Đặc điểm chung về hộ trồng bưởiDiễn điều tra tại huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 52)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.1. Đặc điểm chung về hộ trồng bưởiDiễn điều tra tại huyện Thanh Sơn

3.2.1.1. Đặc điểm cơ bản của hộ trồng bưởi Diễn điều tra tại huyện Thanh Sơn

Để đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cây bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ tác giả đã tiến hành điều tra 150 hộ trồng bưởi tại 3 xã có diện tích bưởi Diễn đã cho thu hoạch nhiều nhất là xã Tất Thắng, xã Tân Lập và xã Tân Minh. Đặc điểm chung của các hộ trồng bưởi Diễn được thể hiện qua bảng 3.4:

Qua bảng 3.4 ta thấy đối với 150 hộ điều tra thì chỉ có 25,33% số chủ hộ là nữ và bình quân các hộ trồng bưởi Diễn có độ tuổi của chủ hộ là 50,9 tuổi và tỷ lệ chủ hộ học hết trung học cơ sở là cao nhất chiếm tỷ lệ 42,5%. Như vậy ta thấy tuổi đời của các chủ hộ trồng bưởi là khá cao sẽ tạo ra nhiều kinh nghiệm

trồng bưởi hơn đối với các hộ có tuổi đời trẻ nhưng do tuổi cao và trình độ thấp sẽ khó áp dụng các tiến bộ KHKT, các phương thức sản xuất mới vào trồng bưởi để đem lại hiệu quả cao hơn.

Bảng 3.4: Đặc điểm cơ bản của hộ trồng bưởiDiễn điều tra tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

(bình quân 1 hộđiều tra)

Diễn giải ĐVT Chung

Trong đó Xã Tất Thắng Tân Lập Tân Minh 1. Số hộ điều tra Hộ 150 50 50 50 2. Số chủ hộ là nữ % 25,33 34,00 30,00 10,00 3. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 50,9 50,77 50,56 50,83 4. Trình độ học vấn của chủ hộ - Tiểu học % 7,5 4,55 12,46 11,11 - Trung học cơ sở % 42,5 45,45 39,03 38,89 - Trung học phổ thông % 30 41,82 25,89 27,78 - Trung cấp, cao đẳng, đại học % 20 20,18 18,34 22,22 5. Số lao động BQ/1 hộ LĐ 2,43 2,02 2,68 2,46 6. Số LĐNN BQ/1 hộ LĐ 2 1,93 2,09 1,95

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 3.2.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra huyện Thanh Sơn

Diện tích bình quân, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra huyện Thanh Sơn được thể hiện qua bảng 3.5:

Đất đai là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với hoạt động trồng trọt. Qua quá trình điều tra cho thấy diện tích đất trồng bưởi Diễn bình quân một hộ là lớn, trung bình 1 hộ có 0,25 ha trồng bưởi. Tuy nhiên diện tích đó lại không đồng đều, phân tán theo quy mô hộ gia

đình. Các xã có những vùng có đất đai màu mỡ chuyên trồng bưởi và một số cây trồng có múi khác như Tất Thắng, xã Tân Lập, xã Tân Minh thì bình quân diện tích trồng bưởi Diễn trên hộ là 0, 22ha, 0,30ha và 0, 25ha trên hộ. Đa số hộ trồng bưởi Diễn tại các điểm điều tra hiện nay vẫn trồng bưởi theo quy mô hộ gia đình.

Bảng 3.5. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra tại huyện Thanh Sơn năm 2019

(bình quân 1 hộđiều tra)

Diễn giải ĐVT Chung

Trong đó Xã Tất Thắng Xã Tân Lập Xã Tân Minh 1. Diện tích trồng bưởi BQ 1 hộ Ha 0,25 0,22 0,30 0,25 2. Số cây BQ 1 hộ Cây 121,00 118,00 120,00 125,00 3. Số cây BQ 1 ha Cây 459,00 498,00 406,00 456,00 4. Năng suất BQ số quả/1 cây Quả 57,00 69,00 45,00 52,00 5. Năng suất BQ 1 ha SXKD Tấn/ha 29,24 31,52 24,80 28,60 6. Sản lượng bưởi BQ 1 hộ Tấn 6,74 6,93 7,44 7,15

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Năng suất bình quân 1 cây cho quả là 57 quả/cây, tuy nhiên năng suất của vườn bưởi không chỉ phụ thuộc vào bản thân cây bưởi Diễn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc, bón phân cho vườn bưởi. Nếu hộ trồng bưởi không làm tốt công tác này thì sẽ không làm năng suất tăng mà sẽ giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 52)