3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.4. Quá trình nhân lên của virus
- Khi cơ thể của động vật hoặc con người hít hay ăn phải các chất có chứa virus, ngay lập tức virus đời bố mẹ sẽ bám vào niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu hoá, nhờ chúng có kháng nguyên H và N. Kháng nguyên H giúp cho virus bám vào lớp màng nhầy của niêm mạc còn kháng nguyên N có khả năng làm tan lớp màng nhầy. Sau đó, virus bám vào màng tế bào và sau đó “chui” qua màng đi vào trong tế bào vật chủ. Bộ gen của virus được “cởi vỏ” và thoát ra khỏi vỏ bọc trở nên tự do để hoạt động. Khi virus cúm di chuyển được qua màng tế bào, tại đây chúng lợi dụng hệ thống tổng hợp protein của tế bào để tổng hợp nên bộ gen của chúng.
- Sự sao chép của virus đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và mô tả khá chi tiết, Fenner và các đồng sự (1998) đã mô tả tóm tắt virus hấp thụ đối với các thụ cảm quan glycoprotein có chứa acid sialic trên bề mặt tế bào, sau đó virus xâm nhập vào tế bào qua receptor mediate endocytocin, nó bao gồm các exposure với nồng độ PH thấp trong endosome, dẫn đến sự thay đổi trong HA, là sự kết hợp màng trung gian. Vì vậy nucleocapsid đi vào trong nguyên sinh chất và di chuyển vào trong nhân. Virus cúm dùng cơ chế đơn chất để sao chép trong đó một loại men nội nhân (Viral endonuclease) tách từ đầu 5’ của mARNs tế bào và dùng nó như một cái mồi để sao chép nhờ sự vận chuyển virus. Sáu monocistronic mARNs được tạo ra và dịch chuyển thành: HA, NA, NP và ba men polymerases: PB1, PB2, PA. Các mARN đối với các gen NS và M được nối với mỗi sản lượng hai mARNs, được dịch trong những khung đọc khác nhau và tạo ra các protein: NS1, NS2, M1, M2, HA, NA, được đường hóa trong mạng lưới võng mạc nội mô và được điều chỉnh trong tiểu thể Golgi, rồi chuyển tới bề mặt tế bào và bắt đầu hình thành virion. Một yếu tố quan trọng đối với HA là việc phân ra nhờ men protease của tế bào chủ vào HA1, HA2, mà chúng vẫn gắn kết được nhờ những mối liên kết disulfide, việc phân cắt ra là yêu cầu đối với việc sản suất các virus bị nhiễm sau khi sản xuất và ghép các protein virus và ARN, virus có thể tồn tại trong tế bào là nhờ sự nảy chồi từ màng plasma. Mặc dù chưa rõ virus diệt tế bào cúm như thế nào, nhưng những nghiên cứu gần đây đã cho thấy mô tế bào nuôi cấy bị nhiễm virus trải qua apotosis (quá trình chết theo sinh lý bình thường của tế bào cơ thể) đã bị đảo lộn, bị phá và lập trình, apotosis trong cúm cũng đã được xác định (Sims L.D., 2003; Schultz-Cherry, 2007).
Như vậy quá trình nhân của virus kết thúc với kết quả từ một hạt virus bố mẹ sẽ có hàng trăm, hàng ngàn virus đời con được tạo ra. Tuy nhiên, người ta đã tính toán rằng, trong quá trình lắp ráp tạo thành hạt virus, hiệu quả của quá trình lắp ráp không
cần nhiều năng lượng chỉ vào khoảng 30%, nghĩa là chỉ 30% số lượng virus đời con là những hạt virion hoàn chỉnh có khả năng gây nhiễm, còn lại các virus ở dạng thiếu khuyết.