Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 37)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Sơn được chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng thương mại tăng dần, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Bảng 2.2: Tình hình phát triển kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019(Tính theo giá cốđịnh 2010)

Chỉ tiêu Năm 2017 (Tr.đ) Năm 2018 (Tr.đ) Năm 2019 (Tr.đ) So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 Bình quân Tổng GTSX 1.596.660 1.708.500 1.873.900 107,00 109,68 108,33 1. NLN-TS 687.860 720.740 754.200 104,78 104,64 104,71 2. CN - XD 301.870 337.800 375.400 111,90 111,13 111,52 3.TM - DV 606.930 649.960 744.300 107,09 114,51 110,74

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn

Tính theo giá cố định năm 2010, tổng giá trị sản xuất của huyện Thanh Sơn năm 2019 là 1.873.900 triệu đồng cao hơn 277.240 triệu đồng so với năm 2017 với tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2017 - 2019 là 108,33%. Trong đó, giá trị ngành nông lâm nghiệp thủy sản tăng từ 687.860 năm 2017 lên 754.200 năm 2019 với tốc độ phát triển bình quân là 104,71%.

Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện qua bảng 2.3

Qua bảng 2.3 ta thấy giá trị ngành kinh tế trên địa bàn huyện đều biến động qua các năm, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2017 là 2.319.300 triệu đồng đến năm 2019 đã tăng lên 2.795.400 triệu đồng được chia làm 3 ngành:

Bảng 2.3: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn

(Theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng

(trđ) Cơ cấu (%) Số lượng (trđ)

cấu (%) Số lượng (trđ) cấu (%) Tổng GTSX 2.319.300 100,00 2.450.800 100,00 2.795.400 100,00 1. NLN-TS 1.019.500 43,96 1.004.000 40,97 1.108.200 39,64 2. CN - XD 427.300 18,42 480.100 19,59 551.600 19,73 3.TM - DV 872.600 37,62 966.700 39,44 1.135.600 40,62

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn

Giá trị ngành Nông - lâm - ngư nghiệp năm 2017 là 1.019.500 triệu đồng chiếm 43,96% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2019 đã tăng lên 1.108.200 triệu đồng chiếm 39,64 tổng giá trị sản xuất, đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang 2 ngành còn lại nhất là ngành thương mại và dịch vụ.

Giá trị ngành Công nghiệp - xây dựng năm 2017 là 427.300 triệu đồng, chiếm gần 19% tổng giá trị sản xuất; năm 2019 tăng lên 551.600 triệu chiếm 19,73% tổng GTSX, tăng bình quân là 13,62%/năm. Đánh giá trung huyện phát triển hướng công nghiệp - xây dựng tốt.

Giá trị ngành dịch vụ năm 2017 là 872.600 triệu đồng chiếm 37,62% tổng GTSX, đây là tỷ lệ rất cao; năm 2019 tăng lên 1.135.600 triệu đồng chiếm 40,62%. Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thương mại dịch cao do huyện Thanh Sơn có tiềm năng về phát triển dịch vụ. Giá trị tăng bình quân trong 3 năm là 14,08%/năm.

bàn huyện qua đó thể hiện các ngành kinh tế của huyện có sự gia tăng về giá trị ở cả ba ngành trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện, các ngành thương mại- dịch vụ và công nghiệp xây dựng đang có hướng phát triển mạnh.

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Thanh Sơn

Qua bảng 2.4 ta thấy tình hình dân số và lao động huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019:

Bảng 2.4: Tình hình dân số và lao động huyện Thanh Sơn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2019

So sánh 2019/2017 +/- %

I. Tổng số nhân khẩu Người 123.170 126.485 3.315 102,69

- Tỷ lệ nữ % 50,33 50,19

- Tỷ lệ khu vực nông thôn % 88,18 88,20

III. Tổng số hộ Hộ 32.453 33.675 1.222 103,77 Số nhân khẩu người 135.262 136.549 1.287 100,95 II. Tổng số lao động LĐ 67.921 70.498 2.577 103,79 Lao động thuộc nhóm

ngành nông lâm thủy sản LĐ 49.175 48.916 -259 99,47

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn

Tổng số hộ của huyện tăng dần qua các năm: năm 2019 so với năm 2017 là 2,29% cụ thể tăng 742 hộ trong đó hộ nông nghiệp chiếm 37,38% giảm 100 hộ so với năm 2017, hộ phi nông nghiệp chiếm 62,62% và tăng 1,00%; năm 2019 so với năm 2018 tổng số hộ trong huyện tăng 1,45%; số hộ tăng bình quân trong 3 năm là 1,87%/năm tương ứng tăng 1.222 hộ/năm; trong đó hộ phi nông hộ phi nông nghiệp có xu hướng giảm.

