Thời kì nhà Trần, văn học chữ Nôm bắt đầu xuất hiện bên cạnh văn học chữ Hán. Chữ Nôm - một loại chữ do ông cha ta sáng tạo trên cơ sở tiếp thu chữ Hán - từ đây đã phát triển thành văn học chữ Nôm, đánh dấu bước ngoặt lịch sử : dân tộc ta có tiếng nói của riêng mình. Điều đáng lưu ý là không chỉ quý tộc, nho sĩ mà kể cả thượng hoàng, hoàng đế cũng làm thơ, viết văn chữ Nôm. Tất cả các tác phẩm đã tạo nên nền văn học Trúc Lâm27.
25Nguyễn Văn Long. (2013). Chính trị học đại cương. NXB Đại học Sư Phạm, trang 48 26 ĐHQGTPHCM. (2009). Bài giảng chính trị học. NXB ĐHQGTPHCM, trang 80
27 https://thuvienhoasen.org/images/file/3fc7eJ1G0QgQAOUl/lichsu-pgvn-thichthienhoa.pdf , truy cập ngày 24.11.2018 24.11.2018
Văn học Trúc Lâm đời Trần thấm nhuần tính cách dung hợp và khai phóng của đạo Phật. Nền học vấn của đời Trần không bị ràng buộc bởi khoa thi cử; chính sách tôn giáo của nhà Trần là một chính sách tự do và bình đẳng, giới sĩ phu dù xuất thân từ truyền thống tôn giáo nào cũng được triều đình đãi ngộ rất hậu. Đó là những nguyên nhân khiến cho văn học đời Trần giàu có, sáng ngời và đầy ý thức tự tin. Thi ca đời Trần chịu ảnh hưởng thiền học sâu đậm với những tác phẩm mang nặng dấu ấn Phật giáo.
Ví dụ như: Tinh thần an nhiên tĩnh tại và ung dung trước vòng luân hồi của kiếp nhân sinh của Mãn Giác Thiền Sư:
“Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở Trước mắt đời diễn biến Trên đầu già đến nơi
Đừng nói xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai.”
(Cáo tật thị chúng)
Hay tinh thần sống ung dung tự tại, an lạc từ tâm, phi vật chất, coi phú quý tựa chiêm bao của vua Trần Thái Tông là một điển hình cho triết lý nhân sinh của đạo Phật:
“Phú quý mây bay tự nẻo xa
Tháng ngày nước chảy vội vàng qua Chi bằng vui thú lâm tuyền ẩn
Giường cỏ thông reo một chén trà”28
Văn học thời Trần có nhiều thể loại như: truyện ký, chính sự, sử học, thơ văn, phú, hịch,… trong đó có nhiều sáng tác có nguồn gốc hoặc liên quan đến các thiền sư. Vua Trần Nhân Tông, nhà sư Huyền Quang đã để lại những tác phẩm văn học Phật giáo bằng chữ Nôm như: Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Cư trần lạc đạo phú, Vịnh Vân Yên tự phú29. Tác phẩm của vua Trần Thái Tông gồm có: Kim cang tam muội kinh tự, Thiền tông chỉ nam tự, Khoá Hư lục; Tuệ Trung Thượng Sĩ còn năm mươi bài thơ, kệ; Pháp Loa có Đoạn sách lụcvà một chương thiền đạo gồm bốn bài luận thuyết. Những tác phẩm này vẫn được truyền đến ngày nay và trở thành những nguồn sử liệu vô cùng quý báu, không những đối với việc nghiên cứu lịch sử văn học dân tộc mà còn đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ văn tự. Dưới đây, chúng tôi trình bày một số thể loại tiêu biểu với những tác phẩm có giá trị.
Phổ thuyết
Các vị sư thời Trần thường dùng thể loại phổ thuyết để có thể thuyết pháp rộng rãi, phổ cập mọi đối tượng khác nhau để quần chúng hiểu rõ giáo lý Thiền.
Bốn bài Phổ thuyết (Phổ thuyết Tứ sơn, Phổ thuyết Sắc thân, Phổ khuyến phát Bồ Đề tâm văn, Phổ thuyết Hướng thượng nhất lộ)30mà vua Trần Thái Tông viết ra với mục đích là nhắm đến quảng đại quần chúng, hướng mọi người hiểu rõ các vấn đề cốt lõi của Thiền để có thái độ sống phù hợp tâm
28 http://www.tuvienquangduc.com.au/luanvan/khoa5-35hanhthuan.html , truy cập ngày 30.11.201829 29
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2250/Phat_giao_va_nhung_anh_huong_cua_Phat_giao_duoi_th oi_Tran , truy cập ngày 30.11.2018
30
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2250/Phat_giao_va_nhung_anh_huong_cua_Phat_giao_duoi_th oi_Tran , truy cập ngày 30.11.2018
nguyện giải thoát. Cụ thể là Trần Thái Tông muốn giải quyết các vấn đề lớn xoay xung quanh con người, tức sắc thân và sinh lão bệnh tử thông qua biểu tượng bốn núi tương ứng với bốn mùa nhằm khơi gợi người học đạo phát lòng Bồ Đề, hướng đến giải thoát Niết bàn.
