7. Kết cấu luận án
1.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả
năng sinh lời của NHTM
1.3.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Các công trình nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, nơi có thị trường tài chính phát triển lâu đời. Berle and Means (1932) đã nghiên cứu vấn đề này dựa trên thực tế hầu hết các công ty ở Mỹ có rất nhiều chủ sở hữu khác nhau nhưng quyền điều hành công ty lại nằm trong tay một nhóm nhỏ các nhà quản trị. Berle and Means đã chứng minh rằng có mối tương quan nghịch giữa hiệu quả hoạt động của công ty và sự phân tán quyền sở hữu. Nghiên cứu của Berle và Means đã gợi mở hướng nghiên cứu mới cho nhiều nhà khoa học trong nhiều thập kỷ qua.
Tuy nhiên, Demsetz (1983) lập luận rằng cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp nên được xem là kết quả nội sinh (endogenous outcome) của các quyết định phản
ánh ảnh hưởng của các cổ đông và của giao dịch trên thị trường cổ phiếu. Khi chủ sở hữu của một doanh nghiệp tư nhân quyết định bán cổ phần và khi các cổ đông của một công ty cổ phần đồng ý bán cổ phiếu mới trên thị trường thứ cấp, thì có khả năng là họ đang thực hiện một quyết định làm thay đổi cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu của đơn vị này càng phân tán hơn. Cấu trúc sở hữu điển hình dù tập trung hay phân tán, vẫn phải chịu tác động bởi mục tiêu tối đa hóa lợi ích của các cổ đông, do đó không tồn tại mối quan hệ có tính hệ thống giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động.
Kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty dường như chưa có sự đồng nhất. Demsetz và Lehn (1985) đưa ra thêm bằng chứng về các kết quả nội sinh liên quan đến cấu trúc sở hữu. Theo Demsetz (1983) đồng thời xem xét đến kết quả nghiên cứu của Berle and Means (1932), nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận được tính toán theo phương pháp kế toán và biến cấu trúc sở hữu cùng với một nhóm các biến kiểm soát, trong đó cấu trúc sở hữu được coi là biến nội sinh. Nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy rằng không có mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và sở hữu tập trung, đặc biệt không có mối tương quan thuận nào giữa cấu trúc sở hữu và tỷ suất lợi nhuận. Morck, Shleifer và Vishny (1988) bỏ qua vấn đề nội sinh và tiến hành nghiên cứu lại mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giống như Demsetz và Lehn (1985) họ không tìm thấy mối quan hệ trong mô hình hồi quy tuyến tính giữa cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động được đo lường bởi Tobin’s Q và tỷ suất lợi nhuận.
Nghiên cứu của Vining và Boardman (1992) tóm tắt 54 bài nghiên cứu khác nhau để so sánh hiệu quả hoạt động của công ty giữa sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước và thấy rằng có 36 nghiên cứu kết luận rằng sở hữu tư nhân hoạt động tốt hơn, 6 bài nghiên cứu chỉ ra sở hữu nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, và 16 bài nghiên cứu không đưa ra kết luận về bất kì loại hình sở hữu nào. Ngược lại, có một vài nghiên cứu chẳng hạn như Caves và Christensen (1980), Borcherding và cộng sự (1982), Millward (1988) và Ramaswamy (2001) nhận định rằng loại hình sở hữu không có ảnh hưởng gì đến mức độ cạnh tranh giữa doanh nghiệp tư nhân và nhà
nước. Ngoài ra, khảo sát của Millwark và Parker (1983) kết luận rằng không có một bằng chứng nào ủng hộ quan điểm rằng các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước thì hoạt động kém hiệu quả so với doanh nghiệp tư nhân.
Sau đó có nhiều nghiên cứu tiếp tục về chủ đề gây tranh cãi này chẳng hạn như Demsetz, H. và Villalonga (2001), Se’verin (2001), Klaus, G. Dennis, C và Yurtoglu (2008)… Hầu hết các nghiên cứu này đều cho thấy có mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty, thông qua cơ chế quản trị công ty.
