Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Huyện ALưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 46)

3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Huyện ALưới tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.2.1. Khu vực kinh tế nông – lâm –thủy – sản

* Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 5.600,2ha/6.285 ha, đạt 89,1%

so với kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 16.880,7 tấn/18.500,0 tấn, đạt 91,4% so với kế hoạch. Vụ hè thu thời tiết nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Năng suất lúa nước vụ Hè Thu đạt 45 tạ/ha. Tổng diện tích lúa nước bị hạn 268,5 ha, trong đó hạn nặng gây thiệt hại trên 70% diện tích chiếm 182,7 ha.

Diện tích trồng sắn: 1.434 ha đang trong giai đoạn phát triển thân lá. Diện tích cao su 1.235,1ha, trong đó diện tích khai thác (cạo mủ) 603ha. Diện tích chuối: 203 ha, trong đó, trồng mới 3 ha chuối nuôi cây mô; Hỗ trợ chăm sóc 7 ha Sim tại Hồng Thượng; Chỉ đạo trồng mới 40 vườn theo định hướng vườn mẫu; Chỉ đạo thực hiện 85 ha lúa ra dư và 18 ha nếp than.

* Chăn nuôi – Thú y: Tổng đàn gia súc 42.750 con đạt 92,9% so với kế hoạch.

Tổng đàn gia cầm 345.780 con, đạt 98,8% so với kế hoạch. Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ để phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, dịch Lở mồm long móng tại địa bàn các xã1. Thành lập 03 chốt chặn để kiểm dịch động vật tại khu vực Hồng Vân, Hương Nguyên và ngã ba Bốt Đỏ.

* Thủy sản - Thủy lợi: Diện tích ao hồ: 242,8ha, đạt 100%; đã thu hoạch 205,0 ha, sản lượng đạt 701,5 tấn, (trong đó, khai thác từ lòng hồ thủy điện 25,0 tấn). Các hộ dân nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện, cá sinh trưởng bình thường. Đang tiến hành mô hình và theo dõi quá trình sinh trưởng cá Tầm tại Hồng Kim với quy mô thả 500 con thử nghiệm.

Triển khai phương án phòng, chống hạn phục vụ sản xuất năm 2019. Tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 và triển khai phương án năm 2019 và phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

* Lâm nghiệp: Diện tích rừng kinh tế đã khai thác 1.853 ha và trồng lại 1.776 ha.

Tiếp tục lập hồ sơ hỗ trợ bảo vệ rừng và khoán bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ- CP của Chính phủ. Phối hợp với Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh tiến hành chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình năm 2018.

* Chương trình phát triển sản xuất theo “chuỗi giá trị”, OCOP: Các hạng mục

được triển khai thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị gồm 07 hạng mục/18 xã: Tổng kinh phí: 2.630 triệu đồng, trong đó: Ngân sách TW: 1.340 triệu đồng, ngân sách địa phương, HTX và các nguồn huy động hợp pháp khác: 1.290 triệu đồng. Ủy ban nhân dân huyện giao Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp làm chủ đầu tư thực hiện (Triển khai lựa chọn và đăng ký sản phẩm: có 04 sản phẩm đã đăng ký: Gạo Ra Dư - xã Hồng Thủy, Sản phẩm dệt Dèng: A Đớt, A Roàng, Hồng Thượng, xã Nhâm, Sản phẩm thịt Bò: 20 xã, Du lịch sinh thái: Hồng Hạ, Hồng Kim: kinh phí đề xuất hỗ trợ thực hiện 505 triệu đồng/năm 2019).

