Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 28)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghim phát trin chui giá tr Bưởi ti mt sđịa phương

1.2.1.1.Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị bưởi Da Xanh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn trái trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long với điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thổ nhưỡng rất thuận lợi. Những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh bao gồm thủy sản,

cây ăn trái, lúa, dừa và chế biến nông nghiệp; ngoài ra ngành chăn nuôi cũng đang phát triển tốt.Trong số các loại cây ăn trái của tỉnh, bưởi Da xanh đang nổi bật lên với giá trị kinh tế cao, được thị trường yêu thích. Đặc biệt tại huyện Châu Thành diện tích trồng bưởi da xanh trên địa bàn huyện Châu Thành có chiều hướng tăng mạnh, khoảng 50ha, nâng tổng diện tích trồng bưởi lên 2.250 ha. Trong đó, có 1.800 ha đang thu hoạch, sản lượng ước đạt 23.400 tấn. Theo ngành chức năng, diện tích trồng bưởi da xanh tăng mạnh là do điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho cây bưởi phát triển, đồng thời giá bán hiện nay luôn ở mức cao.

Giá bưởi Da xanh trong những năm gần đây tăng cao, với năng suất khoảng 11 tấn/ha mang lại thu nhập rất tốt cho người nông dân và các tác nhân khác trong chuỗi, đồng thời có đóng góp không nhỏ vào kinh tế xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, điều này đã thúc đẩy nhiều người nông dân chuyển đổi các loại cây trồng khác sang bưởi Da xanh. Huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã có những kinh nghiệm rất hay trong việc phát triển chuỗi giá trị bưởi Da xanh như:

Thành lập nhiều tổ hợp tác và HTX hoạt động đạt hiệu quả, có hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu vào và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Đến nay huyện đã có vận động thành lập 14 tổ hợp tác (THT), 2 hợp tác xã (HTX), tổng diện tích khoảng 120 ha. Các tổ hợp tác và HTX là đầu mối liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ đầu ra cho nông dân.

Tổ chức liên kết 4 nhà bao gồm nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp với sự liên kết này bà con tổ viên, thành viên các HTX làm ăn đạt hiệu quả, không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Ước tính sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi ha cho thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm; một số mô hình có hiệu quả thu nhập từ 600 - 800 triệu đồng.

vững. Hiện nay chuỗi giá trị bưởi da xanh được bán cho thương lái khoảng 70%; 30% bán cho các doanh nghiệp. Ngoài tiêu thụ tại thị trường nội địa, bưởi da xanh cũng được xuất sang Trung Quốc, Campuchia, một số ít xuất sang thị trường Châu Âu và Mỹ.

1.2.1.2.Kinh nghim phát trin chui giá tr bưởi Đại Minh huyn Yên Bình, tnh Yên Bái

Huyện Yên Bình mảnh đất phía Đông Nam của tỉnh Yên Bái, tạo hóa đã ban tặng cho con người nơi đây không chỉ cảnh đẹp “Sơn thủy hữu tình” mà còn được lưu truyền là vùng đất trù phú, giàu truyền thống văn hóa với nhiều lễ hội, trong đó có lễ hội Bưởi Đại Minh, một lễ hội độc đáo nhằm tôn vinh sản vật nổi tiếng đó là Bưởi Đại Minh - “Bưởi tiến vua”. Đại Minh là xã vùng phía dưới của huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, trước kia thuộc huyện Đoan Hùng - Phú Thọ, tương truyền rằng, bưởi Đại Minh là giống bưởi quý, được phát hiện cách nay trên 300 năm và được gọi là “bưởi tiến vua”. Do đặc thù của khí hậu, thổ nhưỡng nên Bưởi Đại Minh trồng ở vùng đất này cho chất lượng quả ngon và ngọt nhất so với các vùng đất khác. Hiện ở thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh còn một một số cây bưởi cổ có tuổi đời khoảng 200 năm tuổi.

Bưởi Đại Minh ngon có tiếng, từ lâu đã trở thành đặc sản của vùng quê này và là niềm tự hào của người dân Yên Bái. Khi bổ ra, bưởi có mùi thơm thoang thoảng, múi róc, mọng nước. Chỉ cần ăn một múi, cũng cảm nhận được cái vị ngọt mát, thơm dịu của bưởi và vị đậm đà của làng quê. Bưởi Đại Minh đang được trồng ở 26 xã và thị trấn, có tổng diện tích 350 ha, tập trung chủ yếu ở xã Đại Minh 150 ha, sản lượng mỗi năm trên 7.000 tấn mang lại thu nhập cho người dân gần 10 tỷ đồng. Nhiều hộ trồng bưởi có thu nhập từ 400 - 800 triệu đồng mỗi năm. Ngày 16/11/2016, Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp nhãn hiệu bảo hộ độc quyền “Bưởi Đại Minh”. Để có được những thành quả như vậy thì huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã có những kinh nghiệm trong việc phát triển chuỗi

giá trị bưởi Đại Minh như:

Quy hoạch cụ thể các cây nông nghiệp của huyện do vậy huyện đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng cây ăn quả với gần 1.900ha, trong đó, vùng cây ăn quả có múi 1.100 ha; vùng gạo đặc sản xã Bạch Hà 150 ha; vùng quế 1.000 ha

Đã phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học, doanh nghiệp, các hợp tác xã và người dân nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm… góp phần đưa nhãn hiệu “Bưởi Đại Minh“ ngày càng vươn xa.