Và trong những năm gần đây chủ đề nghiên cứu này hướng đến một loại hình công ty đặc biệt đó là ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thường được thực hiện trên phạm vi nhiều quốc gia hoặc một quốc gia riêng lẻ và tập trung vào các quốc gia đang phát triển hay có nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Mỹ La Tinh, các nước ở khu vực châu Á…
Nghiên cứu của Bhattacharyya, Lovell, và Sahay (1997) trên 70 ngân hàng ở Ấn Độ giai đoạn 1986-1991 sử dụng cách tiếp cận phi tham số (DEA) để tính điểm hiệu quả kỹ thuật. Sau đó nhóm tác giả sử dụng cách tiếp cận tham số (SFA) để phân bổ biến trong tính toán hiệu quả của 3 thành phần: thành phần thời gian, thành phần sở hữu và thành phần nhiễu ngẫu nhiên. Nhóm tác giả phát hiện rằng NHTM có sở hữu nhà nước hoạt động tốt hơn NHTM có sở hữu nước ngoài và NHTM tư nhân trong nước. Trong khi đó, Sarkar, và Bhaumik (1998) cũng nghiên cứu về các NHTM ở Ấn Độ với mẫu gồm 73 ngân hàng trong giai đoạn 1993-1995 lại ủng hộ lý thuyết quyền sở hữu và thuyết lựa chọn công. Sử dụng phương pháp phân tích bình phương bé nhất (OLS), nhóm tác giả đã đưa ra nhận định rằng NHTM nước ngoài hoạt động tốt hơn và có hiệu quả hơn NHTM thuộc khu vực tư được niêm yết, và các các NHTM thuộc khu vực tư niêm yết hoạt động tốt hơn các NHTM tư chưa niêm yết.
La Porta, Lopez (2002) đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm trên mẫu dữ liệu gồm 92 ngân hàng khắp thế giới từ năm 1960 đến năm 1995. Trong nghiên cứu này các tác giả tìm hiểu một khía cạnh ít được nghiên cứu trong hệ thống tài chính
của nhiều nước trên khắp thế giới: sở hữu chính phủ trong các ngân hàng. Kết quả thực nghiệm làm sáng tỏ 4 vấn đề. Thứ nhất, tỷ lệ sở hữu chính phủ trong các ngân hàng lớn và lan rộng khắp thế giới trong những năm 1990s. Thứ hai, tỷ lệ sở hữu này cao hơn ở các nước có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, hệ thống tài chính chưa phát triển, chính phủ can thiệp một cách không chính đáng và sự bảo vệ quyền sở hữu kém. Thứ ba, tỷ lệ sở hữu nhà nước cao trong ngân hàng những năm 1970s gắn với sự phát triển tài chính chậm hơn. Cuối cùng, tỷ lệ sở hữu nhà nước cao trong các ngân hàng gắn với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và năng suất lao động thấp hơn. Các ảnh hưởng tiêu cực này không giảm đi ở các nước kém phát triển. Các bằng chứng này ủng hộ lý thuyết “chính trị” của ảnh hưởng sở hữu chính phủ đối với công ty.
Berger, Hasan, và Klapper (2004) nghiên cứu dữ liệu của 49 quốc gia phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1993-2000 với hơn 7.500 quan sát. Nhóm tác giả kết luận rằng ngân hàng có sở hữu nước ngoài có khả năng sinh lời cao nhất, và NHTM tư nhân trong nước kiểm soát hiệu quả chi phí tốt hơn NHTM có sở hữu nhà nước.
Bonin, Hasan và Wachtel (2005) đã sử dụng dữ liệu từ năm 1996 đến 2000 để nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu, đặc biệt là sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài chiến lược, lên hiệu quả hoạt động của NHTM tại 11 nước chuyển đổi bao gồm 225 ngân hàng với 856 quan sát. Nhóm tác giả áp dụng các phương pháp ước tính biên ngẫu nhiên để tính toán hiệu quả về lợi nhuận và chi phí có xem xét đến ảnh hưởng thời gian và ảnh hưởng quốc gia một cách trực tiếp. Trong mô hình hồi quy giai đoạn hai (second-stage regression), để xem xét ảnh hưởng của loại hình sở hữu, các tác giả sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA) là biến đại diện cho hiệu quả hoạt động. Đối với tác động của cấu trúc sở hữu, các tác giả kết luận rằng quá trình tư nhân hóa không đủ để tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng bởi vì không có bằng chứng cho thấy các ngân hàng có sở hữu của nhà nước ít có hiệu quả hơn các ngân hàng tư nhân trong nước. Các tác giả cũng nhận thấy rằng các ngân hàng có sở hữu nước ngoài có hiệu quả kiểm soát chi phí tốt hơn các ngân hàng khác và họ cũng cung cấp dịch vụ tốt hơn, đặc biệt nếu họ có nhà đầu tư nước ngoài chiến lược.
