3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.3. Đánh giá hiệu giá kháng thể của vịt sau tiêm phòng
Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch trên đàn vịt nuôi tại các địa phương của tỉnh Bình Định được trình bày ở Bảng 3.6.
Qua Bảng 3.6 ta thấy: khi kiểm tra 60 mẫu huyết thanh vịt lấy ở thị xã An Nhơn thì có 57 mẫu có hiệu giá kháng thể đạt mức bảo hộ ≥ 1/16, chiếm tỷ lệ 95%. Tương tự, số mẫu có hiệu giá kháng thể đạt mức bảo hộ ở huyện Tây sơn là 55, chiếm tỷ lệ 91,7% và ở huyện Hoài Nhơn là 48, chiếm 80%.
Trong tổng số 180 mẫu huyết thanh được xét nghiệm, có 160 mẫu có hiệu giá kháng thể đạt mức bảo hộ. Trong số 160 mẫu đạt mức bảo hộ, phân bố các hiệu giá kháng thể như sau:
21 mẫu ở hiệu giá 1/16 chiếm 11,7%. 24 mẫu ở hiệu giá 1/32 chiếm 13,3%. 18 mẫu ở hiệu giá 1/64 chiếm 10%. 31 mẫu ở hiệu giá 1/128 chiếm 17,2%. 66 mẫu ở hiệu giá ≥1/256 chiếm 36,7%.
Như vậy, hiệu giá kháng thể của huyết thanh vịt chủ yếu phân bố ở mức 1/128 và ≥1/256.
Bảng 3.6. Kháng thể sau tiêm phòng ở vịt
Địa điểm Số mẫu xét nghiệm
Hiệu giá kháng thể HI Tỷ lệ bảo hộ (%) <1/8 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 ≥1/256 An Nhơn 60 3 0 9 13 11 15 9 95 Tây Sơn 60 5 0 1 3 2 14 35 91,7 Hoài Nhơn 60 11 1 11 8 5 2 22 80 Tổng cộng 180 19 1 21 24 18 31 66 88,9
Khả năng đáp ứng miễn dịch trên đàn vịt nuôi tại các địa phương của tỉnh Bình Định đạt khá cao là nhờ vào kỹ thuật tiêm phòng cũng như quá trình bảo quản vaccine đảm bảo, tiêm đủ số mũi quy định và đủ liều kết hợp với chế độ dinh dưỡng cho đàn vịt đảm bảo, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt dẫn đến khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Nhờ đó giảm được nguy cơ lưu trữ và phát tán virus làm ô nhiễm môi trường.
Hình 3.6. Hiệu giá kháng thể của vịt sau tiêm phòng
Hình 3.6 cho thấy trong tổng số 3 địa phương có lấy mẫu kiểm tra giám sát sau tiêm phòng thì thị xã An Nhơn có tỷ lệ bảo hộ ở đàn vịt đạt mức cao nhất, chiếm 95%, tiếp đến là huyện Tây Sơn với tỷ lệ bảo hộ 91,7% và sau cùng là huyện hoài Nhơn 80%.