7. Kết cấu luận án
4.3.2. Khuyến nghị đối với các Ngân hàng thương mại
Khuyến nghị đối với từng NHTM sẽ tập trung vào hai vấn đề. Một là bản thân các NHTM có thể điều chỉnh cấu trúc sở hữu ví dụ như phát hành thêm cổ phiếu, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước hoặc có các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chiến lược hoặc thâu tóm cổ phiếu để gia tăng tập trung… Hai là phát huy ưu thế, khắc phục những hạn chế của từng loại hình cấu trúc sở hữu từ đó gia tăng khả năng sinh lời, và năng lực kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Thứ nhất, các NHTM có thể tự điều chỉnh cấu trúc sở hữu theo định hướng
của các cơ quan quản lý, tận dụng các ưu thế của từng loại hình cấu trúc sở hữu để gia tăng khả năng sinh lời, giảm thiểu rủi ro. Mặc dù, kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu quá khứ cho thấy tương quan thuận giữa sở hữu nhà nước, sở hữu tập trung với khả năng sinh lời và rủi ro, nhưng định hướng của các cơ quan quản lý cũng như xu hướng của các NHTM trên thế giới và khu vực là giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước. Khi tỷ lệ sở hữu nhà nước còn cao thì sẽ làm cho tính năng động, tính sáng tạo, sự bứt phá của các NHTM có thể bị hạn chế. Hơn nữa, các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ e ngại khi nhìn vào tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ cao thậm chí gần như toàn
bộ. Thực ra đây vẫn là các ngân hàng hoạt động theo kiểu nhà nước. Một khi các ngân hàng cổ phần vẫn hoạt động theo kiểu nhà nước thì rõ ràng hiệu quả chưa được như mong muốn, chưa phát huy được các điểm mạnh như các ngân hàng cổ phần đúng nghĩa. Do đó, các NHTM có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao cần thiết phải đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khác tham gia, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, việc tăng vốn để hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn của Basel II là một yêu cầu cấp bách đối với các NHTM. Tuy nhiên, với cơ chế hiện tại, nhà nước không thể bỏ thêm vốn vào các NHTM thì giải pháp thu hút thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang được các NHTM hướng tới. Trong quá trình tìm hiểu thực trạng và thu thập dữ liệu của các NHTM Việt Nam, tác giả nhận thấy một số NHTM chưa minh bạch thông tin và chưa cập nhật nhất quán thông tin về các kết quả kinh doanh dẫn đến tình trạng giảm niềm tin, giảm sức thu hút đối với các nhà đầu tư, đặc biệt nhà nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề này cũng làm gia tăng tình trạng thông tin bất đối xứng. Do đó, các NHTM cần minh bạch thông tin, tăng cường giám sát, khắc phục vấn đề rủi ro đạo đức. Cụ thể các NHTM này cần thiết phải công khai đầy đủ các thông tin theo quy định của NHNN và theo nhu cầu của các nhà đầu tư, tăng sự minh bạch rõ ràng trong hoạt động tạo được niềm tin và uy tín lâu dài đối với nhà đầu tư. Tăng cường minh bạch và công khai cũng như thúc đẩy cải thiện quản trị ngân hàng. Công khai, minh bạch là đặc trưng của việc cải thiện quản trị ngân hàng đã được thừa nhận thành nguyên tắc quản trị công ty của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Khi thông tin minh bạch, trung thực, quyền lợi của các nhà đầu tư được bảo vệ, các NHTM sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động kinh doanh, thiết lập được cơ cấu sở hữu hợp lý, gia tăng khả năng sinh lời, giảm thiểu rủi ro.
Khi các NHTM có được một năng lực tài chính đủ mạnh sẽ tạo động lực cho việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, phát triển công nghệ, dịch vụ, đủ điều kiện tham gia vào thị trường tài chính quốc tế, thêm nhiều cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Hơn nữa, khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Basel II, xử lý nợ xấu và phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, các NHTM sẽ thu hút thêm được các nhà đầu tư quốc tế.
