3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn
3.5. xuất định hướng và giải pháp cho công tác khai thác quỹ đất tại Huyện ALưới
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác khai thác quỹ đất phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện A Lưới, đề tài đề xuất một số nhóm giải pháp sau đây:
a. Giải pháp về chính sách, pháp luật đất đai
Chính sách, pháp luật về đất đai có vai trò quan trọng trong góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Thông qua việc phân bổ, sử dụng nguồn tài nguyên đất đã tạo được nhiều việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, chuyển quỹ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Nhà nước thu hồi đất đã góp phần ổn định đời sống hộ gia đình, thông qua chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi ngành nghề, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tế người bị thu hồi đất vẫn khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm; chính sách bồi thường về đất tại huyện A Lưới mới chỉ phù hợp với những hộ phải di chuyển, đủ điều kiện tái định cư, còn đối với những hộ phải di chuyển mà vẫn chưa có sự đồng thuận về giá đất bồi thường; khu tái định cư chưa đồng bộ. Để giải quyết vần đề này, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc bố trí tái định cư mà cần quan tâm đến vấn đề tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi có nguồn thu nhập mới. Do vậy, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp như hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuyển dụng lao động… để phục hồi, tái tạo thu nhập cho những hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
- Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần có những quy định cụ thể về “nơi tái định cư phải có điều kiện phát triển tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” thành một chủ trương thống nhất “người bị thu hồi đất phải có thu nhập và điều kiện sống tốt hơn hoặc ít nhất là bằng tình tình trạng trước khi bị thu hồi đất”. Để đảm nguyên tắc này, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ đối với giá trị đất đai thể hiện như là một tài sản; nhà đầu tư có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ đối với mất thu nhập, mất sinh kế và các thiệt hại khác cho người bị thu hồi đất cho tới khi tìm được sinh kế mới ổn định. Ngoài ra, đất đai còn là một tài nguyên quốc gia sở hữu toàn dân, khi nhà đầu tư lựa chọn đất đai – loại tài nguyên có giá trị cao làm địa điểm đầu tư thì phải có trách nhiệm bồi thường cho Nhà nước giá trị tài nguyên đất nông nghiệp và rừng đã mất đi. Hướng tiếp cận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như vậy sẽ làm rõ phần trách nhiệm của từng bên.
trợ và tái định cư. Thực hiện giải pháp này nhằm làm cho chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn phù hợp với thực tế, kịp thời giải quyết được những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện A Lưới nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
b. Giải pháp về vốn khai thác quỹ đất
- Theo kết quả đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến công tác khai thác quỹ đất trên địa bàn huyện A Lưới thì nhóm yếu tố tài chính có ảnh hưởng lớn nhất. Cụ thể, trong nhóm yếu tố tài chính thì yếu tố vốn cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ảnh hưởng lớn nhất hơn cả yếu tố giá đất vì theo điều tra, giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ đã được xác định phù hợp với giá thị trường, được đại đa số người bị thu hồi đất chấp nhận. Nhưng vấn đế vốn cho bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất theo kế hoạch chưa được bố trí kịp thời. Trong giai đoạn nghiên cứu 2015 – 2019, tại huyện A Lưới các dự án đầu tư có sử dụng đất nhưng không có dự án nào được giao đất ngay sau khi có quyết định đầu tư mà phải tiến hành thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng cho từng dự án và có trường hợp kinh phí cũng không đủ, không kịp thời do chủ yếu là vốn ngân sách làm chậm tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài thời gian thực hiện dự án và tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Do vậy, để khai thác quỹ đất sạch theo quy hoạch đến năm 2025 khi huyện A Lưới phát triển mạng lưới đô thị trên địa bàn toàn huyện, mở rộng không gian đô thị cần huy động và bố trí vốn, cần lập kế hoạch nhu cầu vốn hàng năm và huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách của huyện, của tỉnh thông qua hình thức xã hội hóa khai thác quỹ đất phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, xã hội hóa cơ sở hạ tầng là một xu hướng phổ biến trên thế giới. Đối với Việt Nam, xu hướng xã hội hóa cơ sở hạ tầng gần đây bắt đầu manh nha với việc Bộ Giao thông – Vận tải đưa ra “bán” dưới hình thức chuyển nhượng quyền khai thác hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp cùng quyền khai thác dự án theo hướng toàn bộ hoặc một phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, mục đích là bán hạ tầng để tiếp tục có vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng mới. Đặc biệt, kiến nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành chính sách đặc thù thu hút nguồn vốn khai thác quỹ đất và khai thác công trình hạ tầng trên địa bàn huyện A Lưới.
- Tạo cơ chế, chính sách cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong mô hình phát triển kinh tế - xã hội 2016 – 2020, đầu tư cơ sở hạ tầng được xem như một trọng tâm phát triển. Đầu tư cơ sở hạ tầng được tiếp cận cả phía cung và phía cầu. Từ phía cung, đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ cung cấp cho nền kinh tế một hệ thống cơ sở hiện đại. Hiện nay, tại Việt Nam nguồn vốn tư nhân đang tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng là rất khiêm tốn (chiếm khoảng 15%). Tuy nhiên, địa bàn huyện A Lưới chưa có loại hình phát triển này, do vậy trong thời gian tới để huyện A Lưới sớm dược hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thì cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để các thành phần kinh tế đầu tư nguồn vốn vào phát triển cơ sở hạ tầng.
- Thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất trong giao đất, cho thuê đất đối với các vùng có lợi thế để tăng nguồn thu ngân sách. Hiện nay, công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện A Lưới đã được đẩy mạnh và phát huy tác dụng. Đồng thời, thực hiện chính sách phân bổ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng xem xét, điều chỉnh tỷ lệ phân chia nguồn thu từ đất cho các cấp ngân sách theo hướng đảm bảo ưu tiên nguồn vốn cho công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm tăng giá trị đất, tạo lập thị trường bất động sản phát triển.
- Bổ sung hoàn thiện cơ chế tài chính, huy động vốn đối với Tổ chức phát triển quỹ đất; tăng cường năng lực Tổ chức phát triển quỹ đất; xây dựng cơ chế trích từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để tăng cường vốn cho phát triển quỹ đất.
c. Nhóm giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch
- Thực hiện thường xuyên việc rà soát các quy hoạch hiện có đẻ đánh giá mức độ phù hợp; lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, để làm cơ sở cho công tác khai thác quỹ đất phát triển kinh tế - xã hội được thuận lợi.
- Tập trung cho công tác quy hoạch mới ở các vùng đất có tiềm năng và lơi thế nhưng chưa có kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông để phát triển các vùng đất này.
Cắm mốc, công bố công khai rộng rãi các quy hoạch đã được duyệt, hạn chế và quản lý chặt chẽ mặt bằng quy hoạch, tình trạng người dân xây dựng nhà ở kiên cố, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với quy mô lớn tại các khu vực đã phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất.
d. Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Theo quy định của pháp luật Đất đai hiện hành (Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành) thì chức năng thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế chưa thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất một cấp do vậy trên địa bàn huyện A Lưới việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cả Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm phát triển quỹ đất huyện thực hiện nên có sự chồng chéo vướng mắc. Do vậy, để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, tăng tính chuyên môn hóa, tập trung cơ sở vật chất và nhân lực cần có sự phân định rõ ràng, cụ thể để có kế hoạch tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã được giao quản lý để đấu giá; thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; đất đã thu hồi và thuộc trách nhiệm
quản lý của Tổ chức phát triển quỹ đất theo quy định của Luật Đất đai và cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất và quỹ đất cho các tổ chức, các nhân theo yêu cầu.
e. Giải pháp tổ chức thực hiện
- Xây dựng phương án giải phóng mặt bằng, khai thác quỹ đất phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị chi tiết, phù hợp và có lợi cho người bị thu hồi đất, song vẫn phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm ngân sách Nhà nước.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng đến người dân, cộng đồng, giúp người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách của Nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Từ đó, giúp họ có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng, bàn giao đất thực hiện dự án. Thực tế cho thấy, nơi nào việc tuyên truyền càng cụ thể và sâu rộng thì nơi đó công tác giải phóng mặt bằng, khai thác quỹ đất càng thuận lợi, đảm bảo tiến độ, ít khiếu nại và khiếu kiện.
- Khi xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành liên quan; tổ chức công tác bồi thường, giải phóng mặt băng đúng trình tự quy định của pháp luật hiện hành trên tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về vấn đề giải phóng mặt bằng, lắng nghe những thắc mắc của họ để từ đó có những giải pháp khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất những khiếu kiện của người có đất bị thu hồi.
- Phân cấp chịu trách nhiệm hoặc chủ trì phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện lập thủ tục thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khai thác quỹ đất sạch đối với từng khu đất.
g. Giải pháp quản lý, cập nhật hồ sơ địa chính
Theo kết quả nghiên cứu tại huyện A Lưới trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các dự án thì việc xác định nguồn gốc sử dụng đất để xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gặp nhiều khó khăn vướng mắc do hồ sơ địa chính không đầy đủ, không được cập nhật thường xuyên; kiểm tra, xử lý một số trường hợp lấn, chiếm đất chưa kịp thời nên nhiều người lấn, chiếm đòi bồi thường, hỗ trợ không đúng quy định của pháp luật. Do vậy, cần lập hồ sơ địa chính hoàn chỉnh, đồng bộ, cập nhật theo từng chủ sử dụng đất, loại đất, diện tích đất, thời hạn sử dụng đất, xác định ranh giới rõ ràng trên giấy và tại thực địa. Tập trung hoàn thành dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, cũng cần vận động, tuyên truyền người sử dụng đất phải thực hiện đăng ký biến động khi thực hiện chuyển nhượng, chuyển đổi, cho tặng, nhận thừa kế…và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng đủ điều kiện. Đồng thời, cần kiểm tra, ngăn chặn kịp thời và xử phạt vi phạm
hành chính các trường hợp lấn, chiếm đất, buộc các đối tượng lấn chiếm đất, buộc các đối tượng lấn chiếm đất phải trả lại đất và khôi phục lại hiện trạng ban đầu tạo điều kiện thuận lợi cho xác định nguồn gốc đất khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất khai thác quỹ đất theo kế hoạch sử dụng đất hay khi thực hiện các dự án cụ thể.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