Miễn dịch đặc hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh bình định giai đoạn 2011 2015 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine h5n1 (Trang 34 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.4.2. Miễn dịch đặc hiệu

Mầm bệnh vượt qua hàng rào vật lý hoặc cơ chế phòng vệ miễn dịch tự nhiên sẽ kích thích một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu có tính đặc hiệu cao đối với tác nhân kích thích đặc hiệu. Những tế bào đặc hiệu trung gian giữ một hồi ức với những lần gặp gỡ sau với mầm bệnh, thậm chí cả khi mầm bệnh không còn trong cơ thể và đáp ứng miễn dịch tương ứng đã tạm thời lắng xuống (Lê Văn Năm, 2004a).

Người ta chia miễn dịch đặc hiệu ra làm 2 loại: miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.

- Miễn dịch dịch thể:

Do các tế bào lympho B đảm nhiệm. Các lympho bào bắt nguồn từ tế bào nguồn ở tủy xương đi tới túi Fabricius. Ở đây chúng được biệt hóa để trở thành các lympho B, sau đó di tản tới các cơ quan lympho ngoại biên. Các tế bào lympho B khu trú ở các tâm điểm mầm và vùng tủy của lách, hạch lâm ba. Trong hạch lâm ba các tế bào lympho B có thể gặp một kháng nguyên và nhận biết kháng nguyên đó bởi các kháng thể có trên bề mặt của chúng. Tế bào B có thể nhận biết được khi nó tương tác với globulin miễn dịch nhô ra trên bề mặt tế bào (Lê Văn Năm, 2004a).

Sau khi đã nhận biết kháng nguyên và được kích thích bởi các cytokines do tế bào T tiết ra, các tế bào lympho B được biệt hóa thành tương bào (plasmosis) để sản sinh kháng thể (Tô Long Thành, 2005b). Chúng tiết ra các loại globulin miễn dịch (Ig) gồm 3 lớp chính là IgM, IgG, IgA trong đó IgG của gia cầm lớn hơn động vật có vú nên thường gọi là IgY. Đáp ứng của cơ thể khi gặp kháng nguyên đầu tiên gọi là đáp ứng tiên phát. Sau khi xuất hiện vài ngày hàm lượng kháng thể trong máu tăng và các kháng thể đầu tiên chủ yếu là IgM. Đáp ứng tiên phát cũng có thể có IgG nhưng với hàm lượng thấp.

Kháng thể dịch thể chỉ có tác dụng với virus khi nó còn ở ngoài tế bào. Lớp IgM và IgG kết hợp với virus với sự tham gia của bổ thể làm tiêu diệt virus. Hai lớp kháng thể này còn ngăn virus không cho kết hợp với thụ thể trên bề mặt tế bào vật chủ, ngăn cản sự hòa màng giữa vỏ virus và màng tế bào. Kháng thể dịch thể có thể hiện diện trong các loại dịch trong cơ thể nhưng thường được xác định trong huyết thanh. Gia cầm có 3 lớp Ig chính đó là IgA, IgG và IgM.

Một đáp ứng miễn dịch điển hình của gia cầm bắt đầu bằng việc sản xuất ra IgM, sau vài lần đáp ứng miễn dịch chuyển sang sản xuất IgY. IgG là kháng thể chính sinh ra trong miễn dịch thứ phát và chiếm ưu thế trong máu gia cầm. Kháng thể IgM có thể phát hiện ở gia cầm chỉ sau khi bị nhiễm 5 ngày trong khi kháng thể IgG chỉ

được phát hiện ở 7 đến 9 ngày sau khi bị nhiễm. Kháng thể IgA dường như rất yếu.

- Miễn dịch qua trung gian tế bào:

Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào do các tế bào lympho T đảm nhiệm. Các lympho bào bắt nguồn từ tủy xương di chuyển đến tuyến ức, tại đó chúng được huấn luyện, biệt hóa thành tiền lympho T, rồi thành lympho T chưa chín, rồi thành lympho T chín. Từ tuyến ức chúng di chuyển đến các cơ quan lympho ngoại vi. Khi đại thực bào đưa các thông tin đến các lympho T, chúng tiếp nhận và biệt hóa trở thành nguyên bào lympho T rồi thành tế bào mẫn cảm với kháng nguyên có chức năng như một kháng thể đặc hiệu gọi là kháng thể tế bào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh bình định giai đoạn 2011 2015 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine h5n1 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)