Những ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần (1226 1400) (Trang 40 - 42)

38 Những nhân vật tài giỏi xuất chúng của thời Trần có thể kể đế n: Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, Chiêu văn đại vương Trần Nhật Duật, Nhân huệ vương Trần Khánh Dư, Bảo

2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực

Chùa tháp được tạo dựng rất nhiều. Nho gia Lê Bá Quát viết trong một cái bia để ở chùa Thiện Phúc với những dòng sau đây, than phiền rằng dân chúng lập chùa quá nhiều mà không chịu lập trường học và văn miếu: “Cái thuyết họa phúc của nhà Phật mà sao cảm động được lòng người sâu sắc đến thế nhỉ? Trên từ vương công dưới đến thứ nhân, hễ nói đến việc bố thí cúng dường vào Phật sự thì dù hết tiền của cũng không tiếc. Ngày hôm nay được cúng tiền vào việc xây chùa dựng tháp thì lấy làm hân hoan như là ngày hôm mai sẽ được báo ứng tốt đẹp. Thế cho nên từ trong kinh thành cho đến ngoài châu, phủ, khắp nơi thôn cùng ngỏ hẻm, không cần ra lệnh mà cũng tuân theo, không bắt phải thề mà vẫn giữ đúng. Hễ chổ nào có nhà là có chùa Phật. Chùa hư nát thì sửa lại. Lâu đài chuông trống chiếm tới phân nửa dân cư. Sự hưng thịnh của đạo Phật quá dễ dàng mà sự hưng thịnh thì rất mực. Ta thuở trẻ đọc sách, khảo xét xưa nay cũng biết rõ ít nhiều về đạo của thánh nhân, dùng để giáo hóa người ta mà rốt cuộc chưa có thể gây được đức tin trong một làng. Từng dạo khắp núi sông, dấu chân đi hàng nửa thiên hạ, mà tìm nhà học và văn miếu chưa từng thấy ở đâu có. Do đấy ta rất lấy làm xấu hổ với tín đồ nhà Phật. Bèn viết ra đây để tỏ lòng ta.” (Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư ).

Sách Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ cũng có nói: “Các chùa như Hoàng Giang, Ðồng Cổ, An Sinh, Yên Tử, Phổ Minh, Ngọc Thanh… dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng nữa dân số

thường. Nhất là huyện Ðông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm: chùa chiền dựng lên, làng lớn có hơn mười chùa, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu: ngoài bao bằng lũy, trong tô vàng son…” (Chuyện cái chùa hoang ở huyện

Ðông Triều). “ Số người cắt tóc làm tăng ni cũng nhiều bằng nửa số dân

thường”42.. Tuy sự thực không hẳn như vậy, nhưng quả thực số lượng tăng sĩ đời Trần chắc chắn là rất lớn. Chính vì tăng sĩ đông quá nên giáo hội Trúc Lâm mới tổ chức kiểm tra tự viện và làm sổ tăng tịch. Chính vì tăng sĩ đông quá mà Pháp Loa hạn chế tổ chức giới đàn, thọ giới ba năm một lần và mỗi lần như thế loại ra hàng ngàn thí sinh. Giáo hội Trúc Lâm sợ rằng nếu tăng sĩ đông quá mà không học tập và thủ trì giới luật thì tình trạng Phật Giáo sẽ nguy ngập cho nên đã cho in Tứ Phần Luật và tổ chức các lớp học tập về giới luật tăng sĩ.

Tứ Phần Luật được khắc in lần thứ nhất 5.000 bản vào năm 1322, các vị cao tăng như quốc sư Tông Cảnh và quốc sư Bão Phác được triệu về để mở những lớp giảng dạy giới luật cho tăng sĩ. Số tăng ni được xuất gia năm 1313 (tức năm hạn chế việc độ tăng) đến năm 1329 – tức trong 16 năm, là 15.000 người. Ðó chỉ là số lượng người xuất gia trong khuôn khổ giáo hội Trúc Lâm, và đã được hạn chế. Như vậy mỗi kỳ có giới đàn, có khoảng 3.000 người được thọ giới. Ta không có con số về tăng sĩ thời đó, nhưng ta có thể nói rằng ít nhất số lượng tăng sĩ thời đó cũng là 30.000 vị. Tuyên Chính Viện nhà Nguyên cho biết hồi ấy ở Trung Quốc (năm 1291) có tới 213.418 tăng sĩ và 42.318 ngôi chùa. Tỷ số Ðại Việt có thể cao hơn tỷ số tăng sĩ nhà Nguyên. Đất được tặng cho các chùa Báo Ân, Quỳnh Lâm v.v… rất nhiều, riêng chùa Quỳnh Lâm đã có trên 1.000 mẫu, và nuôi tới 1.000 người làm ruộng43.

Những con số trên cho thấy Phật giáo đã ảnh hưởng rất sâu sắc dưới thời Trần. Việc xây dựng nhiều chùa chiền gây tốn kém sức người sức của. Gần nửa số dân đi tu không làm kinh tế khiến cho kinh tế kém phát triển, hệ lụy là dẫn đến tiềm lực và sức mạnh đất nước bị suy yếu đi rất nhiều. Việc giáo dục và thi cử bị hạn chế. Giai đoạn sau của nhà Trần, Phật giáo không còn hưng thịnh nữa

42 Trần Ngọc Thêm. (1999). Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo dục, trang 24543 http://www.daitangkinhvietnam.org/node/4082?fbclid=IwAR31-tjtp8jS8-OeDr- 43 http://www.daitangkinhvietnam.org/node/4082?fbclid=IwAR31-tjtp8jS8-OeDr- ypsOf9TFVtP00RtEQM4JBhurenFEQGn6skJ68M_Q

và từng bước suy tàn. Rất có thể, giai cấp thống trị và cả đông đảo nhân dân đã thấy được những mặt hạn chế nêu trên của nó.

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần (1226 1400) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w