Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở theo luật đất đai năm 2013 tại huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 49 - 58)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới, trong nước có nhiều biến động, đồng thời do thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra. Song dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện Bình Sơn đã dần đi vào hướng phát triển ổn định.

Tổng giá trị sản xuất của huyện năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 18,4%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ. Đến năm 2010, tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện là: nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 34,9%, công nghiệp – xây dựng chiếm 27,4% và thương mại – dịch vụ chiếm 37,7%. Bình quân thu nhập đầu người năm 2010 đạt khoảng 17 triệu đồng.

43

Bảng 3.1. Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu GTSX theo khối ngành

huyện Bình Sơn giai đoạn 2008 – 2012

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số Tỷ.đg 1416 1719 2101 2409 2712

Nông lâm nghiệp Tỷ.đg 638 689 715 724 776 CN-Xây dựng Tỷ.đg 328 428 587 765 696

Dịch vụ Tỷ.đg 450 602 799 920 1.240

Cơ Cấu % 100 100 100 100 100

Nông lâm nghiệp % 45,06 40,08 34,03 28 25 CN-Xây dựng % 23,16 24,90 27,94 33 28

Dịch vụ % 31,78 35,02 38,03 39 47

(Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH, AN-QP hàng năm của huyện Bình Sơn)

Là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi và cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 20km với nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là chủ yếu. Vào những năm đầu của thập kỷ 90, nền kinh tế của Bình Sơn còn gặp nhiều khó khăn do sự thay đổi của cơ chế quản lý trong bối cảnh tiếp cận với nền kinh tế thị trường và một phần do thiên tai đã gây không ít khó khăn cho sản xuất, làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chung của huyện. Tuy nhiên những năm gần đây Bình Sơn đã có những bước chuyển mình, từng bước đưa nền kinh tế của huyện đi vào ổn định và phát triển.

Theo số liệu báo cáo kinh tế - xã hội huyện Bình Sơn năm 2012. Tổng giá trị sản xuất năm 2012 đạt 2.712 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994).

Trong đó: ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt 776 tỷ đồng, chiếm 25% tổng giá trị sản xuất, ngành Công nghiệp - xây dựng đạt 696 tỷ đồng chiếm 28% tổng giá trị sản xuất và ngành Thương mại, Dịch vụ - du lịch đạt 1.240 tỷ đồng chiếm 47% tổng giá trị sản xuất.

44

Nhìn chung, trong những năm gần đây nhờ có chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện, kinh tế huyện Bình Sơn đã có những bước chuyển biến tích cực mặc dù tốc độ tăng trưởng hàng năm chưa cao. Trong sản xuất nông nghiệp đã có chiều hướng phát triển tốt, coi trọng việc tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, sự chuyển dịch cơ cấu giữa cây trồng – vật nuôi cũng như sự thay đổi mùa vụ, biện pháp thâm canh,... ngày càng được chú trọng tạo, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho huyện. Công nghiệp–tiểu thủ công nghiệp được đầu tư và phát triển, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Diện tích đất canh tác manh mún, nhỏ lẻ, nhưng chưa thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa; khó khăn trong nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả.

3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành - Ngành nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp hiện có, phát triển sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ tập trung. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Chú trọng phát triển chăn nuôi, tăng nhanh về số lượng gắn với nâng cao chất lượng đàn gia súc.

Mở rộng hình thành và nâng cao chất lượng các vùng nguyên liệu tập trung như mía, mỳ, cao su và các loại cây trồng khác phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường.

Dự kiến đến năm 2020 giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư nghiệp đạt 1.306,5 tỷ đồng (theo giá cố định 1994). Đối với khu vực ngoài KKT, dự kiến nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 5,1% thời kỳ 2011-2015 và 7,4% thời kỳ 2016- 2020. Tổng giá trị sản xuất đạt 14,4% năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất 5%/năm.

- Ngành sản xuất công nghiệp

Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tạo tiền đề cơ bản để huyện phát triển theo hướng công nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành nghề có lợi thế so sánh của huyện, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Hình thành các làng nghề cơ sở chế biến.

45

Tích cực huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng Cụm công nghiệp – làng nghề Bình Nguyên, quy hoạch chi tiết và đầu tư cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp – làng nghề Bình Hiệp. Tích cực đưa các nghề mới phù hợp, tạo điều kiện để người dân học học nghề, tạo việc làm.

Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu: công nghiệp lọc dầu và hoá dầu – hóa chất; công nghiệp cơ khí, luyện kim, hình thành cụm công nghiệp thép (sản xuất phôi, thép và các sản phẩm từ thép); công nghiệp vật liệu xây dựng (ximăng, bê tông, gốm sứ vệ sinh,..); công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp dệt may…

Phát triển công nghiệp với nhịp độ tăng bình quân hàng năm tính theo giá trị sản xuất đạt 23-24% đến năm 2015. Tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 của ngành công nghiệp – xây dựng là 31.993,5 tỷ đồng.

- Ngành Thương mại - Dịch vụ

Tập trung phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch thúc đẩy kinh tế phát triển. Tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế của KKT Dung Quất để đẩy mạnh phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ của huyện. Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới chợ đầu mối, chợ nông thôn; hình thành trung tâm thương mại ở các đô thị trong tương lai các khu dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ, dọc các trục đường giao thông và các khu vực ven đô thị.

Phát triển dịch vụ cảng biển và hình thành khu bảo thuế; phát triến các tuyến du lịch giữa KKT với các khu vực khác; tạo nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, thăm quan di tích lịch sử, cách mạng. Xây dựng các khu vui chơi giải trí, điểm thăm quan du lịch, tăng cường cơ sở vật chất của ngành du lịch.

Phát triển thương mại dịch vụ ở trung tâm huyện lỵ và trung tâm cụm xã; phát triển thương mại - dịch vụ các xã đồng bằng gắn với phát triển thương mại - dịch vụ các xã đồng bằng với các xã miền núi. Đầu tư nâng cấp chợ huyện lỵ, chợ trung tâm xã, chợ đầu mối ngành hàng và các chợ trung tâm xã.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đến năm 2015 là 19-20%/năm, chiếm 42- 43% trong cơ cấu nền kinh tế. Tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 theo giá cố định là 5.700,00 tỷ đồng.

46

cùng với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như: chiến tích Vạn Tường, địa đạo Đám Toái,…đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch của Bình Sơn, tuy nhiên chưa được khai thác mạnh, bước đầu mới đáp ứng được nhu cầu của người dân trong huyện. Trong thời gian tới, để khai thác được tối đa tiềm năng phát triển du lịch của huyện, huyện cần đầu tư về hạ tầng du lịch.

3.1.3.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số

Theo số liệu tổng điều tra dân số. Năm 2011 dân số của huyện là 175.575 người (trong đó nữ giới 89.757 người và nam giới 85.818 người), và năm 2012 dân số toàn huyện là 176.318 người. Tốc độ phát triển dân số là 0,99% (trong đó nữ giới là 90.112 người và nam giới là 86.206 người).

Dân cư phân bố theo lãnh thổ không đồng đều, mật độ dân số bình quân toàn huyện là 377 người/km2 nhưng có sự chênh lệch lớn giữa các xã thuộc phạm vi KKT Dung Quất có mật độ dân số trung bình là 646 người/km2 và các xã ngoài KKT Dung Quất có mật độ dân số trung bình khoảng 350 người/km2, trong đó khu vực miền núi chỉ có 82 người/km2. Dân cư tập trung với mật độ cao tại thị trấn Châu Ổ với khoảng 3.228 người/km2 và xã Bình Hải khoảng 934 người/km2; xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Bình An khoảng 65 người/km2.

Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình là một trong những chương trình kinh tế - xã hội quan trọng của toàn huyện, được triển khai tích cực và có nhiều chuyển biến.

b. Lao động - việc làm

Số lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 49% dân số. Tổng số lao động trong huyện là 80.594 người. Trong đó số lao động nông nghiệp là 56.448 người, chiếm 70,04% tổng số lao động trong độ tuổi, đây là một thế mạnh và điều kiện tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, thương mại dịch vụ 10.356 người chiếm 12,85% tổng số lao động, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 13.790 người, chiếm 17,11% tổng số lao động trong huyện.

Trong những năm qua bằng nhiều hình thức, huyện đã thực hiện chương trình Quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án, đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ để

47

hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tỷ lệ hộ đói nghèo. Nhìn chung, huyện Bình Sơn có nguồn nhân lực lao động dồi dào, đáp ứng cho quá trình phát triển nhưng lại bộc lộ điểm chưa mạnh trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là số lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ còn khá khiêm tốn, chủ yếu thế mạnh vẫn là nông-lâm nghiệp-thuỷ sản. Ngoài ra, lực lượng lao động chưa có việc làm còn khá đông, đây vừa là tiềm năng về sức lao động vừa là vấn đề xã hội khi giải quyết được bài toán về giải quyết việc làm.

Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.

Có thể nói, nguồn lao động của huyện khá dồi dào, người dân có tính cần cù chịu khó, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, chưa được đào tạo nghề, làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên chưa có thu nhập cao.

Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Bình Sơn giai đoạn 2008-2012

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 1. Dân số trung bình người 184.656 174.964 175.203 175.575 176.318 - Phân theo khu vực:

Thành thị người 9.265 6.867 7.155 8.258 8.277 Nông thôn người 175.391 151.957 155.279 167.317 168.041 2. Tổng số lao động người 100.307 77.824 79.593 106.518 106.970 Lao động nông nghiệp người 75.987 55.831 57.100 45.376 45.215 Lao động dịch vụ người 11.375 9.845 10.068 12.987 11.398 Lao động công nghiệp người 12.945 12.148 12.424 48.155 50.357

48

c. Thu nhập và mức sống

Tình hình đời sống, thu nhập, nhà ở và việc làm của đa số nhân dân trong vùng thay đổi đáng kể, từng bước ổn định và phát triển. Một bộ phận dân cư sản xuất thuần nông đã thích ứng chuyển đổi ngành nghề sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có thu nhập ổn định. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 28,83% trong năm 2006, xuống còn 15%, năm 2010 (theo chuẩn cũ). Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 17 triệu đồng.

3.1.3.3. Thực trạng phát triển giáo dục, y tế a. Cơ sở giáo dục đào tạo

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện đã có những chuyển biến đáng khích lệ, công tác giáo dục phổ thông được củng cố và phát triển toàn diện ở các cấp học. Hầu hết các xã trong huyện đều có trường mẫu giáo, trường tiểu học và trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục từng bước được củng cố và nâng cao. Nhu cầu về chiến lược con người là rất cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quy mô, chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục hàng năm cơ bản được giữ vững và nâng cao dần ở các cấp học. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giáo viên được quan tâm chỉ đạo và thực hiện đạt kết quả tốt. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường từng bước được tăng cường, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh.

b. Cơ sở y tế

Công tác y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia được đẩy mạnh. Hệ thống cơ sở y tế được nâng cấp, công tác khám chữa bệnh từng bước được tăng cường trang thiết bị, nâng cấp nhà cửa, bổ sung cán bộ y tế có trình độ nên hoạt động ngày càng nâng cao chất lượng.

Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em được chỉ đạo chặt chẽ và được triển khai có hiệu quả, nhất là đối với trẻ em và các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên chất lượng khám và chữa bệnh ở một số cơ sở y tế chưa cao, tinh thần, thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế còn có mặt hạn chế, chậm được khắc phục; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện y tế tuy được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Nguồn nhân lực bác sĩ còn thiếu trong khi việc đào tạo đội ngũ bác sĩ cho tuyến

49

huyện và tuyến xã còn chậm; tỷ lệ bác sĩ trên đầu người còn thấp, tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ mới đạt 68%; quản lý nhà nước về hành nghề y tế tư nhân còn nhiều hạn chế.

3.1.3.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

- Thực trạng phát triển đô thị

Theo tiêu chuẩn phân loại đô thị ở nước ta hiện nay thì trên địa bàn huyện Bình Sơn đất đô thị chỉ có thị trấn Châu Ổ. Số liệu kiểm kê năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 256,42 ha, chiếm 0,55% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.

Thị trấn Châu Ổ là trung tâm kinh tế - văn hoá và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở khối cơ quan của huyện. Với diện tích 46,96 ha đất xây dựng các công trình công cộng, ngoài các cơ sở hạ tầng xã hội thuộc sự quản lý của thị trấn nơi đây còn tập trung phần lớn trụ sở các cơ quan ban ngành của huyện như trung tâm hành chính huyện, công an, bưu điện, ngân hàng, bệnh viện...

- Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Theo số liệu thống kê đất đai của huyện, đất khu dân cư nông thôn năm 2010 của huyện có 4.870,68 ha, chiếm 10,41% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Được phân bố ở 24 xã trong huyện. Trong đất khu dân cư nông thôn gồm: đất ở là 1.566,61 ha (chiếm 32,16%), đất cây hàng năm 1.017,57 ha (chiếm 41,61% đất sản xuất nông nghiệp), đất trồng cây lâu năm 1.428,19 ha (chiếm 58,39%), đất nuôi trồng thuỷ sản 3,01 ha.

Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện được phát triển theo những hình thái khác nhau, tuỳ thuộc vào điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở theo luật đất đai năm 2013 tại huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)