CHƯƠN G3 VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN VIỆT NAM NGÀY NAY
3.2.3 Lễ hội, phong tục và tín ngưỡng
Phật giáo là khởi nguồn cho vô số lễ hội48 của Việt Nam mà mỗi một lễ hội đều là một bảo tàng văn hóa dân tộc. Trong lễ hội là kho tàng phong tục tín ngưỡng, là ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, là những lớp văn hóa trầm tích được lưu giữ suốt chiều dài lịch sử. Lễ hội xuất phát từ tôn giáo tín ngưỡng sẽ thỏa mãn các nhu cầu của con người về đời sống tâm linh, đời sống văn hóa. Bắt nguồn từ Đạo Phật, các lễ hội Phật giáo của Việt Nam thực sự đã làm phong phú cho đời sống văn hóa Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn hóa nước nhà. Có thể kể tên các lễ hội tiêu biểu như lễ hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Bái Đính49... những lễ hội mà chỉ cần nhắc đến tên đã làm nô nức con tim bao du khách gần xa, không chỉ riêng tín đồ Phật giáo.
Mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại của Phật giáo đối với tín ngưỡng làng xã đã có từ lâu đời và được thực hành thông qua ngôi chùa. Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, về mặt tâm linh, sinh hoạt văn hóa, ngôi chùa làng đã trở thành trung tâm của cộng đồng làng xã. Chùa là của làng và có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống người dân làng.
48 Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc biệt, bản thân nó là một kho lịch sử khổng lồ, tích tụ vô sốnhững mảng ghép văn hóa, là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa, chứa đựng các giá trị tinh thần sâu sắc. những mảng ghép văn hóa, là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa, chứa đựng các giá trị tinh thần sâu sắc.
49 Xem thêm tại http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/su-kien-van-de/11997-Phat-giao-voi-van-hoa-Viet-Nam.html , truy cập ngày 15.12.2018 Viet-Nam.html , truy cập ngày 15.12.2018
Trong các hội làng, hội chùa, tục thả chim cũng là một nghi lễ “phóng sinh” thể hiện tinh thần từ bi hỉ xả của nhà Phật. Hằng năm, vào ngày 8 tháng Tư, tức ngày Phật đản, các chùa đều tổ chức lễ tắm Phật. Sau lễ tắm Phật là lễ Phóng sinh. Các lễ hội dân gian đã trở thành lễ hội của Phật giáo. Sự hội nhập giữa Phật giáo và dân gian dường như không có sự tách bạch rạch ròi mà luôn xen lồng vào nhau.
Như vậy, đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước, đạo đức Phật giáo đã góp phần tạo nên truyền thống văn hóa thực sự giàu bản sắc. Ngày nay, đạo đức Phật giáo đã có vị trí vững chắc trong nền văn hóa dân tộc hiện đại. Một thời đại mới đang mở rộng ra cùng với những thách thức của hội nhập và phát triển, lợi ích cá nhân và cộng đồng, phẩm chất vị tha và cạnh tranh thị trường đòi hỏi sự năng động của đạo đức Phật giáo, yêu cầu phát huy và dung hợp những giá trị nhân bản bền vững của Phật giáo Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc – hiện đại. Có thể khẳng định vị trí vững chắc của đạo đức Phật giáo Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc.