phương chưa chú trọng, quan tâm đến việc rà soát, làm các thủ tục công nhận các làng nghề. Qua rà soát, trên địa bàn tỉnh hiện có 16 nghề, làng nghề truyền thống cần bảo tồn lâu dài. Ngoài 6 làng nghề chè đã được công nhận, và các làng nghề trồng bông dệt vải tại xã Lăng Can; nghề nấu rượu thóc, men lá tại xã Lăng Can, Bình An; nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ tại xã Hồng Quang; nghề làm bún cổ truyền tại các xã Thượng Lâm, Phúc Yên, Bình An (Lâm Bình) và nghề chế biến rượu ngô men lá tại xã Sơn Phú (Na Hang) thì 3 nghề truyền thống chưa được công nhận là nghề sản xuất bánh gai, nghề đan cót xuất khẩu và nấu rượu chuối thủ công tại các xã Trung Hà, Kim Bình, thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa). 3 nghề này hiện đang được huyện phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, đánh giá các điều kiện để trình UBND tỉnh công nhận làng nghề. Hỗ trợ các làng nghề, tỉnh đã ban hành và triển khai một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các ngành nghề, làng nghề nông thôn như: Nghị quyết số 29/2009/NQ- HĐND về chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh; thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn… Nhưng thực tế, theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, số lượng các hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân được vay vốn từ các chương trình này rất hạn chế, chưa kể nhiều chương trình không giải ngân được do khâu xét duyệt còn nhiều thủ tục, năng lực quản lý và tổ chức của các cơ sở ngành nghề nông thôn còn nhiều hạn chế, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị còn yếu, thị trường đầu ra chưa ổn định dẫn đến sản xuất còn nhỏ lẻ, …

Giải pháp của ngành Nông nghiệp tỉnh hiện nay là quy hoạch, định hướng phát triển ngành nghề truyền thống nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình

“Mỗi xã một sản phẩm”. Từ đó phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. Từ nguồn kinh phí này, đã có 3 làng nghề gồm làng nghề chè thôn Cảy, xã Minh Thanh; làng nghề chè thôn Đồng Đài, xã Hợp Thành và làng nghề chè thôn Liên Phương, xã Phúc Ứng (Sơn Dương) được hỗ trợ 1,38 tỷ đồng (mỗi làng nghề được hỗ trợ 460 triệu đồng). Nguồn kinh phí này được hỗ trợ để đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất, phát triển mở rộng quy mô làng nghề và nâng cao chất lượng sản phẩm. (http://hoinongdantuyenquang.org.vn/DetailView/ 6062/5/Luc-day-lang-nghe-truyen-thong-phat-trien-ben-vung.html).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)