Kệ và thơ
Kệ là những bài văn vần, thơ thường là bốn câu, có khi tám câu với nhiệm vụ thâu tóm một cách cô đọng lời kinh bằng văn xuôi đã giảng thuyết ở phần trước.
Ở dòng văn học Trúc Lâm, kệ được chia ra làm bốn loại. Loại thứ nhất là kệ (kệ tán, kệ tụng, kệ ngộ giả). Những bài kệ này trực tiếp trình bày giáo lý, tư tưởng nhà Phật bằng hình thức ngắn gọn, cô đọng, chuyển tải những nội dung súc tích, những tư tưởng truyền giáo của Thiền học, Phật học. Loại thứ hai là kệ được thi vị hóa (tức được hóa thành thơ). Có thể xem đây là thơ triết lý bởi lẽ nó đẹp về hình thức (các tác giả đã sử dụng ngũ ngôn hoặc thất ngôn, với ngôn ngữ lung linh, đầy hình ảnh đẹp và gợi cảm, giàu chất thơ) và sâu sắc về nội dung (ẩn tàng triết lý nhiệm mầu của nhà Phật). Loại thứ ba là thơ mang cảm hứng Thiền học. Đây là những bài thơ cảm xúc trữ tình nhưng nội dung có đề cập đến tâm, Phật, sinh, tử, Niết bàn, chân như, sắc không. Loại thứ tư là thơ tức cảnh sinh tình, bộc lộ cảm xúc tâm trạng của thiền sư đối với cái lung linh, mỹ lệ của ngoại cảnh thông qua cảm quan Thiền học.
Các bài kệ và thơ Thiền xuất hiện khá nhiều trong Khóa hư lục. Cuối mỗi bài Phổ thuyết đều có bài kệ thơ nhằm đúc kết nội dung cốt lõi của Thiền vừa được giảng bằng một thể thơ Đường luật. Vì vậy, những bài kệnày có một ngôn ngữ diễn đạt riêng, người đọc phải có chìa khóa để giải mã thì mới thấu đạt.
Bên cạnh đó, còn có nhiều bài thơ mang cảm hứng Thiền học chiếm một số lượng khá lớn trong thơ kệ của Thiền phái . Nội dung trình bày đến sự giải thoát, các vấn đề sinh tử Niết bàn, duyên sinh vô ngã vô thường…
Ví dụ như: Trong bài Đề Cổ Châu hương thôn tự, Trần Nhân Tông nhìn nhận “số đời” thật mờ mịt trước sự sinh lão bệnh tử khi về thăm công chúa
Thiên Thụy ngã bệnh nặng. Đọc bài Đề Động Hiên đàn việt giả sơn, chúng ta thấy Huyền Quang cũng tự tại giải thoát với một tâm thức thanh tịnh, không còn hệ luỵ tục trần:
“Hoa mộc di duyên chủng tác sơn, Lung yên trạo nguyệt, lạc hoa hàn. Tòng tư niệm lự đô vô tục,
Doanh đắc thanh phong nhất chẩm an”
Chưa dừng lại ở đó, chúng ta còn thấy các bài thơ Thiền bộc lộ cảm xúc tâm tư khi được giác ngộ, giãy bày thông qua vẻ đẹp thiên nhiên đẹp đẽ, huyền ảo bằng một cảm quan Thiền học. Nguồn thi hứng trước cảnh vật nên thơ hữu tình, thiên nhiên hoá cảnh Phật trong sáng tác của các thiền sư thời Trần đã làm nên những vần thơ tuyệt đẹp.
Bài Chu trung, Phiếm chu của nhà sư Huyền Quang là một thí dụ điển hình. Cả hai bài đều lấy hình ảnh con thuyền làm nguồn cảm hứng để diễn đạt thế giới thực tại cùng song hành với thế giới siêu nhiên trong một không gian biển trời bao la, một thời gian vô biên để đến nơi cùng tận. Con thuyền của Huyền Quang là con thuyền vượt thoát khổ đau để cập bến hạnh phúc nơi cực lạc. Người đọc sẽ cảm nhận sự thanh thoát, sự huyền diệu giữa biển trời mênh mông, có sự hiện hữu của một chiếc thuyền con lướt qua bể đời trầm luân, xa xa chỉ một cánh chim hải âu trắng để mở lối cho cuộc hành trình về miền giải thoát:
“Giang thủy liên thiên nhất âu bạch” (Chim âu một cánh trắng phau)
(Chu trung)
Đến bài Phiếm chu thì người đọc không chỉ cảm nhận bằng ngôn ngữ thi ca mà còn tiếp cận được thế giới nội tâm luôn hòa quyện giữa cuộc đời đầy xao động với sóng nước dạt dào :
“Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương” (Trăng rơi đáy nước, đầy sông sương mờ)
Phú
Là thể loại văn học có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nội dung của các bài phú chủ yếu ca ngợi tư tưởng, thể hiện tấm lòng của kẻ sĩ đối với đất nước, với triều đại trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Trong xu hướng định hình và phát triển thể loại phú vào thời Trần, các nhà khai sáng Thiền phái Trúc Lâm đã tiên phong trước tác các bài phú mang nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam và dân tộc trong việc xây dựng phát triển đất nước Đại Việt. Tiêu biểu cho thể loại này có bài Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông và Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang.
Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông là bản tuyên ngôn về con đường sống, triết lý sống mà Phật giáo Việt Nam thời Trần chủ trương, có tác động và chi phối cuộc sống người dân thời đó. Nội dung tác phẩm khuyên con người tĩnh tâm nhìn nhận những tai biến của hoàn cảnh để từ đó có cách giải quyết sáng suốt; đề cao việc tự giác ngộ cho bản thân; đề cao việc tu đạo giúp đời; đề cao vai trò của đạo Phật trong việc giữ gìn thái bình thịnh trị cho xã tắc, giữ gìn gia giáo trong gia đình. Và cũng phải nói rằng, tư tưởng Cư trần lạc đạo đã góp phần làm nên những chiến công của cha ông ta trong việc dựng nước và giữ nước.
“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”
(Trúc Lâm Yên Tử nhất tỏ Trần Nhân Tông)31
31 https://thuvienhoasen.org/p119a14322/anh-huong-phat-giao-trong-doi-song-nguoi-viet , truy cập ngày 24.11.2018 24.11.2018
Toàn bộ bài Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang không nêu triết lý Thiền – Phật như bài phú của Trần Nhân Tông mà nhằm giới thiệu cảnh thiên nhiên Phật của thế giới Thiền cảnh, Thiền thú với bút pháp liên tưởng ngoa dụ phổ biến ở thể phú. Tại đây, người đọc cảm nhận được khát vọng của Huyền Quang là muốn chuyển hóa thế giới thực tại thành thế giới Phật quốc giữa cuộc đời này.
“(…) Kệ rằng:
Rũ không thay thảy ánh phồn hoa, Lấy chốn thiền lâm làm cửa nhà. Khuya sớm sáng choang đèn bát-nhã, Hôm mai rửa sạch nước ma-ha. Lòng thiền vặc vặc trăng soi giọi, Thế sự hiu hiu gió thổi qua. Cốc được tính ra nên Bụt thực, Ngại chi non nước cảnh đường xa.”
(Vịnh Vân Yên tư phú)32
Nhìn chung, sự ra đời các tác phẩm văn học của Thiền phái Trúc Lâm đã đóng góp những thành tựu tiêu biểu cho thể loại văn học trung đại nói chung, văn chương của Phật giáo đời Trần nói riêng. Sự phong phú nhiều thể loại được vận dụng trong một tác phẩm, hay ở nhiều tác phẩm khác nhau chứng tỏ mỗi khi phương thức sáng tác thay đổi thì nội dung chuyển tải cũng thay đổi .Từ các thể loại mang tính chức năng tôn giáo nặng triết lý Phật – Thiền ở đời Lý, thì thời Trần chúng dần chuyển sang các thể loại văn học Phật giáo như luận thuyết tôn giáo, kệ – thơ Thiền, ngữ lục, niêm tụng kệ, tự, ca, ngâm, phú,… với ngôn từ đắt giá, trau chuốt bay bổng, hình ảnh sống động; bộc lộ được cảm xúc trữ tình, sự rung động tinh tế của cái nhìn tuệ giác,… Tất cả đã góp phần làm nên giá trị hết sức thanh tao và đẹp đẽ của dòng văn học Thiền phái Trúc Lâm.
32 https://www.thivien.net/Huy%E1%BB%81n-Quang-thi%E1%BB%81n-s%C6%B0/V%E1%BB%8Bnh-V%C3%A2n-Y%C3%AAn-t%E1%BB%B1-ph%C3%BA/poem-fjc5fzc61BpOjZ3_P4ax3w , truy cập ngày %C3%A2n-Y%C3%AAn-t%E1%BB%B1-ph%C3%BA/poem-fjc5fzc61BpOjZ3_P4ax3w , truy cập ngày 30.11.2018
Có thể nói, những đóng góp văn học của các thiền sư đời Trần mãi mãi là những viên ngọc sáng ngời, là những tài sản quý báu trong nền văn học dân tộc. Mỗi dòng thơ của các thiền sư là những vầng hào quang tỏa ngát hương thơm của nhà Phật, là những suy tư, suy ngẫm về kiếp người tạm bợ, vô thủy vô chung; dẫn dắt và mở ra một con đường, một hướng đi đích thực cho chúng ta an trú hạnh phúc bất tận trước ngưỡng cửa thời gian vô hình.