Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 37)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý phía đông giáp huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình), phía tây giáp huyện Yên Lập, Tân Sơn (Phú thọ), phía bắc giáp huyện Tam Nông, phía nam giáp các huyện Thành phố của tỉnh Hòa Bình. Thanh Sơn là huyện miền núi có vị trí là nơi chung chuyển giữa khu vực Tây bắc với thủ đô Hà Nội và thành phố Việt Trì 50 km.

Huyện Thanh Sơn có đường quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh, huyện như: 313, 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317B.

Thanh Sơn có lợi thế đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ và có ưu thế trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thanh Sơn là huyện miền núi, có nhiều đồi núi mọc san xát nhau tạo nên địa hình phức tạp, đường đi quanh co gấp khúc rất hiểm trở … Đồi núi bát úp nối tiếp nhau kéo dài theo hướng Tây Bắc và Đông Nam. Phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện tạo thành những thung lũng hẹp, những cánh đồng ruộng bậc thang nên rất khó khăn trong việc xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất.

Địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa động lạnh, nhiệt độ trung bình là 20- 21oC, lượng mưa trung bình năm dao động từ 1850 -1950mm/năm, độ ẩm không khí trung bình là 86,8%. Khí hậu Thanh sơn là huyện thuộc vùng trung du Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện rõ khí hậu của vùng đồi núi trung du với hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Các yếu

tố khác như sương muối, bão lụt, lũ ống cũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây thường xuất hiện mưa đá vào tháng 5, tháng 6 gây thiệt hại cục bộ cho một số xã, nhất là các xã ven sông. Sự đa dạng về khí hậu của Thanh Sơn đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thanh Sơn có cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây là cơ sở cho Thanh Sơn sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế của huyện.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất:

Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Sơn năm 2019 được thể hiện ở bảng 2.1 như sau:

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 62.110,40 ha, trong đó chủ yếu diện tích đất lâm nghiệp chiếm 69,44%, đứng thứ 2 là đất nông nghiệp 20,81%, đặc biệt huyện có diện tích đất rừng phòng hộ chiếm tỷ lệ rất cao chiếm 18,77% tổng diện tích đất lâm nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao là 91,22% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong nhiều năm gần đây tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Sơn không thay đổi nhiều và cơ cấu sử dụng đất của huyện Thanh Sơn có sự chuyển dịch không đáng kể.

Nhìn chung huyện Thanh Sơn phát triển về nông nghiệp là chính, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít mà còn có xu hướng giảm qua các năm và còn bị bạc màu, diện tích chưa sử dụng đã được khai thác nhưng đưa vào sử dụng vẫn còn hạn chế, diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhưng việc tăng không đáng kể.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Sơn năm 2019

Chỉ tiêu Tổng số (Ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 62.110,40 100,00

I. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 56.659,68 91,22

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 12.926,85 20,81 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 6.409,09 10,32 * Trong đó: đất ruộng lúa 4.541,71 7,31 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 6.517,76 10,49

I.2. Đất lâm nghiệp 43.126,75 69,44

1.2.1. Đất rừng sản xuất 31.465,98 50,66 1.2.2. Đất rừng phòng hộ 11.660,77 18,77 1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 596,19 0,96

1.4. Đất nông nghiệp khác 9,89 0,02

II. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 5.121,61 8,25

2.1. Đất ở 1.052,51 1,69

* Trong đó: đất ở tại nông thôn 928,76 1,50

2.2. Đất chuyên dùng 2.461,10 3,96

2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4,84 0,01 2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 161,30 0,26 2.5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.441,86 2,32

III. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 329,11 0,53

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Sơn) * Tài nguyên nước:

Hệ thống sông Bứa và các suối chảy về sông Đà cùng với hàng trăm con suối nhỏ là nguyên tài nguyên nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

Huyện Thanh Sơn có một số loại khoáng sản như: pizít; quắc zít, cao lanh, fenpats, sắt, than…Ngoài ra cón có nhiều mỏ đá tạo điều kiện cho công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bưởi diễn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)