Các chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP: Gạo Ra Dư (xã Hồng Thủy), Chủ thể: HTX Thương Mại và Dịch vụ A Sao; Sản phẩm dệt Dèng (A Đớt, A Roàng, Hồng Thượng, xã Nhâm), Chủ thể: HTX Dệt may thổ cẩm xã Nhâm, HTX dệt thổ cẩm A Co, HTX thổ cẩm A Đớt. Sản phẩm thịt Bò (20 xã), Chủ thể: HTX Sản xuất, kinh doanh Nông sản An Toàn. Du lịch sinh thái (Hồng Hạ, Hồng Kim), chủ thể: Tổ hợp tác Du lịch Hồng Hạ, Ban Quản lý Du lịch Hồng Kim (UBND huyện A Lưới, 2019)

3.1.2.2 Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện duy trì tốc độ tăng trưởng cao, chủ yếu là hoạt động của sản xuất điện, cấp nước. Tổng giá trị ước thực hiện ước đạt 318 tỷ đồng. Trong đó, riêng ngành sản xuất, phân phối điện đạt giá trị 248 tỷ đồng, tăng mạnh so với giá trị cùng kỳ năm 2018 là 102 tỷ đồng, tăng 69,89%.

Vải Dèng huyện A Lưới đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể; Tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng, hàng lưu niệm trên chất liệu vải Dèng

truyền thống huyện A Lưới. Hoàn thành bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2019 (UBND huyện A Lưới, 2019).

3.1.2.3. Thương mại - Dịch vụ:

Dịch vụ, thương mại ở huyện A Lưới đang phát triển rất khả quan, đây là khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng thấp nhất trong GDP. Tuy nhiên, hiện nay khu vực thương mại đang phát triển rất tốt, nhất là dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, vận tải, xăng dầu… tăng nhanh về số lượng và chất lượng dịch vụ.

Hệ thống thống dịch vụ phân phối hàng hóa đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức, phục tốt nhu cầu cho người dân và du khách trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra hàng hóa, bình ổn giá cả thị trường, trong đó giá cả các mặt hàng cơ bản ổn định, đa số các hộ kinh doanh đã chấp hành quy định của pháp luật. Trong 9 tháng đầu năm 2019, đã tổ chức 03 đợt phiên chợ vùng cao A Lưới, với tổng quy mô 60 gian hàng để trưng bày, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông đặc sản trên địa bàn huyện, tổng doanh thu khoảng 300 triệu đồng. Tham gia hội chợ sản phẩm công nghiệp nông thôn và làng nghề Huế với các mặt hàng như đồ dệt thổ cẩm, nông sản (UBND huyện A Lưới, 2019).

3.1.2.4. Giáo dục và Đào tạo:

Mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo được sắp xếp cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Chất lượng giáo dục ngày một được nâng cao. Chất lượng học sinh khá, giỏi tiếp tục được khẳng định.

Kết quả năm học 2018-2019 có: Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng gần 2%, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm 0,5% so với năm học trước; Có 48 học sinh đạt thành tích xuất sắc tại các hội thi, giao lưu cấp tỉnh,100% cháu 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non; Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,9%, Tốt nghiệp THCS đạt 99,4%, Tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 60,8%. Toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn đạt: chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; có 21/21 xã, thị trấn hoàn thành công tác phổ cập giáo dục xóa mù chữ, trong đó có 01 xã đạt mức độ 1, 20 xã, thị trấn đạt mức 2. Có 25 trường học đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng mới 36 phòng học với tổng kinh phí 25,5 tỷ đồng, sửa chữa 7 trường với tổng kinh phí gần 4 tỷ đồng. Đã đầu tư hơn trên 6,5 tỉ đồng mua sắm trang thiết bị dạy học.

Năm học 2019-2020: Đã chỉ đạo các trường học tổ chức tốt Lễ Khai giảng năm học mới và Ngày hội Toàn dân đưa trẻ đến trường. Tỷ lệ huy động ra lớp được giữ vững và đạt tỷ lệ cao cụ thể: Nhà trẻ đạt 41,1%; Mẫu giáo 98,2% (riêng trẻ 5 tuổi 100%); tiểu học đạt tỷ lệ 99,5%; THCS đạt tỷ lệ 93,2%, THPT đạt 77,6%. Tích cực chuẩn bị các điều kiện

nhằm thực hiện đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông (UBND huyện A Lưới, 2019).

