Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với chuỗi giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 67)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với chuỗi giá

Thông quan phân tích chuỗi giá trị của bưởi Diễn huyện Thanh Sơn ta thấy điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với chuỗi giá trị bưởi Diễn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ như sau:

Điểm mạnh Điểm yếu

-Giống bưởi diễn đặc sản của địa phương, đã có thương hiệu trên thị trường

- Đất đai Thanh Sơn khá phù hợp với cây bưởi Diễn

- UBND tỉnh Phú Thọ có kế hoạch phát triển cây bưởi Đoan Hùng và bưởi Diễn giai đoạn 2016-2020 - Bưởi Diễn có giá trị kinh tế khá cao so với các loại trái cây khác trong vùng

- Thời gian bảo quản bưởi trong điều kiện tự nhiên khá dài.

- Việc bảo quản bưởi sau thu hoạch khá đơn giản so với các lọai cây trái khác

- Nhiều nhà vườn liên kết thành những tiểu vùng chủ động tưới tiêu và chăm sóc theo đúng hướng dẫn khoa học, tạo thế đồng lòng trong giới làm vườn áp dụng tiến bộ mới để nâng cao trình độ sản xuất.

- Hệ thống tiêu thụ bưởi cho đến nay đưa dựa trên uy tín và thỏa thuận miệng, điều này cũng có mặt mạnh giúp cho các ‘hợp đồng’ thường được thực hiện đơn giản, nhanh, gọn

- Người dân vẫn có thói quen mua cây giống giá rẻ, nguồn trôi nổi

- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ về giống chậm, kỹ thuật chăm sóc chưa cao - Diện tích cây trồng nhìn tổng thể vẫn còn manh mún, không tập trung

- Thói quen canh tác giống cây vẫn còn lạc hậu, trồng xen nhiều lọai tạp

- Chưa qui hoạch tốt vùng trồng cây, nhất là nơi trồng cây giống sạch bệnh - Giá bưởi hiện nay còn cao ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng.

- Chưa tổ chức tốt các khâu thông tin về giá cả thị trường cho các tác nhân trong chuỗi, đặc biệt về xuất khẩu sp chế biến - Chưa chuyển giao tốt các tiến bộ kĩ thuật về công nghệ sau thu hõach (vận chuyển, đóng gói, nhãn hàng) đặc biệt công nghệ chế biến bưởi

- Dây chuyền sản xuất bưởi chế biến không đạt công suất, một phần do nguồn cung cấp, một phần do chất lượng sản phẩm chế biến và thiếu đầu ra cho sp - Mối liên kết giữa nông dân và thương lái/ doanh nghiệp/người tiêu dùng còn kém, ảnh hưởng đến năng lực cung ứng hàng của thương lái, doanh nghiệp và việc huy động lượng hàng theo hợp

đồng hay gặp trục trặc do thói quen và ý thức của nông dân trong mua bán còn kém (ai được giá thì bán, không muốn kí hợp đồng trong khi sản lượng của họ lại rất manh mún nên thương lái, doanh nghiệp không thể dễ dàng huy động một lượng hàng lớn khi cần)

- Hệ thống phân phối phần lớn vẫn còn hoạt động theo kiểu "mạnh ai nấy làm". Phần lớn thành viên trong hệ thống đều thiếu những kiến thức cơ bản về kinh doanh hiện đại khiến chi phí cao, chất lượng giảm và giá thành lớn

- Quan hệ buôn bán chưa được xây dựng trên nền tảng pháp lí nên chưa đảm bảo nguồn cung ứng và chất lượng như mong đợi.