Tổ chức các lễ hội, hội thi, hội chợ nhằm quảng bá và xúc tiến thương mại cho các HTX trồng bưởi của huyện. Đây cũng chính là cơ hội để người dân và những người trồng bưởi gặp gỡ các doanh nghiệp, các thương lái để liên kết chuỗi giá trị trong tiêu thụ sản phẩm

Thực hiện sản xuất bưởi Đại Minh theo đúng tiêu chuẩn, định danh rõ ràng, có logo và tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm.

1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trên thế giới đã áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào việc nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho các sản phẩm cũng như đem lại lợi nhuận hơn cho các bên tham gia. Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm nhiều đến chuỗi giá trị, đặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp. Nguyên tắc cơ bản của chuỗi giá trị trong giai đoạn hiện nay rất đơn giản và dễ hiểu đó là chuỗi giá trị quan tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí về mặt thời gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng giá trị cho sản phẩm đó.

Tại Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều các nghiên cứu về chuỗi giá trị nhằm đưa ra các phân tích, đánh giá các tác nhân để nâng cao giá trị gia tăng trong các khâu của chuỗi. Đã có một số nghiên cứu về chuỗi giá trị bưởi tại các địa phương như:

Nghiên cứu chuỗi giá trị cho bưởi Vĩnh Long, được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Axis Research, năm 2006. Nghiên cứu này không chỉ giúp cho tỉnh Vĩnh Long có một sự bao quát và hệ thống về sản phẩm và thị trường tiêu thụ mà còn giúp cho các tổ chức quốc tế có thể có các chương trình giúp đỡ phù hợp cho bưởi Vĩnh Long phát triển trong thời gian tiếp theo thông qua kết quả phân tích chuỗi, các quan hệ gắn kết, ảnh hưởng trong từng cơ cấu, các điểm yếu cần thay đổi. Nghiên cứu thị trường Đông Âu và Nhật Bản để xuất khẩu bưởi Năm Roi của doanh nghiệp Hoàng Gia tỉnh Vĩnh Long để góp phần xuất khẩu mỗi năm hang ngàn tấn sản phẩm bưởi Năm Roi vào các thị trường khó tính này.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương, 2014 về Phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tình Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế nông nghiệp đã cho thấy rằng sự phát triển cùa các giống bưởi theo hướng hàng hóa là xu hướng tất yếu và đưa ra 6 nhóm giải pháp để phát triển các loại bưởi của Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa trong đó có nhóm giải pháp về phát triển chuỗi giá trị bền vững

Nghiên cứu của Hoàng Thị Bích Diệp, 2015 về Phân tích chuỗi giá trị mặt hàng cam Hàm Yên tại tỉnh Tuyên Quang, luận văn thạc sĩ tại Đại học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trong nghiên cứu đã đưa ra thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị cam tại Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang và phân tích chuỗi giá trị thông qua sơ đồ chuỗi và sự phân phối lợi ích những người tham gia chuỗi. Nguyên cứu cũng đã đưa ra những giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cam như các giải pháp từ tác nhân của chuỗi.

Các nghiên cứu này đưa ra một số kết luận chung như sự tăng lên về diện tích và chất lượng các sản phẩm được cung cấp. Khả năng cung cấp các sản phẩm tăng nhanh trong khi các công tác tiếp thị, quảng bá, thông tin liên lạc cũng như mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo. Mặt khác hoạt động chế biến, bảo quản còn yếu khiến gia tăng lượng hao hụt đồng thời làm giảm giá trị của sản phẩm. Tất cả các thành viên trong chuỗi đều thu được những lợi ích nhất định tuy nhiên việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi chưa

cân xứng. Việc tham gia vào chuỗi cung ứng là xu hướng chung khi mà các đối tác kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn nhằm giảm thiểu rủi ro, và thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

Trong giới hạn của luận văn thì tác giả thấy chưa có nghiên cứu nào phân tích về chuỗi giá trị bưởi Diễn tại Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ đây cũng là khoảng trống để tác giả nghiên cứu luận văn với nộng dung “Phân tích chui giá tr

bưởi Din trên địa bàn huyn Thanh Sơn tnh Phú Th”.

