Biến độc lập

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 86 - 95)

7. Kết cấu luận án

2.3.2. Biến độc lập

2.3.2.1. Cấu trúc sở hữu (OWN)

SO (State Ownership): Tỷ lệ sở hữu nhà nước là tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi

nhà nước hoặc người đại diện nhà nước trên tổng số cổ phần phát hành, được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu của nhà nước (gồm DNNN và NN sở hữu trực tiếp) trên tổng vốn chủ sở hữu.

DO (Domestic Ownership): Tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư trong nước được đo

lường bằng tỷ lệ sở hữu cá nhân và tổ chức trong nước trên tổng vốn chủ sở hữu.

FO (Foreign Ownership): Tỷ lệ sở hữu nước ngoài là tỷ lệ sở hữu cổ phần,

phần vốn góp có quyền biểu quyết của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài; được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu cá nhân và tổ chức nước ngoài trên tổng vốn chủ sở hữu.

CO (Concentrate Ownership): Mức độ sở hữu tập trung được đo lường qua

tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn trên tổng vốn chủ sở hữu. Cổ đông lớn là cổ đông nắm giữ từ 5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng.

2.3.2.2. Quản trị công ty (CG)

Các biến quản trị công ty gần đầy mới được các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro xem xét. Các biến đại diện cho nhân tố quản trị công ty thường là số thành viên độc lập trong HĐQT, quy mô HĐQT, vai trò kép của CEO, số thành viên nữ trong HĐQT, giới tính của CEO, trình độ học vấn của CEO…. Tuy nhiên do hạn chế của việc thu thập được dữ liệu nên nghiên cứu này chỉ tập trung vào 3 biến là số thành viên độc lập (INDB), quy mô HĐQT (BOARD) và số thành viên nữ trong HĐQT (FEM).

a, Thành viên độc lập (INDB)

Thành viên độc lập là thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành, không có bất kỳ mối quan hệ nào với NHTM có thể ảnh hưởng đến sự độc lập trong phán đoán. Berger và Bowman (2013) cho rằng các thành viên độc lập có khả năng cung cấp thông tin tốt hơn giám đốc điều hành bởi vì họ có lợi thế trong việc truy cập dữ liệu thuộc sở hữu riêng của NHTM khác có thể đem lại các cơ hội thuận lợi cho NHTM. Nghiên cứu của Stepnova và Ivantsova (2012) cho thấy có mối tương quan tích cực giữa tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bởi vì kiến thức và kinh nghiệm đến từ việc thuê ngoài

góp phần hình thành các nguồn lực hợp nhất cho các NHTM. Andres và Vallelado (2008) tuyên bố rằng sự kết hợp giữa thành viên độc lập và các giám đốc điều hành sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn cho các NHTM. Điều đó cũng có nghĩa là các HĐQT có sự độc lập tốt có thể giúp các thành viên đưa ra quyết định tốt hơn. Theo Barney (1991) dựa trên lý thuyết nguồn lực, sự gia tăng số lượng thành viên độc lập trong hội đồng quản trị cho phép tăng cường hiệu quả hoạt động vì sẽ có thêm nguồn lực bên ngoài hỗ trợ.

b, Quy mô Hội đồng quản trị (BOARD)

Eisenberg và cộng sự (1998) đã thực hiện nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính. Kết quả cho thấy có một mối tương quan nghịch giữa quy mô hội đồng và tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ở Phần Lan. Điều này hàm ý rằng các doanh nghiệp có quy mô HĐQT nhỏ sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với những doanh nghiệp có quy mô HĐQT lớn. Liang và cộng sự (2013) thực hiện nghiên cứu trên mẫu của 50 ngân hàng lớn nhất ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2010 để tìm hiểu các đặc điểm của hội đồng quản trị liên quan đến quy mô, thành phần và chức năng của hội đồng quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng và chất lượng tài sản ngân hàng. Kết quả cũng cho thấy rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên, kết quả về mối tương quan giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động là không đồng nhất, một số nghiên cứu lại cho ra kết quả là các công ty có quy mô HĐQT lớn gia tăng hiệu quả hoạt động. Coles, Daniel, và Naveen (2008) kiểm tra mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp và cấu trúc Hội đồng quản trị. Các tác giả thu thập dữ liệu từ các công ty trên Execucomp và lấy dữ liệu hội đồng quản trị cho các công ty này từ Compact Disclosure từ năm 1992 đến 1997 và từ IRRC cho năm 1998- 2001. Kết quả cho thấy quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động có mối tương quan tích cực. Adams và Mehran (2012) cũng nhận thấy rằng có mối quan hệ tích cực giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động. Dựa trên lý thuyết nguồn lực, các công ty có quy mô HĐQT lớn hơn sở hữu nhiều tài nguyên (nguồn lực) hơn để tăng hiệu quả hoạt động. Điều đó có nghĩa là một đơn vị có quy mô hội đồng quản trị lớn bao gồm nhiều thành viên có kinh nghiệm khác nhau trên các lĩnh vực khác nhau

