7. Kết cấu luận án
2.4. Dữ liệu nghiên cứu
Ở Việt Nam, ngân hàng được xem là một khu vực kinh tế quan trọng và nhạy cảm song việc công bố thông tin lại thiếu tính thống nhất và toàn diện. Do đó, việc thu thập dữ liệu để kiểm chứng thực nghiệm thông qua các phương pháp phân tích
và mô hình hồi quy gặp nhiều khó khăn.
Nguồn thông tin được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này là thông tin thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính được kiểm toán, báo cáo thường niên, bản cáo bạch và điều lệ hoạt động của các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2007- 2019. Dữ liệu nghiên cứu không bao gồm các ngân hàng 100% vốn nước ngoài do đặc thù kinh doanh, đặc điểm tài chính kế toán và yêu cầu quản lý của các ngân hàng này có sự khác biệt đáng kể so với các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Dữ liệu thô được cung cấp bởi công ty Stoxplus, công ty chuyên thu thập và phân tích dữ liệu tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, do dữ liệu được cung cấp bởi Stoxplus cũng chưa đầy đủ, chỉ mới tập trung vào dữ liệu tài chính nên nhiều dữ liệu liên quan đến cấu trúc sở hữu, quản trị công ty trong NHTM tác giả trực tiếp thu thập từ báo cáo thường niên, các bản cáo bạch. Đồng thời thông qua báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại, tác giả cũng so sánh, kiểm tra mức độ chính xác của các dữ liệu được cung cấp bởi Stoxplus.
Cụ thể, để đo lường các biến số trong mô hình, đề tài đã tiến hành thu thập các dữ liệu sau:
- Dữ liệu về tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư trong nước, tỷ lệ sở hữu tập trung được thu thập từ Báo cáo thường niên, công bố trên các website của các ngân hàng thuộc mẫu nghiên cứu, cụ thể là phần Thông tin chung và Cơ cấu cổ đông.
- Dữ liệu về quản trị công ty trong ngân hàng như số thành viên trong HĐQT, số thành viên độc lập, số thành viên nữ trong HĐQT… được thu thập trên báo cáo thường niên cụ thể trong phần Thành viên và cơ cấu HĐQT hoặc trong phần báo cáo của HĐQT.
- Dữ liệu về tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tổng tiền gửi, tổng tài sản cố định, vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, dư nợ cho vay, tổng tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng… qua các năm được thu thập trên phần mềm FinPro do Stoxplus cung cấp và được đối chiếu với dữ liệu từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong các báo cáo tài chính công bố trên các website của các ngân hàng thuộc mẫu nghiên cứu.
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số lƣợng các NHTM theo thời gian
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Tính đến thời điểm cuối năm 2019 có 31 NHTM cổ phần Việt Nam đang hoạt động, tuy nhiên do nhiều ngân hàng không công bố dữ liệu đặc biệt là dữ liệu khi chưa cổ phần hóa hoặc một số NHTM công bố thông tin thiếu tính thống nhất và toàn diện. Do đó, tác giả không thể thu thập được đầy đủ dữ liệu của toàn bộ các NHTM cổ phần Việt Nam đang hoạt động. Dữ liệu sử dụng trong đề tài này là dữ liệu bảng không cân bằng của 26 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 13 năm từ 2007 đến 2019, bao gồm 338 quan sát. Trong mẫu 26 NHTM này có 10 ngân hàng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh, 3 NHTM niêm yết trên sàn HNX, các NHTM còn lại giao dịch trên sàn Upcom và OTC. Trong số 26 ngân hàng này có 4 NHTM có tỷ lệ sở hữu Nhà nước trên 50%, một số ngân hàng có tỷ lệ sở hữu Nhà nước nhưng không phải là tỷ lệ chi phối. Hầu hết các NHTM đều có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ sở hữu từ 0.5% đến 30%. Danh sách 26 các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu được trình bày cụ thể trong Phụ lục 1
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu
Để phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy gộp dữ liệu bảng không cân bằng được xử lý chính trên phần mềm Stata. Dữ liệu thống kê mô tả cơ NHTM Nhà nước NHTM cổ phần NH liên doanh NH 100% vốn nước ngoài Loại 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 5 5 5 3 2 1 1 1 1 1 4 4 34 36 37 37 39 38 35 33 33 31 31 5 5 5 5 4 4 4 4 4 3 5 5 5 5 5 5 5 Tổng 44 46 52 50 50 48 45 43 4 31 31 2 2 2 5 9 9 9 43 40 46 46 46
bản về mẫu và các biện pháp hỗ trợ trong việc khai thác dữ liệu và xác định lỗi dữ liệu tiềm năng. Các số liệu thống kê được mô tả rõ ràng có thể cung cấp phần nào các kết quả phân tích hồi quy dự kiến (Jiang, 2007). Mô hình hồi quy gộp dữ liệu bảng được sử dụng để xem xét mức độ và chiều hướng tác động của các biến. Mô hình hồi quy bao gồm biến phụ thuộc là khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM, biến độc lập là cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và các biến kiểm soát đặc thù ngân hàng có khả năng tác động chi phối đến quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM. Cách thức đo lường và tính toán các biến dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây (mục 2.3).