3.1.2.5. Văn hoá và Thông tin:

Các hoạt động thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi, tạo sức lan tỏa lớn trong quần chúng nhân dân như các giải bóng đá, bóng chuyền và bắn nỏ; Hoạt động nghệ thuật có chiều sâu, đúng trọng tâm, ý nghĩa. Đã phối hợp tổ chức thành công Ngày hội giao lưu Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên năm 2019. Tham gia “Ngày hội Sắc Xuân mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam. Phối hợp tổ chức Liên hoan tuyên truyền lưu động kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và Truyền thống Bộ đội Trường Sơn. Tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm đồng bào các dân tộc A Lưới mang Họ Bác Hồ, 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019).

Tổ chức tuyên truyền, kiểm tra nhắc nhở các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo trên địa bàn huyện chấp hành đúng quy định của pháp luật. Phối hợp với các đơn vị tổ chức quay clip giới thiệu du lịch A Lưới trong chùm phim giới thiệu về du lịch Thừa Thiên Huế (UBND huyện A Lưới, 2019).

3.1.2.6 Du lịch

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá được thực hiện có thường xuyên và có hiệu quả, qua đó, hình ảnh văn hóa, du lịch huyện A Lưới được nâng lên, các lễ hội truyền thống, ẩm thực, địa điểm du lịch được nhiều người biết đến.

Các hoạt động du lịch khởi sắc, sôi nổi, thu hút được sự quan tâm của du khách, đã từng bước nâng tầm vị thế du lịch của huyện. Khai trương loại hình du lịch Farmstay Hồng Hạ. Các điểm du lịch sinh thái Parle, A Nôr, làng du lịch A Ka, A Chi ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch. Trong 9 tháng đã đón 34 tour đến tham quan du lịch di tích lịch sử, sinh thái. Số lượng khách tham quan tự do thống kê đạt khoảng 52 nghìn khách. Doanh thu từ du lịch ước trên 8,2 tỷ đồng.

Phối hợp với Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch, các công ty lữ hành xây dựng các điểm lắp đặt bản đồ City Map tại các điểm du lịch; xây dựng các điểm đến du lịch nhân dịp tổ chức các sự kiện của huyện. Đang xây dựng phương án mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại Hồng Kim.

Hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận Lễ hội A Da Koonh truyền thống của người Pa Cô là di sản văn hóa phi vật thể. Tổ chức Lễ đón nhận Địa đạo An Hô được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Tích cực tham gia các hoạt động nhằm giới thiệu sản phẩm Dèng A Lưới, trưng bày các không gian văn hóa ẩm thực, thổ cẩm các dân tộc thiểu số. Duy trì các lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc. Truyền dạy chế

tác, chỉnh sửa, sử dụng nhạc cụ truyền thống và đan lát thủ công truyền thống (UBND huyện A Lưới, 2019).

3.1.2.7. Y tế và chăm sóc sức khỏe:

Toàn huyện có 22 cơ sở y tế, trong dó 1 trung tâm Y tế huyện và 21 trạm y tế xã, thị trấn. Số giường bệnh là 105 giường, số bác sĩ 51 người, 100% số trạm y tế có bác sỹ, 100% các trạm y tế đạt tiên tiến về y học cổ truyền. Mạng lưới y tế cơ sở cơ bản được hoàn chỉnh, có 17/21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên; đội ngũ y bác sỹ được chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn; 100% Trạm y tế triển khai khám BHYT. Thực hiện tốt đề án phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 17% so với năm 2010 là 0,6%. Cơ sở vật chất trạm y tế được quan tâm đầu tư (UBND huyện A Lưới, 2019).