cho phép hỗ trợ các nhà quản lý một cách hiệu quả trong việc đưa ra các quyết định để hoàn thành mục tiêu của đơn vị một cách tốt nhất.

c, Thành viên nữ trong hội đồng quản trị (FEM)

Thành viên nữ trong hội đồng quản trị được coi là một biến số để xem xét sự đa dạng giới trong đó đề cập đến sự hiện diện của phụ nữ trong hội đồng quản trị và đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét khía cạnh của sự đa dạng trong HĐQT (Dutta và Bose, 2008). Ngoài ra, Smith và Verner (2006) sử dụng bảng dữ liệu của 2.500 doanh nghiệp lớn nhất của Đan Mạch trong khoảng thời gian từ 1993 đến 2001 để tìm ra mối quan hệ giữa sự đa dạng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp phụ nữ điều hành và làm chủ tịch HĐQT. Có ba lý do để xem xét vai trò quan trọng của phụ nữ trong hội đồng quản trị. Thứ nhất, thành viên nữ thường hiểu rõ hơn về thị trường (khách hàng) so với các thành viên nam. Do đó, sự hiểu biết này sẽ tăng cường tính hiệu quả trong các quyết định của hội đồng quản trị. Thứ hai, các thành viên nữ trong hội đồng quản trị sẽ mang lại hình ảnh tốt hơn trong nhận thức của cộng đồng đối với một doanh nghiệp và điều này sẽ đóng góp tích cực vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thứ ba, các thành viên khác của hội đồng quản trị sẽ nâng cao sự hiểu biết về môi trường kinh doanh khi có thành viên nữ trong hội đồng quản trị được bổ nhiệm. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thành viên nữ trong hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên nữ trong một doanh nghiệp. Do đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện trực tiếp và gián tiếp với sự hiện diện của các thành viên nữ trong hội đồng quản trị.

2.3.2.3. Biến kiểm soát (CONTROL)

Các biến kiểm soát là các biến đặc thù của ngân hàng có thể có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, rủi ro của NHTM và có mối quan hệ với cấu trúc sở hữu. Để loại bỏ khả năng tác động chi phối của các biến đặc thù của mỗi ngân hàng đến quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời, cũng như rủi ro của NHTM, tác giả kiểm soát trong mô hình hồi quy các biến đặc thù này nhằm tách rời ảnh hưởng ròng của biến cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại.

Khi các biến kiểm soát đặc thù ngân hàng không được đưa vào mô hình thì các hệ số ước lượng của biến độc lập cấu trúc sở hữu trong mô hình hồi quy sẽ bao

gồm ảnh hưởng của các biến kiểm soát đặc thù ngân hàng chứ không hoàn toàn của biến độc lập. Hơn nữa, nếu không đưa các biến kiểm soát đặc thù ngân hàng này vào mô hình, nghiên cứu có thể gặp phải vấn đề về kiểm soát biến không đầy đủ khi thiết lập mô hình. Các biến kiểm soát đặc thù ngân hàng được xác định dựa trên các nghiên cứu trước đây như Saunders và cộng sự (1990); Bonin, và cộng sự (2005); Micco và cộng sự (2007); Berger và cộng sự, Za (2008); Barry và cộng sự (2011), Westman (2011)… Các biến kiểm soát đặc thù của NHTM tác động lên khả năng sinh lời và rủi ro theo những cách thức khác nhau. Do đó tác giả chia thành 2 nhóm biến kiểm soát.