Đối với sở hữu tập trung, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tương quan thuận đối với khả năng sinh lời và rủi ro. Để duy trì tỷ lệ sở hữu, các cổ đông lớn đã phải liên tục bổ sung vốn trong điều kiện các NHTM liên tục tăng vốn điều lệ trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả cổ tức của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chỉ mới ở mức 10-12%, mỗi lần NHTM tăng vốn các cổ đông lớn phải bỏ ra rất nhiều tiền so với cổ tức nhận được để duy trì tỷ lệ sở hữu. Điều này tạo nên áp lực tài chính cho các cổ đông lớn và đôi khi họ sử dụng một số các “thủ thuật” để đảm bảo tỷ lệ vốn góp của mình. Hệ quả của những “thủ thuật” này là tăng sở hữu chéo, đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế lớn, dòng vốn luân chuyển lòng vòng... Những vấn đề này đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các NHTM, và ảnh hưởng xấu đến quản trị ngân hàng. Do đó, các NHTM cần xây dựng và hoàn thiện chính sách trong quá trình phân phối kết quả tài chính cho việc chi trả cổ tức và giữ lại phần lợi nhuận phù hợp bổ sung vào vốn chủ sở hữu để tăng qui mô vốn điều lệ nhằm mục đích để tái đầu tư, giảm nhẹ gánh nặng tài chính đối với các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông lớn. Tạo điều kiện cho các cổ đông lớn để duy trì được tỷ lệ sở hữu tập trung tối ưu, gia tăng khả năng sinh lời. Đối với rủi ro, kết quả nghiên cứu cho thấy việc giảm tỷ lệ sở hữu tập trung có thể giảm được rủi ro, do đó, các cổ đông lớn có thể phải chấp nhận việc pha loãng tỉ lệ nắm giữ cổ phần nhằm đa dạng hóa và mở rộng số lượng cổ đông nếu thực sự mong muốn khoản đầu tư của mình lớn mạnh và tăng trưởng. Việc pha loãng tỷ lệ nắm giữ và hạn chế sự tập trung vốn chủ sở hữu lớn trong một nhóm nhỏ các cổ đông cũng thúc đẩy sự phát triển của quản trị ngân hàng, tránh việc ngân hàng bị thâu tóm bởi một nhóm cổ đông gây ra những tổn thất lớn cho các cổ đông khác và làm méo mó tình hình tài chính của các ngân hàng, gây ra các rủi ro cho NHTM.
Thứ hai, các NHTM Việt Nam cần phát huy ưu thế, khắc phục những hạn
chế của từng loại hình cấu trúc sở hữu từ đó gia tăng khả năng sinh lời, giảm thiểu rủi ro. Cụ thể, đối với các NHTM có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao sẽ khai thác lợi thế về quy mô, tiếp tục mở rộng quy mô, thúc đẩy tăng trưởng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Quy mô lớn làm cho chi phí trên một đơn vị sản phẩm dịch vụ giảm đi, chẳng hạn như chi phí cho hệ thống ATM, chi phí của hệ thống công nghệ core banking, chi phí trên đầu một đơn vị tiền gửi, tiền vay, chi phí tài sản cố định, chi phí
quản lý… Các NHTM này cũng có vai trò hàng đầu, dẫn đạo đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng, đây cũng là một lợi thế nếu phát huy tốt sẽ mang lại hiệu quả trong hoạt động. Thêm vào đó, các NHTM có sở hữu nhà nước cao cần thiết phải đổi mới hệ thống quản trị, việc chậm đổi mới hệ thống quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Để giảm chi phí đại diện trong vấn đề đại lý và người ủy thác các NHTM này cần tăng cường giám sát, khắc phục vấn đề rủi ro đạo đức.
Đối với sở hữu nước ngoài, các NHTM cũng cần phải chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tạo các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài gia tăng sở hữu một cách hợp lý. Khi nắm giữ một tỷ lệ sở hữu nhất định, các ưu thế của nhà đầu tư nước ngoài (năng lực quản trị, thế mạnh về khoa học, công nghệ…) mới có thể phát huy tốt, góp phần gia tăng khả năng sinh lời, giảm thiểu rủi ro cho các NHTM. Tuy nhiên các NHTM Việt Nam cũng cần cẩn trọng khi lựa chọn, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để tránh bất đồng trong lựa chọn đường lối phát triển. Sự bất đồng trong đường lối phát triển đã là một trong những lí do chính khiến các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại các NHTM không phát huy được thế mạnh và thua lỗ khi đầu tư vào các NHTM Việt Nam. Chẳng hạn như trường hợp HSBC, thoái vốn khỏi Techcombank sau khi thua lỗ khoảng 440 tỷ, hay ngân hàng Oversea-Chinese Banking Corporation Limited (OCBC) cũng đã thoái toàn bộ 15% vốn điều lệ đang nắm giữ tại VPBank, sau 5 năm là nhà đầu tư chiến lược, gần đây nhất Standard Chartered hoàn tất thoái vốn khỏi ACB sau gần 10 năm đầu tư.
