3. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
A Lưới là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, địa giới huyện A Lưới được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 160 00'57'' đến 16027’ 30'' vĩ độ Bắc và từ 1070 0' 3’ đến 1070 30' 30'' kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp huyện Hương Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy; - Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kông nước CHDCND Lào.
- Phía Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;
- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị).
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện A Lưới
Huyện A Lưới có 21 đơn vị hành chính, trong đó 20 xã và 01 thị trấn; nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam đất nước; cách không xa quốc lộ 9- trục đường xuyên Á, có thể thông thương thuận lợi với các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo-Quảng Trị; đồng thời, Quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông-Tây quan trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Có 85 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2 khẩu quốc tế A Đớt-Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân-Kutai (tỉnh SaLavan) liên thông với CHDCND Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là lợi thế để huyện mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực.
b. Địa hình
A Lưới thuộc kiểu địa hình uốn nếp nâng trung bình, có quá trình bào mòn, xâm thực và phân cắt mạnh. Độ cao trung bình của huyện A Lưới là 500-1.000m, trong đó có một số đỉnh cao vượt trên 1400m như động Ngại (1.774m), động A So 91.528m), động A Nô 1.485m). Do kết quả vận động kiến tạo mà hình thành nên ở đây một thung lũng sụt lún A So - A Lưới, chiều dài 25-30 km, chiều rộng khoảng 2-4 km và chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây là khu vực tập trung dân cư sinh sống chủ yếu của các dân tộc ở A Lưới.
c. Khí hậu
Địa hình chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam kết hợp với độ cao trung bình 500-1.000m nên huyện A Lưới chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có mùa đông tương đối lạnh của miền Bắc: khí hậu duyên hải Bắc Trung Bộ sườn Đông Trường Sơn.
A Lưới chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang lại nhiều thuận lợi về thời thời thiết khí hậu như chế độ ánh sáng, độ ẩm… rất thích hợp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên hiện tượng thời tiết đặc biệt là bão, dông, lốc, mưa đá, lũ quét, gió tây Nam khô nóng thường xảy ra gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Vì vậy chính quyền địa phương cần có giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai khi xây dựng định hướng phát triển, góp phần ổn định cuộc sống nhân dân.
d. Thủy văn
Lượng mưa hàng năm lớn nên mạng lưới sông suối ở A Lưới khá dày đặc. Trong khu vực có 5 con sông chính là sông Hữu trạch, sông Bồ, sông A Sáp, A Lin, Đa krông, … sông Hữu Trạch, sông Bồ chảy về sông Hương, rồi ra biển Đông, còn sông A Sáp lại chảy sang Lào. Lưu vực sông A Sáp là nơi tập trung sinh sống của phần lớn dân
cư huyện A Lưới. Con sông này bắt nguồn từ biên giới Việt Lào chảy dọc theo thung lũng A So – A Lưới đến xã Hồng Thượng dòng sông chuyển sang hướng Tây rồi chảy qua xã Hồng Thái, Nhâm sau đó hội lưu với sông A Lin chảy từ phía Bắc xuống ngay tại biên giới Việt Lào. Mặc dù lưu không lớn, nhưng sông A Sáp chảy qua nhiều xã, kết hợp với hàng chục con suối lớn nhỏ đã phục vụ đắc lực cho việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt cho nhân dân trong huyện.
Thảm thực vật rừng che phủ tốt kết hợp với tầng đất dày, dễ thấm nước nên khả năng giữ nước tốt, nhờ vậy sông suối ít khô cạn.
e. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018, huyện A Lưới có tổng
diện tích tự nhiên là 122.521,21 ha chiếm ¼ diện tích đất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó có 1.101,68 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, núi đá không có rừng cây là 167,92 ha. Diện tích đất đang sử dụng cho các mục đích là 121.124,35 ha, chiếm 98,86% so với tổng diện tích tự nhiên, còn lại 1.396,864 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,14%.
Với sự chi phối của nham thạch và địa hình nên A Lưới phát triển thành các loại đất khác nhau do các quá trình hình thành đất rất khác nhau:
* Nhóm đất phù sa: Do sự phân bố địa hình nên các sông trên địa bàn huyện thường ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn vì vậy các sản phẩm bồi tụ thô ít, diện tích không tập trung, chất lượng kém so với đất ở hạ lưu. Tuy nhiên đây vãn là phần diện tích có giá trị nhất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chính là lúa và các loại hoa màu khác.
* Đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ: Diện tích nhỏ phân bố chủ yếu ở các xã Hồng Vân, Hồng Trung. Diện tích này thích hợp cho nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa cho năng suất cao.
*Đất vàng nhạt trên đá cát: Phân bố hầu hết các xã trong huyện. Đây là nhóm đất có khả năng trồng được cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như lạc, cao su, cà phê, mía,...
* Đất đỏ vàng trên đá sét: Loại đất này thích hợp trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp cao su, cà phê, hồ tiêu, mía, thông, keo, màu,....
* Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Đất này có thể trồng nhiều loại cây khác nhau từ cây ăn quả, cây lương thực và một số cây công nghiệp.
* Đất đỏ trên đá granit: Phân bố chủ yết ở xã Hương Nguyên, thích hợp trồng các loại cây chè, dứa, cà phê.... Loại đất này cần phải áp dụng triệt để các biện pháp bảo vệ đất mới có thể sản xuất lâu dài.
* Đất sông, suối, ao hồ: Phân bố chủ yếu ở xã hương Nguyên, Hồng Hạ, thị trấn A Lưới. Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu nhờ vào nguồn nước mưa và hệ thống sông A Sáp, A Lin, suối Trà Vệ, Cha Linh và hệ thống khe suối.
* Nguồn nước ngầm: Là nguồn tài nguyên quan trọng để bổ sung vào nguồn nước mặt. A Lưới là nơi có nguồn nước khá phong phú, mực nước ngầm trong khu vực khá cao, việc đào giếng giải quyết nước sạch cho sinh hoạt đồng bào trong vùng xem ra khá hiệu quả. Tuy nhiên qua khảo sát sơ bộ tại một số khu vực thì ở mực nước ngầm có chất hữu cơ, vi sinh, sắt khá lớn. Nên khi sử dụng trực tiếp phục vụ ăn uống, sinh hoạt cần phải được xử lý sơ bộ và đun sôi để sử dụng cho ăn uống.
- Tài nguyên rừng
Với diện tích khoảng 109.673,75 ha, rừng chiếm 89,51% diện tích toàn huyện, cùng với diện tích đất trồng cây lâu năm đã góp phần vào việc tăng tỷ lệ độ che phủ ở khu vực này.
Huyện A Lưới phát triển hai kiểu rừng chính: ở độ cao dưới 700m là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, từ độ cao 700m trở lên là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới. Qua điều tra khảo sát, nơi đây hội tụ nhiều loại thực vật, ở độ cao khác nhau cho thấy các loài thường gặp trong vùng là: dẻ, đỗ quyên, chau me, dâu da, dương xỉ thân gỗ và các cây ưa bóng họ riềng, họ gừng,...n ằm ở độ cao trên 1000m. Còn các cây gỗ như: Sến, táu, re, trường, gụ, gội, kiền kiền, dỗi, huỳnh... thì nằm ở độ cao thấp hơn. Ở những nơi gần dân cư thường gặp các loài như: Gáo, nứa, giang cùng các loài thực vật thứ sinh khác hình thành sau nương rẫy và khai thác lâu năm. Đây là loại hình diễn thế thứ ba hướng về thoái hóa, nếu được bảo vệ tốt thì có thể phục hồi lại trạng thái rừng gỗ ban đầu trong khoảng thời gian tương đối ngắn.
Do yếu tố địa hình phức tạp và thảm thực vật tự nhiên ở đây còn khá tốt nên trong vùng còn có nhiều động vật hoang dã sinh sống như nai, sóc, lợn rừng, tê tê, thỏ, ... ngoài ra, A Lưới là một huyện có điều kiện phát triển đàn gia súc như: trâu, bò, dê cùng với các gia súc gia cầm khác, góp phần phong phú thêm khu hệ động vật ở địa phương.
Với một vùng có đặc trưng về địa hình, khí hậu ở A Lưới thì tài nguyên rừng không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ đất đai, tài nguyên môi trường mà còn là một trong những nơi có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ, bảo tồn nguồn gen quý hiếm theo Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học tại tỉnh Thừa Thiên Huế và ở Việt Nam.
- Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trong huyện có nhiều tiềm năng, khoáng sản phổ biến là sa khoáng vàng (3 mỏ), khoáng sản phi kim loại cao lanh (2 mỏ), mỏ đá và cát sỏi (3 mỏ). Hiện nay đang được đầu tư thăm dò, khai thác. Đây là nguồn lợi có giá trị kinh tế cao, đồng thời góp phần giải quyết vấn đè lao động, việc làm và thu nhập cho nhân dân trong huyện.