Tuy nhiên, H. Semih Yildirim và George Philippatos (2007) trong một nghiên cứu tại 12 nền kinh tế đang chuyển đổi trong giai đoạn 1993-2000, sử dụng phương pháp tiếp cận tham số (SFA) và cách tiếp cận phân bố (DFA) đã đưa ra những kết quả hỗn hợp: ngân hàng có sở hữu nước ngoài kiểm soát hiệu quả chi phí tốt hơn, nhưng lại có tỷ suất sinh lời thấp hơn NHTM thuộc khu vực tư và NHTM có sở hữu nhà nước. Sử dụng số liệu từ các ngân hàng ở Argentina trước cuộc khủng hoảng năm 2002, Berger và cộng sự (2005) nhận thấy rằng cả NHTM nước ngoài và NHTM tư nhân trong nước đều có tỷ suất sinh lời ở mức trung bình.
Bonaccorsi di Patti và Hardy (2005) đã thực hiện nghiên cứu các ngân hàng ở Pakistan và thấy rằng các ngân hàng có sở hữu nước ngoài có lợi nhuận cao hơn NHTM có sở hữu tư nhân trong nước và NHTM có sở hữu nhà nước. Nghiên cứu của Altunbas, Evans, và Molyneux (2001) trên dữ liệu của các ngân hàng ở Đức từ năm 1989 đến 1996 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy NHTM có sở hữu tư nhân trong nước hoạt động có hiệu quả hơn NHTM có sở hữu nhà nước, mặc dù các NHTM có sở hữu nhà nước có lợi thế về chi phí và lợi nhuận khi cạnh tranh với các NHTM có sở hữu tư nhân.
Micco, Panizza, và Yañez (2007) đã nghiên cứu về khả năng sinh lời của các NHTM trên mẫu rất lớn gồm 179 ngân hàng trong giai đoạn từ 1995 đến 2002 ở các nước phát triển và đang phát triển. Nghiên cứu này kết luận rằng không có mối liên hệ nào giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời của NHTM tại các nước phát triển. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng NHTM có sở hữu nhà nước có khả năng sinh lời kém hơn NHTM có sở hữu tư nhân.
Iannotta, Nocera, và Sironi (2007) đã sử dụng bộ dữ liệu gồm 181 ngân hàng của 15 nước Châu Âu trong khoảng thời gian từ 1999-2004 để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời cũng như rủi ro của các NHTM Châu Âu. Nghiên cứu này đã thu được 3 kết quả chính. Thứ nhất, các NHTM có sở hữu nhà nước có khả năng sinh lời thấp hơn các NHTM có sở hữu tư nhân mặc dù chi phí của các NHTM có sở hữu nhà nước thấp hơn.Thứ hai, các NHTM có sở hữu nhà nước có chất lượng tín dụng thấp hơn và rủi ro vỡ nợ cao hơn các các loại hình ngân hàng khác.
ngân hàng trên 105 nước từ năm 1998 đến 2003. Sử dụng phương pháp tiếp cận tham số (SFA), các tác giả đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của NHTM. Tuy nhiên ở các nước có hoạt động quản trị tốt, ảnh hưởng tiêu cực này ít rõ ràng hơn. Nghiên cứu cũng phát hiện các trung gian tài chính có chất lượng cao (kể cả ở nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư) sẽ giảm bớt tính không hiệu quả của sở hữu nước ngoài.
