Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề chè huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

Thứ nhất, phát huy tối đa vai trò của Chính phủ: Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc cải cách toàn diện, bao gồm cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính trị và cải cách các lĩnh vực tương ứng khác, thúc đẩy quá trình phát triển của các làng nghề, phát triển ngành chè, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn,… Những chính sách hỗ trợ về tài chính cho các làng nghề để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, hiện đại

hóa máy móc thiết bị,… bên cạnh đó là những chính sách về thuế (miễn giảm các khoản thuế), chính sách về thị trường (khuyến khích xuất khẩu), chính sách đồng bộ cho quản lý môi trường làng nghề đảm bảo làng nghề phát triển. Trong đó nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương trong việc triển khai và thực thi chính sách.

Thứ hai, phát huy tối đa các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước nói chung và nông thôn nói riêng tạo điều kiện cho công nghiệp nông thôn phát triển. Tập trung bảo tồn và phát triển các sản phẩm truyền thống chủ lực của địa phương thông qua chương trình “Mỗi làng một sản phẩm”. Phát triển làng nghề, phát triển ngành chè gắn với phát triển văn hóa chè và du lịch cộng đồng. Cây chè gắn với vùng nông thôn, với cảnh quan thiên nhiên vùng nông thôn yên bình, do vậy để quảng bá sản phẩm chè.

Thứ ba, phát triển làng nghề gắn với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Thứ tư, mở rộng sự hợp tác, liên kết trong nội bộ ngành, phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nông thôn trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Đồng thời phát huy tinh thần cộng đồng, truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông dân, chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội.

Thứ năm, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật cho nguồn nhân lực ở nông thôn. Có chính sách phúc lợi xã hội cho các thợ thủ công, các nghệ nhân nghề và trả trợ cấp nghề cho người tham gia nghề truyền thống khi đã nghỉ việc.

Thứ sáu, nâng cao vai trò của các Hiệp hội nghề truyền thống trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề, khôi phục và phát huy các nghề truyền thống, những chính sách hỗ trợ làng nghề được thông qua Hiệp hội. Hiệp hội có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu và quảng bán sản phẩm nghề, xúc tiến mở rộng thị trường và gìn giữ giá trị văn hóa nghề thủ công.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)