- Thiếu sự phản hồi từ người tiêu dùng đến các khâu kinh doanh và trồng trọt, thiếu các luồng thông tin hai chiều,

Cơ hội Thách thức

- TỈnh Phú Thọ hiện có cơ hội lớn trong việc phát triển vùng chuyên canh bưởi do bản thân đặc điểm tự nhiên của Phú Thọ và các giống bưởi phát triển nổi tiếng từ lâu đời

-Nhu cầu thị trường về bưởi tươi và các chế biến từ bưởi tăng cao trong những năm gần đây cả trong và ngòai nước do những đặc tính và

- Bưởi vẫn còn trồng manh mún đại trà, các cấp chính quyến gặp khó khăn trong việc qui hoạch phát triển để đạt sản lượng và chất lượng trái đồng đều =>điều này cũng là thách thức lớn nhất, quyết định việc thành bại của bưởi trên thị trường trong và ngòai nước

công dụng tốt của trái bưởi lên sức khỏe con người (giảm choresterol, tăng vitamin C, chống sơ vữa thành mạch máu…)

Chương trình bảo hộ xuất xứ hàng hóa của tỉnh Vĩnh Phúc sẽ góp một cơ hội không nhỏ cho các tổ chức, doanh nghiệp muốn làm thương hiệu hàng hóa cho bưởi Diễn Thanh Sơn

- Sự cạnh tranh lành mạnh cũng là cơ hội cho bưởi Diễn Thanh Sơn tự khẳng định và hòan thiện hơn trên thị trường trong và ngòai nước.

vùng nông thôn đang đe doạ “lấn” đất trồng bưởi tại đây

- Ý thức và thói quen trồng trọt và kinh doanh nhỏ, thiếu hợp đồng cũng là những thách thức không nhỏ,

- Chương trình thành lập chuỗi giá trị rất quan trọng, nhưng việc thực thi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trong đó là khâu liên kết giữa doanh nghiệp/thương lái thành hiệp hội lớn có sự trao đổi thông tin nhiều chiều tới các mấu chốt khác.

- Hiện nay trung tâm thương mại trái cây rất vắng khách (xem hình), mặc dù được đầu tư quy mô, hiện đại. Việc xem xét lại nguyên nhân, đẩy mạnh các mấu chốt nhân sự và cả hệ thống là 1 thách thức nhằm nâng cao tính hiệu quả của trung tâm.

- Cũng do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún cho nên giá bưởi Việt Nam đang được xếp vào dạng cao trong khu vực. - Thị trường mở nên bưởi Diễn phải cạnh tranh với nhiều loại bưởi (trực tiếp) và trái cây khác (gián tiếp) trong khu vực và trên thế giới (nhất là Thái Lan và Trung quốc)

- Khả năng cạnh tranh cao giữa các thương hiệu nổi tiếng trong nước (Đoan Hùng, Phúc Trạch v.v.)

Sơn giai đoạn 2020 - 2025

3.6.1. Quan đim, mc tiêu hoàn thin chui giá tr bưởi Din trên địa bàn huyn Thanh Sơn, tnh Phú Th

3.6.1.1. Quan điểm

- Phải gắn với quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản của cả nước, của vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch có liên quan, đảm bảo khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp; khuyến khích xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, khuyến khích hộ nông dân đầu tư phát triển trang trại để tăng quy mô sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ; phát triển nông nghiệp xanh, hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá chuyên nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

- Phát triển nông nghiệp theo định hướng mở để huy động cao các nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước.

3.6.1.2. Mục tiêu

- Đến năm 2020 diện tích bưởi Diễn đạt trên 500 ha, năng suất đạt 132 tạ/ha, sản lượng đạt trên 1.300 tấn.

- Tiếp tục rà soát diện tích đất vườn tạp, đất kém hiệu quả; đất gò đồi… để có kế hoạch chuyển sang trồng bưởi các năm tiếp theo. Mở rộng quy mô sản xuất theo hướng trang trại, gia trại tăng cường liên kết trong sản xuất theo phương thức hợp tác xã, tổ hợp tác để hình thành các vùng sản xuất bưởi tập trung, có sản phẩm hàng hoá; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng

năng suất, cải thiện mẫu mã và chất lượng bưởi quả theo tiêu chuẩn VietGAP. - Khuyến khích liên kết sản xuất theo chuỗi, tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thương hiệu bưởi diễn Thanh Sơn.

