Về tư tưởng

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần (1226 1400) (Trang 46 - 48)

CHƯƠN G3 VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN VIỆT NAM NGÀY NAY

3.2.1Về tư tưởng

Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế và Bát chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái phật giáo, nguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt.

Đạo lý Duyên Khởi44 là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện tại. Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại (Tức các sự vật, hiện tượng trên thế giới này đều có tác động, mối liên hệ qua lại lẫn nhau. Nhân của sự vật hiện tượng này lại là quả của sự vật hiện tượng kia). Không chỉ các sự kiện trong đời của con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả những hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng theo luật duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu vong.

Duyên Khởi tạo thành một vòng luân hồi luẩn quẩn. Vạn vật trên đời, bao gồm cả con người đều được hình thành do duyên khởi, duyên sinh, cho nên tất cả đều vô thường và do đó không tồn tại cái gọi là tự ngã (tự sinh ra). Cái cốt của đạo lý duyên khởi là giúp con người nhận thức, lí giải được sự tồn tại của bản thân và vạn vật trong thế giới vũ trụ này (Vạn vật trong thế giới này đều sinh ra , phát triển, tiêu vong rồi mất đi), có cái nhìn rõ ràng hơn về cuộc sống để từ đó thay đổi lối sống, suy nghĩ theo hướng tích cực lạc quan, không tham, sân, si, không hưởng thụ vật chất; đồng thời giúp con người giải thoát được những nghiệp báo mà mình đã tạo ra để không bị nhận nghiệp báo của vòng luân hồi ở kiếp sau.

Chính vì vậy mà giáo lý Duyên khởi đã ăn sâu trong tâm thức, nếp sống của người Việt; giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân của những thành công và thất bại, nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc45, từ đó tìm cách giải thoát cho chính mình để không bị kẹt mãi trong vòng luân hồi, thay đổi thái độ theo 44 http://tapchivanhoaphatgiao.com/nghien-cuu/giao-ly-duyen-khoi-nen-tang-cua-giao-duc-phat-giao.html truy cập ngày 27.11.2018

45 https://hoasenphat.com/kien-thuc-phat-giao/y-nghia-cua-duyen-khoi-va-hoc-thuyet-muoi-hai-nhan-duyen.html

truy cập ngày 28.11.2018

chiều hướng tích cực, tránh được những muộn phiền, khổ đau cũng như học cách biết chấp nhận và kiềm chế cảm xúc.

Luật nhân quả hay giáo lý nghiệp báo của Đạo Phật đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đã trở thành nếp sống hết sức sáng tỏ đối với mọi tầng lớp nhân dân người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, làm lành lánh dữ, không hơn thua, không tạo nghiệp để không bị quả báo và tích đức cho con cháu mai sau. Có thể nói cho đến tận ngày nay, mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào luật nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con người. Một số câu châm ngôn, tục ngữ thể hiện rõ điều này như:

“Ao sâu cá béo, lòng độc hại thân” “Có vay có trả”

“Ác giả ác báo”

“Gieo nhân nào gặt quả đó”

“Đời cha ăn mặn đời con khát nước”

Mặt khác người dân hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, xám hối, tích nhiều điều thiện để tiêu trừ điều ác. Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố xảy ra thì người ta nghĩ rằng kiếp trước mình tạo nghiệp, không tu nên mới gặp khổ nạn ở kiếp này. Không than trời trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia. Cách mà đạo Phật chỉ cho con người giải trừ nghiệp báo mang đậm tinh thần nhập thế: Khuyên con người phải chủ động làm nhiều điều

thiện có ích cho xã hội, thành tâm xám hối kính Phật, không làm những điều ác nghiệt, không khẩu nghiệp, giữ tâm trong sáng, tu dưỡng đạo đức bản thân. Từ những hành nghiệp thiện này sẽ giảm bớt điều ác, dần dần ta sẽ chuyển hóa và tạo cho ta có một cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau.

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần (1226 1400) (Trang 46 - 48)