Phương pháp thu thập thông tin số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 45)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí chuyện ngành, một số website, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các ban ngành; các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan. Qua đó, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ bưởi Diễn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu về hiện trạng trồng, khai thác, sử dụng và kinh doanh bưởi Diễn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, thu thập thông tin từ các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và các tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Diễn.

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Điều tra bằng phiếu điều tra các tác nhân trong chuỗi giá trị

Phương pháp này sử dụng bộ phiếu câu hỏi đã chuẩn bị trước để phỏng vấn trực tiếp các tác nhân. Mỗi tác nhân cần thiết kế một mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động tác nghiệp của tác nhân.

Trong mỗi tác nhân, việc lựa chọn đối tượng để điều tra được thực hiện chủ yếu dựa theo sự thuận tiện khi khảo sát, tác nghiệp trên hiện trường, kết hợp quan sát trực tiếp.

- Đối với tác nhân là hộ sản xuất bưởi Diễn:

Tác nhân này gồm hộ trồng, quản lý chăm sóc, thu hoạch cây bưởi Diễn với nội dung nghiên cứu của đề tài đối với tác nhân là hộ sản xuất tác giả lựa chọn các hộ trồng bưởi đã qua thời gian kiến thiết cơ bản và các hộ có tham gia vào thị trường (gọi là tác nhân người sản xuất). Với tác nhân này đề tài chọn 3 xã có diện tích trồng bưởi nhiều nhất toàn huyện Thanh Sơn là xã Tất Thắng, xã Tân Minh và xã Tân Lập. Với tổng số hộ trồng bưởi tại 3 xã trên là 241 hộ. Áp dụng công thức tính số mẫu điều tra Slovin để xác định số lượng mẫu điều tra:

n = N

1 + N. e2 Trong đó:

n: Số hộ cần điều tra (cỡ mẫu) N: Là tổng số hộ trồng bưởi Diễn e: Sai số cho phép là 5%

n = 241 ≈ 150 hộ

1 + 241 x 0,052

Theo công thức tính mẫu trên thì số lượng mẫu điều tra các hộ nông dân trồng bưởi Diễn của luận văn là 150 hộ.

- Đối với tác nhân là người thu gom:

Với tác nhân này, đề tài chọn 15 người thu gom trên địa bàn huyện Thanh Sơn các tác nhân này có hoạt động thương mại dưới hình thức thu gom để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin, số liệu tính toán phục vụ nghiên cứu.

- Đối với tác nhân là người bán buôn, bán lẻ:

Tác nhân này đề tài chọn 20 hộ thuộc 2 đơn vị hành chính khác nhau là thị trấn Thanh Sơn và thành phố Việt Trì. Các tác nhân này có hoạt động thương mại dưới hình thức bán buôn để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin, số liệu tính toán phục vụ nghiên cứu.

Ngoài ra tác giả sử dụng thang đo likert: Thang đo gồm 5 mức độ Bậc 1: Rất không hài lòng

Bậc 2: Không hài lòng Bậc 3: Không ý kiến Bậc 4: Hài lòng Bậc 5: Rất hài lòng

Với phiếu điều tra sử dụng thang đo likert điều tra, tác giả sử dụng phần mềm Excel tính được giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để phân tích với khoảng ý nghĩa của giá trị bình quân.

Bảng 2.5: Khoảng của giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo likert Khoảng của giá trị trung bình Ý nghĩa đánh giá

1,00 - 1,79 Rất không hài lòng 1,80 - 2,59 Không hài lòng 2,60 - 3,39 Không ý kiến 3,40 - 4,19 Hài lòng 4,20 - 5,00 Rất hài lòng b. Phương pháp quan sát trực tiếp

Quan sát trực tiếp được thực hiện trong quá trình tác nghiệp trên hiện trường mang tính đại diện cao. Những tác nhân tham gia chuỗi được chọn có tính chất liên kết chuỗi, xuất phát từ người trồng, hộ bán cho những đối tượng nào? ở đâu? phương tiện vận chuyển,... và tiếp tục tiến hành thu thập thông tin trên những đối tượng tham gia trong chuỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 42 - 45)