Để hạn chế ảnh hưởng của những quan sát ngoại vi, các quan sát được loại bỏ ở phân vị 1% và phân vị 99% trong phân phối mẫu của mỗi biến, hoặc thay thế bằng giá trị thích hợp. Phát hiện ngoại vi là rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, vì chỉ cần một ngoại vi cũng ảnh hưởng xấu đến tập dữ liệu (Alwadi, 2015).
Thông thường đối với dữ liệu tài chính dạng bảng, luôn có khả năng tồn tại các hiện tượng tương quan chéo và hiện tượng tự tương quan của biến. Nếu các vấn đề này không được xử lý tốt, sai số chuẩn (standard errors) của ước lượng được tính theo cách thông thường trong hồi quy sẽ bị lệch và sẽ dẫn đến ước lượng hoặc là quá cao hoặc là quá thấp biến động của các tham số. Điều này sẽ tạo ra giá trị thống kê t (t-statistics) không chính xác (sẽ quá thấp hoặc quá cao), dẫn đến các tham số ước lượng có thể không có ý nghĩa hoặc có ý nghĩa thống kê nhưng không phản ánh đúng quan hệ bản chất của các biến (Petersen, 2009). Cụ thể, để giải quyết vấn đề này, tác giả sử dụng sai số chuẩn robust để giải quyết hiện tượng phương sai không đồng nhất và ước lượng sai số chuẩn theo cụm mỗi ngân hàng (cluster) để giải quyết vấn đề tự tương quan khi tính giá trị thống kê t như phương pháp của Petersen.
Để phân tích thêm về tính bền vững của kết quả, tác giả giải quyết các vấn đề nội sinh do tác động theo chiều ngược lại từ khả năng sinh lời, rủi ro của NHTM đến cấu trúc sở hữu, các mô hình nghiên cứu xem xét thêm các giá trị trễ của biến độc lập trong mô hình, đó là phương pháp sử dụng biến trễ. Cụ thể, các biến sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà đầu tư trong nước, sở hữu tập trung sẽ nhận giá trị trễ (giá trị t-1). Ngoài ra, có khả năng một nhân tố đặc thù ngân hàng nào đó ít hoặc không thay đổi theo thời gian nhưng không thể quan sát và đo lường
có tác động chi phối đến quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời, rủi ro của NHTM. Vấn đề này có thể giải quyết bằng cách đưa thêm ảnh hưởng cố định ngân hàng vào mô hình hồi quy.
Việc nghiên cứu tác động cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM được thực hiện qua các bước sau:
+ Bước 1: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
+ Bước 2: Thiết lập mô hình nghiên cứu để phân tích tác động cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM.
+ Bước 3: Xác định cách thức đo lường cấu trúc sở hữu
+ Bước 4: Xác định cách thức đo lường khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM
+ Bước 5: Xác định cách thức đo lường biến quản trị công ty và các biến kiểm soát
+ Bước 6: Thu thập dữ liệu nghiên cứu
+ Bước 7: Xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu
+ Bước 8: Kiểm định giả thuyết đặt ra dựa trên mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định (FEM)
+ Bước 9: Trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu.
2.6 Kết luận
Trên cơ sở phân tích các lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu trước đây, chương 2 này tập trung vào việc xây dựng giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam. Từ đó, tác giả phát triển các mô hình kinh tế lượng nhằm kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam. Các biến trong mô hình bao gồm biến phụ thuộc khả năng sinh lời (ROA, ROE) và rủi ro (ADZ, ζ(ROE); ζ(ROA)); biến độc lập cấu trúc sở hữu (SO, DO, FO, CO), biến quản trị công ty ((INDB), (BOARD), (FEM)) và các biến kiểm soát đặc thù ngân hàng. Ngoài ra, chương này mô tả đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu và cuối cùng là lựa chọn phương pháp ước lượng dựa trên những ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp ước lượng nhằm làm tiền đề để thực hiện phân tích và trình bày kết quả ở chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này trước tiên nhằm trình bày những kết quả nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu đã nêu ở chương 2. Phần đầu của chương trình bày các phân tích về thực trạng cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019. Bản chất của công việc phân tích thực trạng này là việc phân tích trên cơ sở thống kê mô tả các đặc điểm của mẫu kết hợp với các dữ liệu bổ sung. Phần tiếp theo, trình bày các kiểm định giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam. Kết quả phân tích trình bày trong chương này sẽ được thực hiện thông qua các kỹ thuật thống kê khác nhau như thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy. Để kiểm định tính bền vững của kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề nội sinh có thể tồn tại và có khả năng ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Ngoài ra, chương này cũng giải thích cơ chế thông qua đó cấu trúc sở hữu tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam.