3.1.2.8. Dân số, Lao động, việc làm và thu nhập: a. Dân số

Theo số liệu thống kê cuối năm 2018, huyện A Lưới có 51.398, người. trong đó thành thị 8.080 người, nông thôn 43.318 người. Mật độ dân số trung bình 45,67 người/km2. Là huyện có dân cư thưa thớt nhất tỉnh. Dân cư phân bố không đồng đều, tạị khu vực đô thị nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, mật độ dân số thường cao: thị trấn có mật độ dân cư cao nhất 552 người/km2, thấp nhất là Hương Nguyên 4,1 người/km2 và Hương Phong 2,4 người/km2.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện là 1,51% đang ở mức cao so với trung bình chung của tỉnh (1,18%). Do A Lưới có tới 57% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức còn thấp nên tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao so với các huyện khác trong tỉnh.

b. Lao động và việc làm

Bằng các giải pháp đồng bộ, huyện đã huy động nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế, kết hợp với các chương trình dự án để tạo việc làm cho người lao động. Trong giai đoạn năm 2015-2019 đã đưa18 lao động đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài, trong đó: Nhật bản 5 lao động, Ả Rập- Xê út 05 người; Đài Loan 05 người, thị trường khác 3 người. Ngoài ra hiện có hơn 40 lao động tự do tại Lào. Huyện đã đào tạo nghề cho hơn 2.615 người; giải quyết việc làm bình quân 637 người/năm, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người dân. lao động đã qua đào tạo 7.500 người, chiếm tỷ lệ 31%,. Tăng 4% so với năm 2015.

Nhìn chung huyện có nguồn lao động dồi dào, nhưng lao động đã qua lao động còn khiêm tốn. Lực lượng lao động được đào tạo chủ yếu ở ngành nông nghiệp, đối với ngành dịch vụ hầu như không qua đào tạo.

c. Thu nhập và mức sống

Toàn huyện có hộ nghèo 2.892, chiếm tỷ lệ 21,51%; có hộ cận nghèo 1.802, chiếm tỷ lệ 13,4%. Trong tổng số hộ nghèo toàn huyện, số hộ dân tộc có 2.806 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 97, 03% . Đây là số hộ không chỉ có mức thu nhập thấp mà còn thiếu hụt nhiều chỉ số về tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, như: Giáo dục, nhà ở, y tế, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh,… số xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% với 13 xã, trong đó có 4 xã tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40% (Hồng Trung, Hồng Vân, Hồng Thái, Đông Sơn). Thu nhập bình quân đầu người khoảng 17,6 triệu đồng/năm, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Mức sống của người dân A Lưới đã tăng đáng kể nhưng vãn còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh (UBND huyện A Lưới, 2019).

3.1.2.9. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Huyện A Lưới gồm 20 xã và 01 thị trấn, có đô thị duy nhất là thị trấn A Lưới thuộc đô thị lại V. Dân cư sống ở đây đa số là người kinh, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Thị trấn A Lưới là trung tâm, kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện. Trong những năm qua huyện đã đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng tạo nên bộ mặt của đô thị ngày càng khởi sắc. Kinh tế xã hội phát triển mạnh về mọi mặt sẽ kéo theo quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, việc phát triển cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa theo kịp tốc độ phát triển sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển đô thị.

Do đặc thù của địa hình có hơn 80% diện tích là đồi núi cao, dân cư chỉ sống tập trung ở những thung lũng nhỏ vì vậy diện tích khu đất dân cư nhỏ nên mật độ dân cư theo ranh giới khu dân cư nông thôn cao. Nhìn chung sự phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng nông thôn. Dân cư tập trung ở các vùng có điều kiện thuận lợi về giao thông và sinh hoạt (dọc đường Hồ Chí Minh).

3.1.3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến khai thác quỹ đất tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Về điều kiện tự nhiên: ALưới là vùng núi cao mang trong mình nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ nhưng kỳ vỹ. Thác A Nô là một thắng cảnh nổi tiếng nằm trên địa phận xã Hồng Kim. Cách trung tâm huyện 30 km là những cánh rừng nguyên sinh và suối nước nóng rất cuốn hút và độc đáo thuộc địa phận xã A Roàng. Đây là khu rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn, với diện tích khoảng 3.000 ha kéo dài từ A Lưới đến tận Quảng Nam với nhiều thác cao, vực sâu, rất hấp dẫn đối với loại hình du lịch sinh thái và dành

cho những người yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm. A Lưới còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch khác như động Tiến Công, núi Ta Lơng Ai, sông Tà Rình v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)