Trong tín ngưỡng, nếp sống và sinh hoạt của nhân dân

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần (1226 1400) (Trang 32 - 34)

Thời nhà Trần, hoạt động tín ngưỡng dân gian diễn ra ở các làng xã gồm có thờ thần (thờ Thổ thần sau này phát triển thành thờ thành hoàng làng, thờ các anh hùng dân tộc, thờ mẫu), các lễ hội nông nghiệp hòa nhập với các lễ hội Phật giáo và được thực hiện thông qua ngôi chùa làng. Vì lẽ đó, ngôi chùa đã trở thành trung tâm văn hóa, tín ngưỡng, là “ linh hồn” của làng xã.

Thời nhà Trần, các ngôi chùa vẫn duy trì vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân làng xã và thờ Thổ thần là tín ngưỡng phổ biến ở các làng xã, vai trò của ngôi đình còn mờ nhạt. Vì thực tế thì trước thế kỷ XV, vị thần thờ tại các làng xã Việt Nam là Thổ thần - vị thần trông coi đất đai nông nghiệp. Còn việc thờ thành hoàng làng - vị thần bảo hộ, chở che cho dân làng thì xuất hiện sau thế kỷ XV dưới thời vua Lê Thánh Tông33.

Tín ngưỡng thờ cúng các Anh hùng dân tộc là việc biết ơn những người có công, đặc biệt những người con ưu tú, các Anh hùng dân tộc. Truyền thuyết nhanh chóng biến họ thành các vị thần Đạo giáo, nhưng trong nghi lễ thờ phụng cũng in dấu ấn ảnh hưởng của Phật giáo. Việc thờ Trần Hưng Đạo, Linh từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung, Loan Nương Thánh Mẫu, Bạch Ngọc Thánh Mẫu (được thờ tại Chùa Am), Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Hồng Vân công chúa34... 33 http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1646-phat-giao-va-tin-nguong-dan-gian-thoi- tran.html , truy cập ngày 30.11.2018

34 Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung hay còn gọi là lễ hội Đa Hòa - Dạ Trạch, là lễ hội cầu tình yêu được tổ chức ở hai ngôi đền là đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa (xã Dạ Trạch) cùng huyện Khoái Châu, Hưng Yên. chức ở hai ngôi đền là đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa (xã Dạ Trạch) cùng huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Lễ hội hằng năm đều được tổ chức nhưng với quy mô tổng (tổng Mễ xưa có 9 làng) thì 3 năm một lần, thời gian vào giữa tháng 2 âm lịch. Lễ mang giá trị văn hóa thần thoại, là bức tranh về Chử Đồng Tử và hành trình đầy huyền thoại của ông đối với những người ở hai xã này

là cơ sở để khẳng định rằng, đạo Thánh thời Trần có vai trò to lớn đối với việc hình thành và hoàn thiện tín ngưỡng Mẫu sau này (thế kỷ XVII), và màu sắc của Phật giáo trong các thần tích, các lễ hội về các vị Thần thời Trần cũng được thể hiện khá rõ, nhất là thần tích và lễ hội Đức Thánh Trần.

Lễ hội Đức Thánh Trần35 có sự pha tạp của nghi lễ dân gian, nghi lễ của Đạo giáo và Phật giáo trong đó. Lễ hội được diễn ra vào ngày 20- 8, theo truyền thuyết là ngày mất của Hưng Đạo Vương. Dân gian có câu: “Tháng

Tám giỗ cha”, sau này đến thế kỷ XVII, xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh

thì Trần Hưng Đạo được phối tự cùng các vị thần khác trong sự đối sánh với Mẹ Liễu Hạnh: “Tháng tám giỗ cha, Tháng ba giỗ mẹ”. Khi thì ông được đặt trong mối quan hệ với Tứ pháp, lúc đó ông được thờ như một vị quan quân sự như Quan Vân Trường, khi thì đơn giản như thờ cúng ghi công một Anh hùng lịch sử. Lễ hội giỗ Cha diễn ra ở rộng khắp dưới các hình thức tế lễ cúng bái:

“Dù ai buôn bán xa xôi

Hai mươi tháng Tám giỗ Cha thì về”

Ngoài ra, sự hình thành tín ngưỡng “ Đức Thánh Trần”36 không chỉ được biểu hiện trong các đền thờ, mà thậm chí trong nhiều chùa thời Trần cũng có ban thờ Đức Thánh Trần. Đặc biệt, tập tục “ bán khoán”37 cho trẻ em trong vòng 12 năm ở xã hội dân gian cũng hình thành. Những đứa trẻ khó nuôi, người ta có lệ đem bán cho Đức Thánh Trần, dùng oai của Ngài để trấn mọi ma tà quỷ dữ, cho đứa trẻ lớn ngoan ngoãn và khỏe mạnh. Thậm chí có người còn đổi họ cho con thành họ Trần. Tập tục bán khoán cho Đức Thánh Trần trong

35 http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1646-phat-giao-va-tin-nguong-dan-gian-thoi-tran.html , truy cập ngày 2.12.2018 tran.html , truy cập ngày 2.12.2018

36 Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, tức thờ Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, người anh hùng tài ba kiệt xuất đã có công đánh bại ba lần xâm lược của quân Nguyên Mông, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc , được nhân dân có công đánh bại ba lần xâm lược của quân Nguyên Mông, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc , được nhân dân tôn sùng và thờ là đức thánh thời nhà Trần.

37 -thoi-tran.html/hatvanvn.blogspot.com/2010/12/tuc-ban-khoan-van-hoa-dan-gian-viet-nam.html , truy cập ngày2.12.2018 2.12.2018

dân gian cũng giống như việc bán khoán trong các chùa. Người dân cũng thờ các vị tôn thất nhà Trần khác như Trần Khánh Dư, Trần Quốc Điền,…

Như vậy, việc thờ Đức Thánh Trần về cơ bản cho thấy sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong đời sống nhân dân dưới thời Trần. Đó là quan niệm về luân hồi, sinh tử, “sự đầu thai” của các anh hùng.

Phật giáo đời Trần mang một tinh thần khoan dung và tự do. Chính đều này gây dựng nên những nét văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc độc đáo vào thời kỳ này. Phật giáo không chỉ trích Nho giáo, Lão giáo, mà để cho các giáo lý này tự do phát triển. Trong không khí học tập tự do và cởi mở, triều đình đãi ngộ hiền sĩ một cách kính cẩn, đã phát triển sự học lên rất nhiều, và cũng nhiều người tài giỏi xuất hiện38. Chính từ tinh thần dung hợp và khai phóng này của Phật giáo mà nền học vấn thời Trần không bị ràng buộc bởi khoa cử, thực hiện chính sách tự do tôn giáo, không phân biệt sĩ phu được đào tạo từ truyền thống giáo lý nào. Điều đó đã xây dựng nên một nền giáo dục rạng rỡ và đầy ý thức tự tin.

Sinh hoạt Phật giáo cũng là một nét đáng kể trong đặc điểm văn hóa thời kỳ này. Việc vua Nhân Tông - người đã đánh bại quân Nguyên, đem thịnh trị, an bình về cho xã tắc - xuất gia, khiến cả nước hướng về ngọn núi Yên Tử, việc tu luyện Phật pháp thật sự sôi nổi trong nước. Chùa, tháp mọc lên khắp nơi và lực lượng tăng ni tăng lên rất đông. Có thể nói, Phật giáo đã đạt đến đỉnh cao của nó trong việc khai sáng ý thức hệ của nhân dân.

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần (1226 1400) (Trang 32 - 34)