3.1. Thống kê mô tả cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của cácNHTM Việt Nam NHTM Việt Nam
3.1.1 Cấu trúc sở hữu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019
Bảng 3.1: Thống kê mô tả cấu trúc sở hữu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019 ĐVT: % Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tỷ lệ sở hữu Nhà nước 326 19,65 28,17 0 100
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài 325 9,98 11,46 0 30
Tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước 325 70,40 28,87 0 100
Mức độ sở hữu tập trung
(Tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn) 299 38,42 27,17 0 100
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các NHTM
trong giai đoạn 13 năm từ 2007 đến 2019. Trong số 26 ngân hàng này có 4 NHTM có tỷ lệ sở hữu Nhà nước trên 51%, một số ngân hàng có tỷ lệ sở hữu Nhà nước nhưng không phải là tỷ lệ chi phối. Tỷ lệ sở hữu nhà nước trung bình là 19,65%, có một số NHTM không có sở hữu Nhà nước, và một số NHTM có tỷ lệ sở hữu Nhà nước 100% trong những năm trước đây. Độ lệch chuẩn của biến tỷ lệ sở hữu Nhà nước là 28,17%. Một số NHTM có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ sở hữu từ 0,5% đến 30% (tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của luật pháp Việt Nam - Nghị định số 01/2014/NĐ-CP). Tỷ lệ sở hữu cổ phần trung bình của các nhà đầu tư nước ngoài là 9,98%, thấp nhất trong 3 nhóm sở hữu. Hiện có 03 Ngân hàng đạt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa đó là ngân hàng TMCP An Bình, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu). Sở hữu NĐT trong nước có tỷ lệ trung bình khá cao 70,40% với một số NHTM có tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước là 100% chẳng hạn như Bắc Á, Việt Á, Việt Capital. Tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước thấp nhất là 0% là do trong một số năm trước đây các NHTM này có tỷ lệ sở hữu nhà nước là 100% (VCB, BID).
Bảng 3.2: Mức độ phân phối của cấu trúc sở hữu
ĐVT: % Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Phân vị 5% Phân vị 10% Phân vị 25% Giá trị trung vị Phân vị 75% Giá trị lớn nhất Tỷ lệ sở hữu Nhà nước 326 0 0 0 0 6,0 30 100 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài 325 0 0 0 0 2,9 20 30 Tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước 325 0 2,7 6,8 60 76,9 94 100 Mức độ sở hữu tập trung (Tỷ lệ sở hữu CĐ lớn) 299 0 4,9 10,1 16,95 33,6 51,5 100
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Bảng 3.2 thống kê mô tả mức độ phân phối của tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước và mức độ sở hữu tập trung. Bảng này cho thấy 50% số quan sát trong mẫu có tỷ lệ sở hữu nhà nước nhỏ hơn 6,0%, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 2,9% và sở hữu NĐT trong nước nhỏ hơn 76,9%. Bảng này
cũng cho thấy tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước đối với các NHTM Việt Nam là khá cao, cụ thể 75% số mẫu quan sát có tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước nhỏ hơn 94%. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài mặc dù theo quy định có thể đạt mức tối đa là 30%, nhưng trong giai đoạn nghiên cứu có 75% số quan sát có tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhỏ hơn 20%.
Bảng 3.3: Bảng phân tích biến động cấu trúc sở hữu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019
ĐVT: %
Năm Tỷ lệ sở hữunhà nước Tỷ lệ sở hữunước ngoài NĐT trong nướcTỷ lệ sở sở hữu Mức độ sở hữutập trung
2007 26,04 4,13 69,83 40,05 2008 25,82 7,48 67,30 43,31 2009 24,37 7,86 68,34 43,84 2010 23,21 7,89 68,90 42,45 2011 22,78 8,51 68,71 43,18 2012 21,62 9,36 69,01 42,06 2013 18,52 9,68 71,80 35,77 2014 16,84 9,97 73,19 35,71 2015 15,95 10,84 72,65 35,41 2016 15,29 11,42 73,29 34,75 2017 13,93 14,64 71,43 31,89 2018 12,54 13,55 73,96 28,12 2019 15,99 14,03 69,99 35,84
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Hình 3.1. Biến động cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019
Tỷ lệ sở sở hữu nội địa phi nhà nước Tỷ lệ sở hữu tập trung Tỷ lệ sở hữu nước ngoài
Tỷ lệ sở hữu Nhà nước 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 80,00% 70,00% 60,00% 50,00% 40,00% 30,00% 20,00% 10,00% 0,00%
Bảng 3.3 và đồ thị 3.1 cho thấy sự biến động của cấu trúc sở hữu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Dựa vào đồ thị, ta thấy giá trị trung bình của sở hữu NĐT trong nước chiếm tỷ lệ cao nhất và ít biến động qua các năm, dao động xung quanh mức 70%. Trong khi đó tỷ lệ sở hữu nhà nước trung bình có xu hướng giảm xuống, năm 2007 tỷ lệ này là 26,04% đến năm 2019 tỷ lệ này là