3.6.2.Gii pháp hoàn thin chui giá tr bưởi Din ti huyn Thanh Sơn tnh Phú Th

3.6.2.1. Công tác chỉđạo, tổ chức sản xuất:

- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Từng bước hình thành các cơ sở sản xuất cây giống chất lượng, đảm bảo cung cấp cho bà con nông dân với giá thành hợp lý. Công bố các địa chỉ sản xuất, cung ứng giống có uy tín, đủ điều kiện theo pháp luật, đảm bảo chất lượng. Không để xảy ra tình trạng người dân sản xuất giống tự phát, mua giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.

- Thường xuyên tổ chức các đợt thăm quan học tập kinh nghiệm tại các vùng trồng bưởi cho các hộ nông dân sản xuất quy mô lớn.

- Chỉ đạo xây dựng các mô hình điểm áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm tăng năng suất, sản lượng, tăng giá trị và hiệu quả trên đơn vị diện tích. Chú ý đến kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

- Vận động nông dân tăng quy mô sản xuất, hình thành trang trại có diện tích bưởi trên 2,1 ha; nông dân liên kết để thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã quy mô sản xuất từ 5 ha bưởi trở lên để tăng cường năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh và được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh.

3.6.2.2. Công tác khuyến nông, dịch vụ sản xuất:

- Khuyến khích người dân trong cải tạo vườn tạp, dồn điền đổi thửa. - Tổ chức các lớp đào tạo, dạy nghề trồng cây ăn quả, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất bưởi Diễn cho cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong đó quan tâm các đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số...

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác dịch vụ về giống, phân bón, vật tư...khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trồng và phát triển cây bưởi Diễn;

hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện dịch vụ sản xuất về giống, vật tư, phân bón, BVTV tạo sự gắn kết chặt chẽ góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hiệu quả cây bưởi Diễn. - Hình thành nhóm hộ nông dân, Hợp tác xã trồng, tiêu thụ bưởi theo tiêu chuẩn VietGap.

3.6.2.3. Công tác quản lý Nhà nước

- Tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt gắn với định hướng cải tạo vườn tạp nhằm khai thác tối đa tiềm năng của địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm, ổn định đời sống nhân dân. Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.

- Tiếp tục tìm thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài cho nông dân, tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý cho quả bưởi Thanh Sơn.

3.6.2.4. Về chính sách

- Các xã, thị trấn lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án trên địa bàn (chương trình 135, NTM,...), các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để đầu tư hỗ trợ phát triển cây bưởi Diễn.

- Ưu tiên chính sách về đất đai, tạo điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất cao hạn, đất lâm nghiệp có độ dốc thấp... sang trồng bưởi với thời hạn lâu dài để người dân yên tâm đầu tư phát triển cây bưởi.

3.6.2.5. Liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn

- Đối với các vùng sản xuất còn nhỏ, phân tán và manh mún cần làm tốt công tác chuyển giao công nghệ bảo quản, chế biến. Phát triển các công nghệ sơ chế, chế biến tối thiểu nhằm phục vụ nhu cầu ăn tươi, xây dựng cơ sở đóng gói tại các vùng nguyên liệu.

- Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, liên doanh với nước ngoài trong chế biến quả, thông qua các hình thức này để thu hút vốn đầu tư và mở

rộng thị trường tiêu thụ.

- Chú trọng xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn trực tiếp từ cơ sở sản xuất đến các chợ, hệ thống siêu thị (Metro, Big C, Vincom, Aloha…).

- Đồng thời với việc đa dạng hóa các sản phẩm chế biến với yêu cầu đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đối với bưởi Diễn chú ý áp dụng các biện pháp KHCN làm cho mẫu mã của trái bưởi đẹp hơn, nhằm hấp dẫn người tiêu dùng và thị hiếu của thị trường.

