Trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa 1 Trong kiến trúc, điêu khắc

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần (1226 1400) (Trang 36 - 39)

38 Những nhân vật tài giỏi xuất chúng của thời Trần có thể kể đế n: Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, Chiêu văn đại vương Trần Nhật Duật, Nhân huệ vương Trần Khánh Dư, Bảo

2.1.4Trong kiến trúc, điêu khắc và hội họa 1 Trong kiến trúc, điêu khắc

2.1.4.1 Trong kiến trúc, điêu khắc

Những ngôi chùa tháp được dựng lên từ bàn tay khối óc và niềm tin của quần chúng, không phải để phục vụ cho tầng lớp trí thức, giai cấp quí tộc mà chủ yếu là phục vụ cho tín ngưỡng quần chúng dân gian. Mặc dù vua quan xây dựng chùa tháp cũng có lúc vì cá nhân, nhưng cá nhân đã được hòa chung với ý muốn của quần chúng nên nó mang tính tập thể, tính cộng đồng, vì lợi ích chung của toàn dân là sản phẩm của cả dân tộc. Hơn bao giờ hết hình ảnh ngôi chùa trở nên thân quen và gần gũi trong đời sống của quần chúng.

Về tượng, bên cạnh tượng Phật là hàng loạt những pho gồm nhiều chủng loại. Các tượng Phật thời Trần thường có dáng ngồi, mắt lim dim, tai to. Các 39 Ngũ giới là năm giới: Giới sát sinh, giới trộm cướp, giới tà dâm, giới lộng ngôn xảo trá và giới uống rượu. Thập thiện là mười điều thiện mà con người nên làm. Thập thiện cùng với ngũ giới tạo ra ba nghiệp mà con người phải chịu đựng. Xem thêm tại link bên dưới:

http://www.daophatngaynay.com/vn/tu-sach-dao-phat-ngay-nay/6128-Thien-thu-ba-Ngu-Gioi-Va-Thap-Thien- Chuong-1-Ngu-Gioi-Va-Noi-Dung-, truy cập ngày 2.12.2018

loại tượng khác như tượng người, tượng ngựa… phần nhiều được tạc bằng đá và chủ yếu là được đặt ở các lăng mộ hay điện thờ. Tương tự như phù điêu thời Lý, phù điêu thời Trần thường có hình người. Phong phú nhất trong nghệ thuật điêu khắc là những bức chạm trang trí ở khắp các công trình kiến trúc. Có bức thể hiện sự du nhập của nghệ thuật Chiêm Thành, như hình người có cánh, hình chim đánh trống, hình thần Garuda…Có những bức thể hiện ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc, nhất là hoa văn ở các câu đối, câu liễn hay ở những bức hoành phi… Nhưng đáng kể hơn cả vẫn là những bức chạm khắc thể hiện bản sắc riêng của nghệ thuật điêu khắc đời Trần. Trong phần lớn các bức chạm khắc trang trí, người ta thấy có nhiều họa tiết hoa sen, hình núi hoặc các hoa cúc nối tiếp nhau. Đặc biệt hình rồng trơn và lá đề, vốn phổ biến dưới thời Lý, đến đây vẫn là họa tiết trang trí chủ đạo, chỉ khác là đầu rồng to hơn, được chạm từng cặp, uốn mình trong lá đề. Họa tiết hình rồng và lá đề được tìm thấy khá nhiều ở các chùa như Phật Tích, chùa Long Đọi Sơn, chùa Phổ Minh... Qua quá trình đào thải, chọn lọc và nâng cao để củng cố nền độc lập và tự chủ dân tộc, một tinh thần tự hào, một ý thức tự tôn về sự tồn tại của đất nước được xác định một cách vững vàng, Nhà Trần đã lập nên những chiến công hiển hách, những thành tựu rực rỡ trong công cuộc trị quốc, trong kiến thiết đất nước cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần. Đó là những thành quả vô giá của người dân Đại Việt trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm. Đó cũng là cách để người dân trên đất nước Việt Nam gìn giữ và phát huy các giá trị cũng như bản sắc của văn hóa Đại Việt.