Berger, Hasan, và Zhou (2009) phân tích hiệu quả sinh lời và hiệu quả chi phí khi sử dụng 266 quan sát trong giai đoạn 1994-2003 của 38 NHTM Trung Quốc với các loại hình sở hữu khác nhau: 4 NHTM có sở hữu nhà nước lớn, NHTM có sở hữu nhà nước không thuộc 4 NHTM nhà nước lớn, NHTM có sở hữu tư nhân, NHTM có sở hữu nước ngoài. Nghiên cứu này tập trung vào hiệu quả sinh lời vì hiệu quả sinh lời bao quát hơn hiệu quả chi phí. Nhóm tác giả cũng xem xét sở hữu nước ngoài của một số NHTM không thuộc 4 NHTM nhà nước lớn và các NHTM có sở hữu tư nhân Trung Quốc. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy để đạt hiệu quả hoạt động cao hơn cần giảm sở hữu nhà nước trong các NHTM Trung Quốc và tăng vai trò của sở hữu nước ngoài. Đáng chú ý là 4 NHTM có sở hữu nhà nước lớn có lợi nhuận thấp nhất do thu nhập thấp và nợ xấu cao. Các NHTM có sở hữu nước ngoài cao hơn 50% có lợi nhuận cao nhất, vì vậy việc chuyển các nguồn lực từ các NHTM có sở hữu nhà nước - đặc biệt là 4 NHTM có sở hữu nhà nước lớn - sang sở hữu nước ngoài sẽ làm tăng hiệu quả của hệ thống ngân hàng Trung Quốc.
Nghiên cứu thực nghiệm của Lin và Zhang (2009) trên dữ liệu bảng không cân bằng gồm 60 ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1997-2004 đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động của NHTM. Đặc biệt, nghiên cứu tiến hành phân tích hiệu ứng tĩnh (static effect), hiệu ứng lựa chọn (selection effects) và hiệu ứng động (dynamic effect) của sở hữu tư nhân, sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước. Các tác giả thấy rằng sở hữu nhà nước có mối tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động của NHTM, cụ thể 4 NHTM có sở hữu nhà nước lớn (big four) có khả năng sinh lời thấp, hiệu quả hoạt động thấp và chất lượng tài sản kém hơn các loại hình NHTM khác (hiệu ứng tĩnh). Hơn nữa, các ngân hàng bị mua lại bởi nhà đầu tư nước ngoài có hiệu quả hoạt động tốt hơn (hiệu ứng lựa chọn).
effect) và hiệu ứng động (dynamic effect) của quá trình tư nhân hóa đến hiệu quả hoạt động của NHTM Trung Quốc giai đoạn 1995-2010. Nghiên cứu thực nghiệm trên 49 NHTM trong 16 năm với 529 quan sát, chiếm hơn 85% tổng tài sản của các NHTM ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cấu trúc sở hữu có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của NHTM. Cụ thể, các NHTM có sở hữu nước ngoài có khả năng sinh lời cao hơn, các NHTM có sở hữu nhà nước có hiệu quả hoạt động thấp hơn. Trong khi đó, các NHTM cổ phần hoạt động hiệu quả nhất trên phương diện hiệu quả về chi phí và hiệu quả thu nhập. Thêm vào đó, quá trình tư nhân hóa đã cải thiện hiệu quả hoạt động các NHTM do việc tăng thu nhập và tăng hiệu quả hoạt động trong ngắn hạn và dài hạn. Hiệu quả tích cực này càng có giá trị và ý nghĩa đối với các NHTM có sở hữu nước ngoài.
Shaban và James (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của 60 NHTM Indonesia trong giai đoạn 2005- 2012. Nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy NHTM có sở hữu nhà nước có khả năng sinh lời thấp hơn và rủi ro cao hơn NHTM có sở hữu tư nhân và NHTM có sở hữu nước ngoài. Cụ thể, NHTM có sở hữu tư nhân hoạt động tốt khi xem xét trên hiệu quả chi phí và khả năng sinh lời. Tuy nhiên các NHTM có sở hữu nước ngoài lại có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn.
Nghiên cứu của Rahman và Reja (2015) cung cấp bằng chứng về tác động của các loại hình sở hữu khác nhau đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Các tác giả sử dụng số liệu thứ cấp của 21 ngân hàng Malaysia trong giai đoạn 2000-2011, bao gồm 252 quan sát để phân tích thực nghiệm. Hồi quy đa biến với mô hình tác động cố định (FEM) được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. Xem xét năm hình thức sở hữu gồm sở hữu nội bộ, sở hữu gia đình, sở hữu nhà nước, sở hữu tổ