Đối với sở hữu tập trung, NHTM cần tích cực phát huy các lợi thế về chi phí đại diện, giảm xung đột quyền lợi giữa các cổ đông, lấy các quyết định dễ dàng hơn… những lợi thế này giúp cho hoạt động và công tác quản trị NHTM ổn định hơn, gia tăng khả năng sinh lời cho các NHTM. Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần lưu ý khắc phục một số nhược điểm của loại hình sở hữu này, chẳng hạn như các cổ đông lớn dễ dàng trục lợi hơn do đó cơ chế giám sát phải chặt chẽ hơn. Hay các quyết định có thể ít được cân nhắc hơn dễ gây ra rủi ro cho NHTM hơn, do vậy các bước lấy quyết định phải chặt chẽ và kỹ lưỡng hơn…
Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cơ chế tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của của NHTM Việt Nam cho thấy vai trò rất lớn của quản trị công ty trong
ngân hàng. Khi quản trị tốt các NHTM mới có thể minh bạch hơn, tạo ra giá trị cao hơn và hoạt động giám sát cũng hiệu quả hơn. Quản trị công ty trong ngân hàng không chỉ tác động trực tiếp tới giá trị ngân hàng mà còn tới uy tín và vị thế của NHTM. Do đó, cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản trị công ty trong các NHTM. Một số các khuyến nghị để đẩy mạnh quản trị công ty trong NHTM bao gồm:
Một là tuân thủ các nguyên tắc, các quy định của pháp luật trong quản trị công ty. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra một số nguyên tắc trong quản trị công ty. Mỗi nguyên tắc lớn bao gồm nhiều nguyên tắc nhỏ và phù hợp với từng loại hình công ty hoạt động trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, ở khía cạnh NHTM với tư cách là một tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động theo Luật các TCTD năm 2010, có 3 nguyên tắc quan trọng trong quản trị công ty đối với NHTM. Nguyên tắc thứ nhất liên quan đến cơ cấu và tổ chức HĐQT, ban giám đốc và ban kiểm soát. Điều 43, Điều 44 và Điều 48 của Luật các TCTD quy định về cơ cấu HĐQT, BGĐ và BKS đối với TCTD là công ty cổ phần, công ty TNHH, bao gồm một số nội dung như nhiệm kỳ, số lượng, bộ phận giúp việc… Nguyên tắc này bảo đảm rằng công ty có những bộ máy cần thiết để HĐQT - người đại diện cho quyền lợi của các cổ đông
- có thể vận hành và quản lý công ty một cách hiệu quả và sinh lời.
Nguyên tắc thứ 2 liên quan đến quyền và nghĩa vụ của HĐQT, BGĐ, BKS. Điều 45, Điều 46, Điều 47 và Điều 49 Luật các TCTD quy định về quyền và nghĩa vụ của HĐQT, BGĐ và BKS đối với TCTD là công ty cổ phần, công ty TNHH. Quyền và nghĩa vụ của từng ban được quy định cụ thể nhằm phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng nhóm điều hành. Nguyên tắc này đảm bảo rằng thành viên của các bộ máy vận hành NHTM thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ vì lợi ích của cổ đông và những người có liên quan bao gồm nhân viên, người làm công, chủ nợ, khách hàng, người tiêu dùng, cơ quan quản lý và cộng đồng. Thứ ba là các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp. Điều 50 Luật các TCTD có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của TCTD. Việc quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với HĐQT, BGĐ, BKS của TCTD nhằm giảm thiểu rủi ro về đạo đức nghề nghiệp xuống mức thấp nhất. Nguyên tắc này đảm bảo tính trung thực của hoạt động công ty và cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng, đồng thời, giảm thiểu rủi ro đạo đức.
Hai là hoàn thiện cách thức tổ chức của Hội đồng quản trị và Ban điều hành.
Thực tiễn hoạt động ở một số NHTM Việt Nam cho thấy vai trò của HĐQT và Ban điều hành chưa được phân tách rõ ràng. Điều này dẫn đến tình huống HĐQT không tập trung được các thông tin chính về hoạt động của ngân hàng để giám sát, kiểm tra các kế hoạch, các mục tiêu chiến lược, các cách thức quản trị rủi ro. Hay cũng có thể HĐQT tham gia quá nhiều vào các hoạt động thường ngày của Ban điều hành. Do đó, cần xác định cụ thể nhiệm vụ của HĐQT, chủ yếu tập trung xây dựng các chiến lược và giám sát các mục tiêu chiến lược của NHTM. Các NHTM cũng cần cơ cấu lại số thành viên HĐQT sao cho hợp lí.
Ba là các NHTM cần nâng cao năng lực quản trị nội bộ. Quản trị nội bộ bao
gồm nhiều nội dung liên quan đến quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản trị rủi ro, quản trị thị trường, quản trị thương hiệu, quản trị khách hàng… Gần đây quản trị nội bộ cũng được một số NHTM Việt Nam quan tâm, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, một số ngân hàng đã mua các sản phẩm về quản trị ngân hàng tuy nhiên việc sử dụng các chức năng của sản phẩm cũng như thói quen sử dụng các thông tin để đưa ra các quyết định chưa hiệu quả. Cách thức áp dụng các giải pháp quản trị rủi ro vẫn chưa triệt để nên vẫn chưa đem lại hiệu quả cao cho công tác quản trị rủi ro. Do vậy, quản trị công ty trong ngân hàng đặc biệt là quản trị rủi ro cần tuân thủ một số các nguyên tắc như là chấp nhận rủi ro, quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt, phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính, hợp lý về thời gian và phù hợp với chiến lược chung của NHTM, đảm bảo hiệu quả kinh tế… Để thực hiện tốt các nguyên tắc này bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, xây dựng văn hóa quản trị ngân hàng lành mạnh, taọ điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quản trị rủi ro, các NHTM cũng phải chú trọng nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm soát nội bộ phát hiện những rủi ro tiềm ẩn trên cơ sở áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại từ đó có những giải pháp ngăn ngừa kịp thời. Hơn nữa hoạt động quản trị nội bộ cũng cần chú trọng đến hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và nâng cao năng lực tài chính.
Bốn là các ngân hàng thương mại phải tăng cường năng lực kinh doanh. Đầu