- Tài nguyên nhân văn
Nằm giữa núi non hùng vĩ của dãy Trường Sơn với dân số trên 51 nghìn người, đây từng là nơi cư ngụ của nhóm người Việt Cổ, chịu sự ảnh hưởng của nền văn minh Đông Sơn, Sa Huỳnh. Trải qua bao nhiêu năm tháng đồng bào các dân tộc ở đây vẫn lưu giữ được những phong tục, tập quán của đồng bào Pa Cô, Tà Ôi; nghề dệt thủ công vải Dèng với những kỹ xảo đặc biệt mà không tồn tại bất cứ nơi nào trên thế giới là cách lồng hạt cườm vào vải thời lúc dệt vải....
Nằm trên tuyến đường của một thời xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, huyện A Lưới cũng rất giàu truyền thống cách mạng; nơi đây còn lưu giữ các di tích lịch sử văn hóa cách mạng tiêu biểu cho một quá trình đấu tranh bền bỉ hy sinh oanh liệt dựng nước và chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Di tích đường mòn Hồ Chí Minh vĩ đại “con đường huyền thoại”, địa đạo Khu Ủy Trị Thiên (xã Hồng Quảng), địa đạo Nam Sơn, núi A Bia (xã Hồng Bắc), đồn A Sầu và sân bay A Sầu trung tâm huấn luyện biệt kích của Mỹ, đèo Pe Kê và đường tránh 35 (xã Hồng Vân).
- Tài nguyên du lịch
A Lưới là vùng núi cao mang trong mình nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ nhưng kỳ vỹ. Thác A Nô là một thắng cảnh nổi tiếng, nằm trên địa phận xã Hồng Kim. Cách trung tâm huyện 30 km, là những cánh rừng nguyên sinh và suối nước nóng rất cuốn hút và độc đáo thuộc địa phận xã A Roàng. Đây là khu rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn, với diện tích khoảng 3.000 ha kéo dài từ A Lưới đến tận Quảng Nam với nhiều thác cao, vực sâu, rất hấp dẫn đối với loại hình du lịch sinh thái và dành cho những người yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm. A Lưới còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch khác như động Tiến Công, núi Ta Lơng Ai, sông Tà Rình v.v.
Bên cạnh những tiềm năng du lịch thiên nhiên sinh thái hấp dẫn, A Lưới còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng ghi dấu các chiến công anh dũng của dân và quân A Lưới cùng cả nước. Toàn huyện có 72 di tích lịch sử, trong đó có 7 điểm di tích cấp quốc gia với những cái tên quen thuộc như sân bay A So, địa đạo A Đon, địa đạo Động So, đồi A Biah, đường Hồ Chí Minh huyền thoại v.v.
A Lưới được nhắc đến như là một vùng đất còn lưu trữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc. Đặc biệt là các lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó đậm nét nhất
là lễ hội A Riêu Piing của người Pa Cô và lễ Aza. Các điệu múa, hát cha Chấp, dân ca cổ, cồng chiêng, khèn và cùng các món ăn đặc sản truyền thống như cơm nếp nương, bánh nếp A Coác, rượu đoác, rượu cần, cá suối v.v. tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa dân tộc đặc sắc nơi đây; làm cho A Lưới càng trở nên hấp dẫn để có thể khai thác phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch cộng đồng v.v
f. Thực trạng môi trường
Qua các nghiên cứu cho thấy, chất độc dioxin vẫn còn tồn lưu trên sinh thái của vùng A Lưới với diện rộng. Tuy nhiên mức độ tồn lưu khác nhau vì không đồng nhất ở các điểm. Nhất là khu vực sân bay A So, quanh đây không có cây gì mọc nổi quá đầu người dioxin vượt mức cho phép đến 26 lần. Hiện nay khu vực này được dựng hành rào thép gai, trồng cây bồ kết ngăn độc để bảo vệ con người và gia súc.
Dưới tác động của điều kiện tự nhiên đặc biệt là địa hình nên hiện tượng xói mòn gây thoái hóa đất là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, việc xây dựng nhiều nhà nhà máy thuỷ điện đã tác động đến môi trường sống của các động thực vật, làm môi trường sinh thái bị xáo trộn.