72% lao động nông nghiệp và gần 27% lao động phi nông nghiệp; lao động phi nông nghiệp có tỷ lệ tăng dần qua các năm, đến năm 2019 lao động phi nông nghiệp huyện tăng lên 2.836 lao động chiếm hơn 30%. Qua đây cho thấy tỷ lệ lao động sản xuất phi nông nghiệp của huyện đang trên đà phát triển, đây chính là lợi thế giúp nền kinh tế huyện phát triển hơn. Nhằm giải quyết việc làm và cho thu nhập ổn định hơn.

Tuy nhiên với cơ cấu lao động như trên, nền kinh tế của huyện vẫn phải dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, và để ổn định vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn bên cạnh đó cần có sự định hướng quy hoạch cho phát triển các ngành kinh tế khác phát huy thế mạnh tài nguyên của huyện.

2.1.3. Đặc đim cơ s h tng ca huyn Thanh Sơn

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Hiện nay có 18/23 xã, thị trấn có chợ nông thôn, trong đó có 10 xã có chợ đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí, ngoài ra tại các xã đã phát triển các điểm thương mại là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ cơ bản các nhu cầu giao thương tại nông thôn.

Thuỷ lợi: Hạ tầng thủy lợi từng bước được tăng cường, củng cố đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất, từ khi thực hiện chương trình đã nâng cấp, sửa chữa 76 công trình; hệ thống thủy lợi trên địa bàn cơ bản đủ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu dân sinh và phòng chống thiên tai.

Hệ thống điện: Mạng lưới điện nông thôn phát triển nhanh, tạo động lực để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống ở nông thôn, Đến nay 100% số xã đã có hệ thống điện lưới quốc gia (hiện nay còn 4 khu dân cư chưa có Trạm biến áp và đường dây hạ thế thuộc xã Thượng Cửu, Khả Cửu).

Thông tin và Truyền thông: Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 100%; tỷ lệ phủ sóng truyền thanh, truyền hình đạt 100%. Có 19 xã có hệ thống loa truyền thanh đến các khu dân cư; tuy nhiên, một số cụm loa đã cũ cần phải nâng cấp, sửa chữa.

soát, điều chỉnh, bố trí sắp xếp mạng lưới trường học; tranh thủ các nguồn lực tập trung xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.

Y tế: Huyện đã chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho cơ sở y tế. Củng cố và hoàn thiện y tế cơ sở xã theo quy định Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

Toàn huyện có 04 xã đạt chuẩn tiêu chí NTM gồm: Lương Nha, Địch Quả, Sơn Hùng, Thục Luyện và 52 khu dân cư đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới.

2.1.4. Nhn xét chung v điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca huyn Thanh Sơn nh hưởng đến phát trin chui giá tr bưởi Din Thanh Sơn nh hưởng đến phát trin chui giá tr bưởi Din

2.1.4.1. Những thuận lợi

Huyện Thanh Sơn có diện tích đất vườn tạp tương đối lớn và có điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây bưởi Diễn.

Việc phát triển cây bưởi được chính quyền địa phương, người dân ủng hộ. Các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện cho cây bưởi được các cấp triển khai quyết liệt, hiệu quả.

Một số hộ đã trồng thành công cây bưởi Diễn bước đầu cho chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng. Từ đây tạo tiền đề cho phát triển cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện.

2.1.4.2. Khó khăn, hạn chế

Nhiều hộ nông dân thiếu vốn, thiếu lao động để đầu tư. Trong khi đó cây bưởi là cây cần đầu tư thâm canh dài hạn, những diện tích trồng mới với quy mô lớn thì yêu cầu phải có nguồn lực và kỹ thuật, đất đai phù hợp.

Một số hộ nông dân còn trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở sản xuất giống cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng, do đó nguồn cây giống chưa đáp ứng được yêu cầu phải nhập từ nơi khác về, giá thành cao.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng sản xuất cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Phân tích các chuỗi giá trị qua các tác nhân trong chuỗi bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Đánh giá sự hài lòng của các tác nhân khi tham gia chuỗi giá trị bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển chuỗi giá trị bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Giải pháp phát triển chuỗi giá trị bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020 - 2025.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp thông tin s liu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí chuyện ngành, một số website, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các ban ngành; các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan. Qua đó, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ bưởi Diễn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu về hiện trạng trồng, khai thác, sử dụng và kinh doanh bưởi Diễn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, thu thập thông tin từ các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và các tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Diễn.

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Điều tra bằng phiếu điều tra các tác nhân trong chuỗi giá trị

Phương pháp này sử dụng bộ phiếu câu hỏi đã chuẩn bị trước để phỏng vấn trực tiếp các tác nhân. Mỗi tác nhân cần thiết kế một mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động tác nghiệp của tác nhân.

