Sơ lược về sản xuất chè và làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 35)

Chè là cây công nghiệp lâu năm, cho sản phẩm búp tươi một năm từ 8 - 9 lứa, có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn định cho người trồng chè và các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm, rất thích hợp với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, thời tiết,…) ở các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Chè có tán cây rộng, che phủ kín bề mặt đất, hạn chế xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi, tạo thu nhập cho một bộ phận nông dân và các đối tác tham gia chuỗi giá trị. Chè Thái Nguyên là loại chè xanh đặc sản nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên, nơi được ví là vùng “Đệ nhất danh trà” của Việt Nam. Chè Thái Nguyên nổi tiếng khắp cả Việt Nam nhờ vào hương “cốm” ngọt ngào, vị đậm đà, béo ngậy và hậu ngọt kéo dài. Thế nên người đời mới có câu là “Chè Thái, Gái Tuyên”, vốn để ám chỉ muốn tìm phụ nữ đẹp thì hãy đến Tuyên Quang, còn muốn tìm mua chè ngon thì hãy đến với vùng đất Thái Nguyên.

Theo số liệu của Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên (2019), hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có tất cả 232 làng nghề chè. Các làng nghề chè này đã hình thành nên các vùng làng nghề chè đặc sản nổi tiếng tập trung như: Tân Cương (thành phố Thái Nguyên); Phúc Thuận (huyện Phổ Yên); Trại Cài, Minh Lập, Sông Cầu, Văn Hán (huyện Đồng Hỷ); Khe Cốc, Tức Tranh (huyện Phú Lương), La Bằng (huyện Đại Từ),...

Trong các năm qua, các làng nghề chè Thái Nguyên đã chủ động trong việc đầu tư thâm canh tăng năng suất cây chè, đồng thời chú ý đầu tư máy móc, thiết bị chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm chè Thái Nguyên. Đặc biệt, các làng nghề chè Thái Nguyên đã tích cực xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cây chè của địa phương mình. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề tăng lên rõ rệt, góp phần nâng cao đời sống người dân. Hiện các làng nghề chè Thái Nguyên, làng nghề chè truyền thống giải quyết việc làm cho hơn 200.000 lao động trên địa bàn. Với mức thu nhập bình quân đạt khoảng 3,5 triệu đến 6 triệu đồng/người/tháng. Tuy còn thấp so với đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, nhưng đã giải quyết việc làm, tạo thu nhập và đặc biệt đã giữ chân một bộ phận lao động, tránh tình trạng ly hương, góp phần ổn định xã hội và giảm sức ép về chỗ ở, đi lại cho khu vực đô thị.

Xác định phát triển các làng nghề chè Thái Nguyên không chỉ giải quyết được việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Trong đó nổi bật nhất là các làng nghề được tham gia tập huấn ứng dụng mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến, chuyển đổi một số giống mới đưa vào sản xuất, kinh doanh, một số đã đưa giống mới vào trồng. Đặc biệt, làng nghề chè Thái Nguyên còn tham gia các hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm. Sản phẩm chè Thái Nguyên của làng được quảng bá, tuyên truyền dưới nhiều hình thức nên đã được nhiều người biết đến.Thái Nguyên khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào các làng nghề chè.Về với làng nghề chè Thái Nguyên gặp ngay chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm chè Thái Nguyên.

Theo số liệu của Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên (2019), hiện nay trên địa bàn tỉnh có tổng số 232 làng nghề ở 9 đơn vị huyện, thị xã, thành phố là Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Phú Lương, Đồng Hỷ, thị xã Phổ Yên, Định Hóa, Võ Nhai, thành phố Sông Công và huyện Phú Bình (Bảng 1.1). Trong đó, số làng nghề chè được phân bố tập trung ở huyện Đại Từ (43 làng nghề, chiếm tỷ lệ 18,5%), thành phố Thái Nguyên (41 làng nghề chè,

chiếm 17,8%), huyện Phú Lương (40 làng nghề chè, chiếm 17,2%). Huyện Đồng Hỷ có 36 làng nghề chè, chiếm tỷ lệ 15,5% tổng số làng nghề chè toàn tỉnh Thái Nguyên (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Số lượng làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên Huyện/thành phố/thị xã Số lượng làng nghề chè Đại Từ 43 TP. Thái Nguyên 41 Phú Lương 40 Đồng Hỷ 36 TX. Phổ Yên 29 Định Hóa 19 Võ Nhai 11 Sông Công 8 Phú Bình 5 Tổng số 232

Nguồn: Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên, 2019

Về thời gian được công nhận làng nghề, bắt đầu từ năm 2008 có làng nghề trồng và chế biến chè Thác Dài, thuộc xã Tức Tranh của huyện Phú Lương được công nhận làng nghề chè đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên. Một năm sau, năm 2009, có thêm 3 làng nghề chè nữa cũng ở huyện Phú Lương được công nhận là làng nghề chè của tỉnh. Năm 2010 có 17 làng nghề chè được công nhận, đến năm 2011 có 28 làng nghề chè, năm 2012 có 20 làng nghề chè, năm 2013 có 16 làng nghề chè, năm 2014 có 28 làng nghề chè, năm 2015 có 28 làng nghề chè, năm 2016 có 34 làng nghề chè, 2017 có 24 làng nghề chè, năm 2018 có 18 làng nghề chè và 2019 có 14 làng nghề chè được công nhận. Tính đến nay toàn tỉnh Thái Nguyên có tất cả 232 làng nghề chè được công nhận (Hình 1.1).

Hình 1.1. S làng ngh chè tnh Thái Nguyên

Nguồn: Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên, 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)