a, Các biến kiểm soát có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM

(i)Quy mô của ngân hàng (SIZE):

Để phân biệt quy mô khác nhau của các ngân hàng thương mại, có thể dựa vào các tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của ngân hàng chẳng hạn như năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, công nghệ hiện tại…. Tiêu chí định lượng có thể dựa vào các chỉ tiêu như: tổng tài sản, số chi nhánh, phòng giao dịch, số lượng nhân viên, vốn, tổng thu nhập. Trong nghiên cứu này, quy mô của ngân hàng (SIZE) được xác định bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng, trong đó tổng tài sản của ngân hàng được tính vào thời điểm cuối năm của năm được tính.

Các ngân hàng có quy mô lớn có hiệu quả kinh tế về quy mô, tiết kiệm được chi phí thông tin, chi phí giao dịch nên khả năng sinh lời cũng có thể cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ phi tuyến tính giữa quy mô của ngân hàng và khả năng sinh lời, điều này có nghĩa là đầu tiên quy mô càng tăng lợi nhuận càng tăng nhưng khi quy mô tăng đến một mức độ nhất định, khả năng sinh lời lại bắt đầu giảm xuống (Athanasogloua và cộng sự, 2008). Bên cạnh đó, theo Elsas và cộng sự (2010) nhiều ngân hàng tận dụng được lợi thế kinh tế về quy mô để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, Dietrich và Wanzenried, (2011) cho rằng có một số các NHTM quá lớn đến nỗi trở nên quá phức tạp về mặt quản lý. Do đó, lợi thế kinh tế về quy mô biến mất như một hệ quả của vấn đề chi phí đại diện và các chi phí quản lý khác.

Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy mô của ngân hàng và khả năng sinh lời vẫn chưa có kết luận đồng nhất về chiều hướng tác động. Tuy

nhiên đa số các nghiên cứu đều kết luận có mối tương quan giữa quy mô và khả năng sinh lời của ngân hàng.

(ii) Tỷ lệ tiền gửi (DEP)

Tiền gửi là số tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng với các điều khoản khác nhau để hưởng lãi suất hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán của các ngân hàng. Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây không đưa biến tiền gửi vào để đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời, tuy nhiên trong trường hợp của Việt Nam, tiền gửi là một trong các nhân tố quan trọng có tác động đến khả năng sinh lời của NHTM. Một cách truyền thống, các NHTM Việt Nam chủ yếu kiếm lợi nhuận bằng cách huy động tiền gửi để đáp ứng các nhu cầu vay vốn. Theo Claeys và Vennet (2008); (García-Herrero và cộng sự (2009) nguồn vốn tiền gửi ít tốn chi phí hơn so với các nguồn vốn huy động phi tiền gửi (Vốn vay phi tiền gửi). Tiền gửi cũng được coi là nguồn vốn cốt lõi, có tính ổn định cao, nghĩa là, chi phí thanh khoản thấp, tạo sự chủ động tốt hơn cho công tác quản trị nguồn vốn, thực hiện các chiến lược quản trị khe hở (GAP) giữa tài sản và nợ. Do đó, NHTM huy động được quy mô tiền gửi lớn có thể có thêm nguồn lực để đầu tư vào các tài sản sinh lời để tạo ra lợi nhuận tốt hơn cho ngân hàng. Ngoài ra, Sufian, (2012) trong nghiên cứu ở các nước Nam Á, cũng tuyên bố rằng NHTM lớn có mức huy động tiền gửi cao hơn so với các ngân hàng nhỏ, do đó có thể đạt được tỷ suất sinh lời cao hơn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại để thu hút tiền gửi từ khách hàng cũng có thể làm gia tăng chi phí và kết quả là làm cho tỷ suất sinh lời của NHTM giảm. Các nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng định có mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền gửi và khả năng sinh lời nhưng vẫn chưa có sự thống nhất về tác động tiêu cực hay tích cực trong mối quan hệ này.