Những công trình Phật giáo tiêu biểu trong thời Trần Các ngôi chùa được xây dựng rải rác ở Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ nhưng tập trung nhất vẫn ở ven các triền sông vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày nay. So với nhà Lý, phạm vi xây dựng chùa tháp thời Trần đã được mở rộng vào hướng Nam đến Thanh Hóa, Nghệ An. Dưới đây là một số công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu40:

Chùa Phổ Minh (Nam Định) được xây dựng khoảng năm 1262, còn lưu giữ

được cánh cửa gỗ bốn tấm bằng gỗ lim, cao 1,9m và mỗi cánh rộng 0,8 m với 40

http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2250/Phat_giao_va_nhung_anh_huong_cua_Phat_giao_duoi_th oi_Tran , truy cập ngày 2.12.2018

những trang trí hình rồng, hoa lá và sóng nước. Một số thành bậc cửa bằng đá chạm rồng và sấu. Tháp Phổ Minh bằng đá, dựng trước cửa chùa vào năm 1305.

Chùa Bối Khê (Hà Tây) dựng năm 1338, chùa giữ được một số đầu bẩy

chạm hình đầu rồng ngậm ngọc, phía ngoài có một hình chim, lưu được bộ vì kèo tại gian giữa tòa Thượng Điện và một số chạm khắc chim thần Garuda ở góc bệ đá và tường gạch, bệ đá hoa sen ba tượng năm 1382.

Chùa Thái Lạc (Hưng Yên) còn giữ được một số mảng cốn, ván nong trang

trí rất đẹp. Điêu khắc gỗ của chùa này và chùa Bối Khê tiêu biểu cho điêu khắc gỗ kiến trúc Phật giáo thời Trần.

Chùa Báo Ân (Gia Lâm, Hà Nội) còn lại những di vật cổ như mảng nền,

kết cấu sáu hàng chân cột, một vì rộng 13m và một số hiện vật bằng đất nung mang phong cách trang trí thời Trần. Điêu khắc trang trí có bệ đá hình vũ nữ, một đầu rồng và một số trang trí lá đề là có giá trị.

Chùa Vĩnh Khánh và tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) hiện nay, niên đại của

tháp Bình Sơn còn gây nhiều tranh cãi, nhưng theo nhiều tư liệu đáng tin cậy thì tháp Bình Sơn khởi dựng trong thời Trần. Tháp Bình Sơn là ngôi tháp cổ sử dụng chất liệu đất nung có giá trị rất cao về mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo.

Thiền phái Trúc Lâm hình thành với ý tưởng xây dựng một không gian Phật giáo thanh tịnh đã gắn liền tên tuổi với các danh sơn như Yên Tử (Quảng Ninh), Côn Sơn (Hải Dương), Quỳnh Lâm (Quảng Ninh)… Những ngôi chùa tại các nơi này được xây dựng từ thời kỳ trước và được xây dựng thành các trung tâm Phật giáo dưới thời Trần. Dấu vết thời Trần còn lại rất ít, ví dụ như ở Yên Tử, những viên gạch vuông trang trí hoa dây, nền tháp đá thời Trần có cạnh 3m15 với mặt bằng hình lục lăng.

Các ngôi chùa khác được khởi dựng thời kỳ này như chùa Hương Tích ở núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), chùa Hào Xá (Hưng Yên), Chùa Dương Liễu (Hà

Tây), chùa Hoa Long, chùa Thông (Thanh Hóa)… Một số ngôi chùa lưu giữ

được một vài hiện vật như chùa Long Hoa (Nam Định) có lưu giữ bệ thờ hoa sen, tượng rồng đá. Chùa Dâu có bộ vì nóc thượng điện từ thời Trần. Chùa Thầy còn lưu giữ bộ lưng ngai năm 1346. Chùa Hương Trai (Hà Tây) lưu giữ

được bệ đá năm 1358-1369. Chùa Xuân Lũng có tòa sen năm 1386. Chùa Đại Bi có tòa sen ghi năm 1374. Chùa Che (Hà Tây) hiện còn bia đá. Ngoài ra, một số nền tháp thời này đã được tìm thấy như Ghềnh Tháp (Nam Định), Dưỡng

Phú (Hưng Yên), Linh Nga bảo tháp và Xuân Hồng (Nghệ Tĩnh). Tháp thời

Trần được dựng khá nhiều trong các công trình kiến trúc Phật giáo với chức năng làm nơi thờ Phật, kỷ niệm hoặc tháp mộ. Ví dụ, tháp Bình Sơn, tháp Phổ Minh là loại tháp được dựng nên với tính chất kỷ niệm, tháp ở Yên Tử thì thuộc dạng tháp mộ. Kích thước của tháp thời Trần nhỏ nhưng giống kiểu dáng tháp thời Lý.

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần (1226 1400) (Trang 36 - 39)