- Hạ giá thành sản phẩm: giảm thất thoát trong và sau thu hoạch, tránh để bưởi bị trầy xước, va đập trong khi thu hoạch. Thành lập các doanh nghiệp, hợp tác tiêu thụ quả làm cầu nối trung gian giữa nhà vườn và doanh nghiệp. Xúc tiến nhanh việc xây dựng, đăng ký và khai thác thương hiệu, khuyến khích và hỗ trợ hội viên đăng ký thương hiệu ở các thị trường chính và xây dựng trang web giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước.

+ Khuyến khích mọi tổ chức, thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thương mại, đặc biệt là xuất khẩu thông qua các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Hiện nay, Chính phủ đang có Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP). Đây là cơ hội để huyện Thanh Sơn cũng như tỉnh Phú Thọ có thể đầu tư khoa học công nghệ trong sản xuất, quản lý chăm sóc, thu hái, bảo quản, chế biến sâu,... để gia tăng giá trị sản phẩm. Trong sản xuất, nhân giống và phát triển cây Bưởi Diễn, cần đặc biệt chú ý cải thiện chất lượng cây giống nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng bưởi Diễn đối với chế biến sâu, trước hết, địa phương (huyện và tỉnh) cần phối hợp với các tổ chức nghiên cứu, chương trình dự án nhằm tận dụng nguồn lực và thừa kế các kết quả nghiển cứu, đồng thời dựa trên kết quả phân tích thành phần hóa học, dinh dưỡng sản phẩm đế đôi mới và sáng tạo thêm các sản phẩm mói từ bưởi Diễn; đề xuất, phối hợp với doanh nghiệp sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm mới như: nước ép, tinh dầu bưởi, mỹ phẩm từ bưởi, nước rửa chén đĩa từ bưởi...

1. Kết luận

Bưởi Diễn là một loại cây mang tính đặc sản khác với các loại bưởi khác, bưởi Diễn không chỉ phục vụ nhu cầu ăn tươi thông thường mà còn có ý nghĩa làm quà biếu, tặng, thờ cúng vào dịp lễ tế, đặc biệt là Tết Nguyên đán hàng năm nên mặc dù mẫu mã chưa thực sự đẹp nhưng nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức cao. Trồng bưởi Diễn mang lại thu nhập cao cho người trồng bưởi. Bưởi Diễn cũng là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng, hiện nay nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Vì vậy cần đẩy mạnh phát triển sản xuất bưởi Diễn hàng hóa theo hướng bền vững.

Hiện nay bưởi Diễn tại Thanh Sơn Phú Thọ được tiêu thụ chủ yếu qua 3 kênh tiêu thụ chính.

Kênh 1: bao gồm các khâu: Nông dân Thương lái nhỏ  Người bán sỉ  Người bán lẻ  Người tiêu dùng.

Kênh 2: bao gồm các khâu: Nông dân Thương lái lớn  Người bán sỉ

 Người bán lẻ  Người tiêu dùng.

Kênh 3: bao gồm các khâu: Nông dân  Tự bán lẻ  Người tiêu dùng Thông qua mỗi tác nhân giá trị quả bưởi Diễn được nâng lên đảm bảo cho các hộ nông dân thu được lợi nhuận trên 124 triệu đồng/1 ha trồng bưởi Diễn. Đây là lợi nhuận khá cao so với các loại cây trồng khác

Tiêu thụ bưởi Diễn hiện nay khá thuận lợi, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa (90-95%). Trong chuỗi giá trị bưởi Diễn cho thấy, người trồng bưởi hiện vẫn có lợi nhất, các tác nhân trung gian trong tiêu thụ bưởi Diễn phân phối lợi ích không đồng đều. Quá trình tiêu thụ đã chỉ ra sự tham gia của bốn tác nhân chính là hộ trồng bưởi, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ. Đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 67)