Công thức tính:

DEP= Tổng tiền gửi/ Tổng nợ của ngân hàng

(iii) Tỷ lệ cho vay (LOA)

Ở các nước đang phát triển thì hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính mang lại khả năng sinh lời cao cho ngân hàng so với các hoạt động khác như là đầu tư chứng khoán. Các nghiên của Haque (2015); Malik, Thanh và Shah, (2016); Iannotta và cộng sự (2007) đã đưa ra các bằng chứng về tác động tích cực giữa tỷ lệ

cho vay trên tổng tài sản và khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, cho vay cũng có thể là hoạt động phát sinh nhiều chi phí hơn cho ngân hàng so với các tài sản khác do rủi ro tín dụng liên quan. Mặt khác, tỷ lệ sinh lời cận biên từ hoạt động tín dụng sẽ ngày càng giảm do áp lực cạnh tranh ngày càng lớn giữa các NHTM với nhau và giữa NHTM với các định chế tài chính trung gian khác ở cả chi phí huy động vốn đầu vào và thu nhập từ cho vay. Do đó, khả năng sinh lời của ngân hàng sẽ giảm khi rủi ro cho vay cao (Athanasoglou và cộng sự, 2008). Như vậy, tác động của tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đến khả năng sinh lời vẫn còn đang là vấn đề gây tranh cãi.

Công thức tính:

LOA= Dư nợ cho vay/ tổng tài sản

(iv) Tỷ lệ thanh khoản (LIQ)

Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) là một biến kiểm soát khác có tác động đến khả năng sinh lời của NHTM. Trong các nghiên cứu về khả năng sinh lời của NHTM, thanh khoản được coi là một trong những yếu tố quan trọng cần xem xét. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và khả năng sinh lời (Jeevarajasingam, 2014; Sandhar và Janglani, 2014). Tuy nhiên các NHTM cần thiết phải giữ cân bằng giữa thanh khoản và khả năng sinh lời. NHTM nắm giữ một lượng tài sản thanh khoản cần thiết, nếu nắm giữ quá nhiều, khả năng sinh lợi của NH sẽ bị suy giảm. Tỷ lệ thanh khoản được đo lường bằng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi (Pasiouras và Kosmidou, 2007). Tỷ lệ thanh khoản cao thể hiện mức cho vay và đầu tư cao cũng có nghĩa là NHTM đầu tư nhiều vào các tài sản sinh lời cao, do đó có thể sẽ dẫn đến khả năng sinh lời cao cho các NHTM (Berger, 1995; Roy, 2008). Tỷ lệ thanh khoản thấp thể hiện mức độ thanh khoản cao, ngụ ý rằng nếu NHTM giữ nhiều tài sản thanh khoản sẽ mang lại khả năng sinh lời thấp.

Công thức tính:

LIQ= Tổng dư nợ cho vay/ Tổng tiền gửi

b, Các biến kiểm soát có ảnh hưởng đến rủi ro của NHTM

(i)Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng cho thấy khả năng của NHTM khi đối phó với các nguy cơ rủi ro. Các NHTM có quy mô lớn có khả năng đa dạng hóa rủi ro trên các dòng

sản phẩm và quản trị rủi ro tốt hơn so với những ngân hàng có quy mô nhỏ (Garcia- Marco và Robles-Fernndez, 2008). Nghiên cứu của Demsetz và Strahan (1997) cho rằng các NHTM có quy mô lớn có xu hướng đa dạng hóa hơn cho phép họ tham gia vào danh mục đầu tư và cho vay rủi ro cao và có khả năng mang lại tỷ suất sinh lời cao hơn mà không làm tăng rủi ro vì có lợi thế về đa dạng hóa. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Saibol Ghosh (2014) và Salkeld (2011), cho rằng các ngân hàng nhỏ phải đối mặt với rủi ro cao hơn vì họ không phải có khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro, do đó quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với rủi ro. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Ronald E. Shrieves và Drew Dahl (1991), Aggrawal và Jacques (2001), Yong Tan và Christos Floros (2013) thì quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với rủi ro.

Công thức tính:

SIZE= log (Tổng tài sản)

(ii) Tỷ lệ cho vay (LOA)

Ở các nước đang phát triển thì hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính mang lại đem lại khả năng sinh lời cao hơn cho ngân hàng so với các hoạt động

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w