Thực trạng về môi trường trong làng nghề chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 67)

3.1.5.1. Mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề chè

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè, nhu cầu phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cho cây chè là tất yếu. Do cây chè trong quá trình sinh trưởng thường bị các loại sâu bệnh: rầy, bọ cánh tơ, bọ xít mỗi, bọ trĩ, nhện đỏ, rệp... làm ảnh hưởng tới sự phát triển, giảm năng suất và giảm chất lượng sản phẩm chè. Vì vậy, người dân phun thuốc diệt sâu, trừ rầy, từ 3 đến 5 lần và phun tổng hợp rất nhiều loại thuốc khác nhau để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc.

Kết quả khảo sát 100 hộ dân làng nghề chè cho thấy: 56% số hộ dân sử dụng phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật theo kinh nghiệm, số hộ sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì chiếm 20%, 24% số hộ sử dụng theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật (Bảng 3.10).

Bảng 3.10. Thực trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của làng nghề chè

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Theo kinh nghiệm 56 56

Theo chỉ dẫn bao bì 20 20

Theo hướng dẫn cán bộ kỹ thuật 24 24

Tổng 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả,2019

Số lượng các hộ dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo kinh nghiệm cho biết, họ sử dụng thuốc với nồng độ cao hơn hướng dẫn, có 70% số hộ có sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc khi phun, 15% hộ trộn 3 loại thuốc khi phun trong khi họ không biết việc phối trộn này sẽ làm tăng nồng độ thuốc lên nhiều lần, làm gia tăng nguy cơ bị ngộ độc người đi phun thuốc, người sống ở gần vùng phun thuốc và người sử dụng nông sản có phun thuốc, gây nguy cơ cây trồng bị hại do thuốc liều lượng cao gây ra làm cho dịch hại nhờn thuốc.

Mặt khác, sau khi sử dụng, các loại hóa chất này một phần bị ô-xy hóa thành dạng khí bay lên, một phần được cây trồng hấp thụ vào nông sản, một lượng lớn bị rửa trôi theo nguồn nước chảy vào kênh, mương, ao, hồ và trầm tích ở đáy sông ngòi. Đó là chưa kể đến lượng lớn các loại vỏ chai, lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật là các loại rác thải nguy hại nhưng không được xử lý mà vứt bừa bãi.

Qua khảo sát tại 100 hộ dân tại các làng nghề chè huyện Đồng Hỷ về phương tiện xử lý chất thải, thì tất cả 100 hộ đều không có hệ thống xử lý chất thải. 41 % số hộ sau khi sử dụng bao bì thuốc bảo vệ thực vật, vỏ chai lọ đựng thuốc sâu... tiến hành thu gom tại các hố rác thu gom tập trung, và 59 % số hộ nghề để phát thải tự do hoặc chôn cùng lượng rác thải sinh hoạt gia đình do hộ tự đào. Việc rửa các dụng cụ phun thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện ngay tại các ao, hồ nước hoặc tại các hộ dân thải ra nguồn nước làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh gây chết cá, chết lúa, chết rau màu... dẫn đến ô nhiễm đất, ô nhiễm

không khí và ô nhiễm nguồn nước. Trong khi, hầu hết các đồi chè nằm xen kẽ trong khu dân cư, khu sản xuất, chế biến chè đều nằm ngay tại gia đình nên môi trường ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các thành viên của hộ.

3.1.5.2. Nhận thức về ô nhiễm môi trường.

Kết quả khảo sát hộ dân LN chè về nhận thức ô nhiễm môi trường cho thấy: 49 % số hộ dân đánh giá môi trường tại địa phương ở mức ô nhiễm không đáng kể và không ô nhiễm, 46% số hộ dân đánh giá ở mức ô nhiễm nghiêm trọng và ô nhiễm rất nghiêm trọng, 30% số hộ đánh giá ở mức ô nhiễm (Bảng 3.11).

Bảng 3.11. Đánh giá của người dân trong LN chè về ô nhiễm môi trường Số ý kiến trả lời Tỷ lệ (%) Không ô nhiễm 10 10 Ô nhiễm không đáng kể 39 39 Ô nhiễm 30 30 Ô nhiễm nghiêm trọng 16 16 Ô nhiễm rất nghiêm trọng 5 5 Tổng 100 100 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả,2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 67)