Trong mỗi tác nhân, việc lựa chọn đối tượng để điều tra được thực hiện chủ yếu dựa theo sự thuận tiện khi khảo sát, tác nghiệp trên hiện trường, kết hợp quan sát trực tiếp.

- Đối với tác nhân là hộ sản xuất bưởi Diễn:

Tác nhân này gồm hộ trồng, quản lý chăm sóc, thu hoạch cây bưởi Diễn với nội dung nghiên cứu của đề tài đối với tác nhân là hộ sản xuất tác giả lựa chọn các hộ trồng bưởi đã qua thời gian kiến thiết cơ bản và các hộ có tham gia vào thị trường (gọi là tác nhân người sản xuất). Với tác nhân này đề tài chọn 3 xã có diện tích trồng bưởi nhiều nhất toàn huyện Thanh Sơn là xã Tất Thắng, xã Tân Minh và xã Tân Lập. Với tổng số hộ trồng bưởi tại 3 xã trên là 241 hộ. Áp dụng công thức tính số mẫu điều tra Slovin để xác định số lượng mẫu điều tra:

n = N

1 + N. e2 Trong đó:

n: Số hộ cần điều tra (cỡ mẫu) N: Là tổng số hộ trồng bưởi Diễn e: Sai số cho phép là 5%

n = 241 ≈ 150 hộ

1 + 241 x 0,052

Theo công thức tính mẫu trên thì số lượng mẫu điều tra các hộ nông dân trồng bưởi Diễn của luận văn là 150 hộ.

- Đối với tác nhân là người thu gom:

Với tác nhân này, đề tài chọn 15 người thu gom trên địa bàn huyện Thanh Sơn các tác nhân này có hoạt động thương mại dưới hình thức thu gom để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin, số liệu tính toán phục vụ nghiên cứu.

- Đối với tác nhân là người bán buôn, bán lẻ:

Tác nhân này đề tài chọn 20 hộ thuộc 2 đơn vị hành chính khác nhau là thị trấn Thanh Sơn và thành phố Việt Trì. Các tác nhân này có hoạt động thương mại dưới hình thức bán buôn để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin, số liệu tính toán phục vụ nghiên cứu.

Ngoài ra tác giả sử dụng thang đo likert: Thang đo gồm 5 mức độ Bậc 1: Rất không hài lòng

Bậc 2: Không hài lòng Bậc 3: Không ý kiến Bậc 4: Hài lòng Bậc 5: Rất hài lòng

Với phiếu điều tra sử dụng thang đo likert điều tra, tác giả sử dụng phần mềm Excel tính được giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để phân tích với khoảng ý nghĩa của giá trị bình quân.

Bảng 2.5: Khoảng của giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo likert Khoảng của giá trị trung bình Ý nghĩa đánh giá

1,00 - 1,79 Rất không hài lòng 1,80 - 2,59 Không hài lòng 2,60 - 3,39 Không ý kiến 3,40 - 4,19 Hài lòng 4,20 - 5,00 Rất hài lòng b. Phương pháp quan sát trực tiếp

Quan sát trực tiếp được thực hiện trong quá trình tác nghiệp trên hiện trường mang tính đại diện cao. Những tác nhân tham gia chuỗi được chọn có tính chất liên kết chuỗi, xuất phát từ người trồng, hộ bán cho những đối tượng nào? ở đâu? phương tiện vận chuyển,... và tiếp tục tiến hành thu thập thông tin trên những đối tượng tham gia trong chuỗi.

2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin s liu

2.3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu mô tả lại toàn bộ sự việc, hiện tượng, việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng số liệu, thông tin cụ thể, bằng đồ thị… Mô tả dùng để trình bày hiện trạng, thực trạng bức tranh về tình hình sản xuất, đặc điểm các tác nhân, các kênh và chuỗi giá trị bưởi Diễn. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

2.3.2.2. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh thu nhập hay lợi nhuận từ được từ hoạt động của tác nhân để có được những nhận xét về chuỗi giá trị bưởi Diễn 2.3.2.2. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp SWOT là phân tích: Điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), cuối cùng là thách thức (Threats). Mô hình SWOT là một trong những mô hình điển hình trong công tác phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình phân tích SWOT sẽ giúp cho ta thấy toàn diện chuỗi giá trị nghiên cứu

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

2.4.1. Nhóm ch tiêu v sn xut bưởi Din

- Diện tích, số hộ trồng và tổ chức quản lý, sản lượng thu hái qua các năm 2017, 2018, 2019

2.4.2. Nhóm các ch tiêu phn ánh ni hàm chui giá tr bưởi Din

- Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích.

P Q i n i i GO  = = 1

Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i Pi: Đơn giá sản phẩm loại i

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí vật chất thường xuyên như nguyên liệu, nhiên liệu, dịch vụ, … được sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Giá trị gia tăng (VA): Là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất ra trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)