Bài hc kinh nghim được rút ra cho phát trin liên kết trong chui giá tr sn phm bưởi Din huyn Thanh Sơn, tnh Phú Th

Liên kết chuỗi giá trị là hướng đi đúng đắn cho tất cả các sản phẩm nông nghiệp nông thôn hiện nay vì có liên kết mới nâng cao được giá trị sản phẩm nông nghiệp bền vững. Qua kinh nghiệm học tập tại các địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự như huyện Thanh Sơn bài học kinh nghiệm về phát triển chuỗi giá trị bưởi Diễn huyện Thanh Sơn được rút ra như sau:

Có sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, mỗi địa phương có một Ban chỉ đạo phân công rõ ràng về trách nhiệm, tạo sự liên kết, phối hợp chặt chẽ các bên liên quan

Đối với chuỗi giá trị sản phẩm có tiềm năng thị trường nhưng còn sơ khai chưa phát triển, sự hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả ban đầu từ tổ chức tư vấn phát triển, kết hợp với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị địa phương và nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông địa phương để hỗ trợ thường xuyên cho các tác nhân trong chuỗi giá trị là điều kiện quan trọng để thành công.

Việc tổ chức người sản xuất thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kinh doanh có sự liên kết chặt chẽ với công ty chế biến và xuất khẩu trong việc sản xuất hàng hóa theo một quy trình thống nhất đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu là hướng đi tốt đang được phát huy.

Việc tổ chức sản xuất thực hành nông nghiệp sạch VietGAP/ GlobalGAP để đảm bảo yêu cầu của thị trường, đảm bảo mối liên hệ khăng khít giữa người sản xuất, người tiêu dùng và doanh nghiệp phân phối

Chương 2

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điu kin t nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý phía đông giáp huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình), phía tây giáp huyện Yên Lập, Tân Sơn (Phú thọ), phía bắc giáp huyện Tam Nông, phía nam giáp các huyện Thành phố của tỉnh Hòa Bình. Thanh Sơn là huyện miền núi có vị trí là nơi chung chuyển giữa khu vực Tây bắc với thủ đô Hà Nội và thành phố Việt Trì 50 km.

Huyện Thanh Sơn có đường quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh, huyện như: 313, 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317B.

Thanh Sơn có lợi thế đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ và có ưu thế trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thanh Sơn là huyện miền núi, có nhiều đồi núi mọc san xát nhau tạo nên địa hình phức tạp, đường đi quanh co gấp khúc rất hiểm trở … Đồi núi bát úp nối tiếp nhau kéo dài theo hướng Tây Bắc và Đông Nam. Phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện tạo thành những thung lũng hẹp, những cánh đồng ruộng bậc thang nên rất khó khăn trong việc xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất.

Địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa động lạnh, nhiệt độ trung bình là 20- 21oC, lượng mưa trung bình năm dao động từ 1850 -1950mm/năm, độ ẩm không khí trung bình là 86,8%. Khí hậu Thanh sơn là huyện thuộc vùng trung du Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện rõ khí hậu của vùng đồi núi trung du với hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Các yếu

tố khác như sương muối, bão lụt, lũ ống cũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây thường xuất hiện mưa đá vào tháng 5, tháng 6 gây thiệt hại cục bộ cho một số xã, nhất là các xã ven sông. Sự đa dạng về khí hậu của Thanh Sơn đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thanh Sơn có cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây là cơ sở cho Thanh Sơn sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế của huyện.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất:

Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Sơn năm 2019 được thể hiện ở bảng 2.1 như sau:

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 62.110,40 ha, trong đó chủ yếu diện tích đất lâm nghiệp chiếm 69,44%, đứng thứ 2 là đất nông nghiệp 20,81%, đặc biệt huyện có diện tích đất rừng phòng hộ chiếm tỷ lệ rất cao chiếm 18,77% tổng diện tích đất lâm nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao là 91,22% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong nhiều năm gần đây tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Sơn không thay đổi nhiều và cơ cấu sử dụng đất của huyện Thanh Sơn có sự chuyển dịch không đáng kể.

Nhìn chung huyện Thanh Sơn phát triển về nông nghiệp là chính, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít mà còn có xu hướng giảm qua các năm và còn bị bạc màu, diện tích chưa sử dụng đã được khai thác nhưng đưa vào sử dụng vẫn còn hạn chế, diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhưng việc tăng không đáng kể.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Sơn năm 2019

Chỉ tiêu Tổng số (Ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 62.110,40 100,00

I. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 56.659,68 91,22

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 12.926,85 20,81 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 6.409,09 10,32 * Trong đó: đất ruộng lúa 4.541,71 7,31 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 6.517,76 10,49

I.2. Đất lâm nghiệp 43.126,75 69,44

1.2.1. Đất rừng sản xuất 31.465,98 50,66 1.2.2. Đất rừng phòng hộ 11.660,77 18,77 1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 596,19 0,96

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)