3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn
3.3.5. Khả năng khai thác quỹ đất của huyện ALưới đến năm 2025
- Khai thác quỹ đất thông qua hình thức chuyển mục đích sử dụng đất: Để có đủ đất cho phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, cần chuyển đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng thành đất phi nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị huyện A Lưới. Ngoài ra cũng cần chuyển một phần diện tích đất ở, đất phi nông nghiệp cho mục đích xây dựng hệ thống hạ tầng và cải tạo một số khu vực trong huyện A Lưới.
- Khai thác quỹ đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Để khai thác quỹ đất có thể chủ động nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức thông qua hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật theo hình thức xã hội hóa hay hình thức hợp tác công tư. Bên cạnh đó, cũng có thể khuyến khích các đối tượng sử dụng đất đất tặng cho quyền sử dụng đất (hiến đất) để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộ phục vụ lợi ích cộng đồng.
- Khai thác quỹ đất thông qua hình thức huy động các nguồn vốn cho khai thác quỹ đất: Các nguồn vốn để khai thác quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 tại huyện A Lưới có thể nghiên cứu huy động từ các nguồn sau:
+ Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước nên sử dụng tập trung đầu tư cho các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật khung, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển chung của huyện hoặc các công trình phúc lợi công cộng thiết yếu;
+ Chuyển đổi công năng của các công trình không nhằm mục đích kinh doanh và có lợi thế kinh doanh cho các công trình nhằm mục đích kinh doanh như siêu thị, khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng… để tăng thu cho ngân sách phục vụ phát triển quỹ đất thông qua hình thức đấu giá tài sản;
+ Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn tài trợ từ nước ngoài để đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật quuan trọng, mang tính chiến lược trong phát triển hạ tầng của huyện mà kinh phí của địa phương không đủ;
+ Huy động nguồn vốn từ các doanh ngiệp để đầu tư phát triển các khu chức năng đô thị và hệ thống hạ tàng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên nguyên tắc thị trường. Cụ thể, khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn để giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, chuyển giao cho huyện, đổi lại được nhận một phần diện tích đất để sử dụng hoặc để chuyển nhượng nhằm mục đích thu hồi khoản vốn đã bỏ ra theo hình thưc “đổi đất lấy công trình”;
+ Huy động nguồn vốn từ trong dân cư để đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư. Khuyến khích hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm và “điều chỉnh đất đai” trong nội bộ khu dân cư theo hình thức đổi đất lấy công trình và thực hiện tối đa
việc vốn hóa đất đai theo cơ chế thị trường và các nguồn vốn khác.
- Khai thác quỹ đất theo hình thức xã hội hóa: Hiện nay, trên địa bàn huyện A Lưới, hình thức này đã được thực hiện đối với một số công trình đường giao thông nông thôn. Hình thức này khá hiệu quả tháo gỡ được khó khăn khi thiếu nguồn vốn.
3.4. Đánh giá mặt đạt được, tồn tại của công tác khai thác quỹ đất trên địa bàn huyện A Lưới