Nguồn lực và kết quả sản xuất kinh doanh của hộ gia đình làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)

Hộ gia đình làm nghề chè trong làng nghề chè là cơ sở sản xuất kinh doanh quan trọng. Hiện nay với tổng số 2.548 hộ làm nghề chè ở tất cả 36 làng nghề chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, mỗi hộ bình quân có 4,9 nhân khẩu với 2,5 lao động để có thể đảm đương sản xuất chế biến cho diện tích chè bình quân mỗi hộ 0,974 ha, được đánh giá là đủ lớn về diện tích và quy mô sản xuất, và nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm hộ gia đình và nhóm hộ HTX bởi độ lệch thấp, sai số thấp và biến động thấp (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Nguồn lực chính của hộ gia đình làng nghề chè huyện Đồng Hỷ

(Đơn vị tính: ha)

Hình thức tổ

chức sản xuất Nhân khẩu độLao ng Dichè (ha) ện tích

Vốn sản xuất (triệu đồng) Vốn vay (triệu đồng) Hộ gia đình 5,1 2,6 0,968 94,6 68,9 Hợp tác xã 4,8 2,3 0,980 90,6 78,2 Mean 4,9 2,5 0,974 92,6 73,6 SD 1,0 0,7 0,114 13,9 30,6 SE 0,1 0,1 0,011 1,4 3,1 CV% 21,2 27,4 11,7 15,0 41,6 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019

Cùng với nhân lực và diện tích chè, vốn sản xuất đóng vai trò quan trọng trong sản xuất. Nhìn chung hộ trồng chè trong làng nghề có vốn sản xuất thấp, bình quân mỗi hộ có 92,6 triệu đồng, khá đồng đều giữa các hộ điều tra, nên họ

phải vay thêm vốn từ các tổ chức tín dụng hiện có ở địa phương như Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, các quỹ tín dụng nhân dân… với số tiền vay bình quân 73,6 triệu đồng/hộ (Bảng 3.8). Thiếu vốn sản xuất được đánh giá là một trong những rào cản, là điểm nghẽn quan trọng trong sản xuất kinh doanh chè của hộ làm nghề chè trong các làng nghề chè hiện nay trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Kết quả điều tra cho thấy: Nếu như năm 2017, bình quân mỗi hộ làm nghề chè trong làng nghề chè có doanh thu 148,9 triệu đồng/hộ/năm, trong đó nhóm hộ tham gia HTX có doanh thu cao hơn, đạt bình quân 148,9 triệu đồng/hộ/năm, bằng 100,6% so với nhóm hộ không tham gia HTX; Đến năm 2018, mỗi hộ làm nghề chè có doanh thu từ chè đạt bình quân 154,9 triệu đồng/hộ/năm, cao hơn 6,5 triệu đồng/hộ so với năm 2017. Trong đó nhóm hộ gia đình không tham gia HTX có doanh thu đạt bình quân 153,5 triệu đồng/năm, cao hơn 5,5 triệu đồng so với năm 2017, tức bằng 103,7% so với năm 2017; Nhóm hộ tham gia HTX có doanh thu 156,4 triệu đồng/năm, bằng 101,9% so với nhóm hộ không tham gia HTX và cao hơn 7,5 triệu đồng so với năm trước đó là năm 2017, tức là bằng 105% so với năm 2017 (Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Doanh thu chè của hộ gia đình làng nghề huyện Đồng Hỷ

Hình thức tổ chức sản xuất

Doanh thu 2017 Doanh thu 2018 So sánh doanh thu 2018 so với 2017 Triệu đồng % HTX so với hộ gia đình Triệu đồng % HTX so với hộ gia đình Triệu đồng % Hộ gia đình 148,0 100,0 153,5 100,0 5,5 103,7 Hợp tác xã 148,9 100,6 156,4 101,9 7,5 105,0 Mean 148,4 100,3 154,9 100,9 6,5 104,4 SD 9,3 9,7 SE 0,9 1,0 CV% 6,3 6,2 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019

Như vậy, doanh thu về chè của hộ làm nghề chè trong làng nghề chè năm 2018 đều cao hơn năm trước đó là năm 2017, chứng tỏ sự phát triển về chất lượng trong làng nghề chè huyện Đồng Hỷ. Điều đặc biệt là độ lệch chuẩn về doanh thu chè của hộ làm nghề chè khá nhỏ, biến động từ 9,3 đến 9,7 triệu đồng/hộ các năm 2017 và 2018 tương ứng, nên hệ số biến động về doanh thu chè tương đối thấp, chỉ từ 6,2-6,3%, chứng tỏ có sự đồng đều về doanh thu và thu nhập về chè giữa các hộ đã điều tra cũng như các hộ làm nghề chè trong làng nghề chè huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong nghiên cứu này.

Một điểm đáng chú ý nữa là doanh thu chè của nhóm hộ tham gia HTX đều cao hơn nhóm hộ gia đình chưa gia đình tham gia HTX, chứng tỏ rằng HTX đã góp phần nâng cao doanh thu và thu nhập cho các thành viên, chủ yếu là do hành động tập thể trong việc đầu tư đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 65)