Vai trò của Phật giáo đối với chính trị

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần (1226 1400) (Trang 52 - 55)

CHƯƠN G3 VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN VIỆT NAM NGÀY NAY

3.3Vai trò của Phật giáo đối với chính trị

Nhắc lại thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc hơn 1000 năm Bắc Thuộc, chúng ta có quyền tự hào rằng, sức sống bền bỉ và thần kì của đạo Phật đã dẫn dắt dân tộc ta qua biết bao gian lao, thử thách mà thử thách lớn nhất là bảo tồn nền văn hóa dân tộc trước âm mưu đồng hóa của nhà Hán. Thực tế đã chứng minh rằng: Cho dù sự cai trị của nhà Hán có tàn bạo đến đâu (Bắt dân ta phải học chữ Hán, đề tóc người Hán, đưa người Hán sống trong dân chúng, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán,…) thì chúng vẫn thất bại trong âm mưu thâm độc của mình. Bởi lẽ, văn hóa tổ chức đời sống nông thôn ở Giao Châu đã hình thành từ lâu đời, gắn bó rất chặt chẽ với lối sống, tín ngưỡng, tập quán của nhân dân ta - nền văn minh nông nghiệp; mà đạo Phật lại là trung tâm của nền văn minh ấy (Các ngôi chùa là trung tâm của sinh hoạt văn hóa nông

thôn lúc bấy giờ) .Thế nên, nền văn hóa tinh thần của dân tộc cùng tinh thần Phật đạo được bảo tồn, thử sức qua bao phong ba thử thách để rồi tồn tại đến mãi hôm nay thật đáng khâm phục và tự hào!

Ngày nay với phương châm Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội, đạo đức Phật giáo đã góp phần tích cực vào các phong trào phát triển xã hội, bảo vệ môi trường. Đặc biệt công tác từ thiện với tinh thần cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật, hòa cùng truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc, các tăng ni phật tử đã tổ chức cứu trợ cho đồng bào bị thiên tai bão lụt, cho những vùng quê nghèo khó, cho những mảnh đời bất hạnh…Những hoạt động từ thiện đó của đạo Phật cùng nhằm điều chỉnh tính cách, lối sống, góp phần hình thành nhân cách của một con người có ích cho xã hội.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu và phân tích đề tài, chúng tôi đã trình bày và làm rõ được vấn đề cần bàn luận, về những ảnh hưởng của phật giáo Việt Nam đến đời sống nhân dân dưới thời Trần theo cách tiếp cận riêng của mình. Chúng tôi khẳng định rằng: Đa phần những ảnh hưởng của Phật giáo thời Trần là những ảnh hưởng tích cực, có tính sáng tạo, kế thừa và phát triển cho đến ngày nay. Phật giáo thời Trần đã đạt đến đỉnh cao của nó và hòa chung nhịp thở cùng với vận mệnh của đất nước dân tộc thuở ấy. Tinh thần nhập thế nổi bậc của Phật giáo Trúc Lâm đã ăn sâu trong máu thịt của nhân dân, hòa cùng với tinh thần yêu nước truyền thống đã làm nên những sức mạnh lớn lao và phi thường, trong đó nổi bậc là việc đánh bại ba lần quân Nguyên Mông xâm lược lưu danh sử sách đến mãi đời sau.

Phật giáo thời Trần đã kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: Lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tình đoàn kết tương thân tương ái, đạo lý làm người, đối nhân xử thế,…góp phần làm nền tảng đạo đức để giáo dục cho các thế hệ mai sau. Các công trình kiến trúc, hội họa, điêu khắc; các tác phẩm văn học, các tín ngưỡng dân gian thấm đẫm chất dân gian thời Trần là những di sản dân tộc quý báu phục vụ cho việc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Sự hưng thịnh của nhà Trần gợi mở đến việc đề cao vai trò của tôn giáo đối với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay, tất nhiên là chúng ta tiếp thu những mặt tích cực, có lợi nhất của Phật giáo.

Có thể nói, đạo Phật cùng những tư tưởng, triết lý huyền diệu của mình sẽ mãi là vầng hào quang tỏa sáng dẫn đường, soi lối cho chúng sinh thoát khỏi chốn lầm than của cõi trần tục đọa đày. Từ ngọn núi Linh Sơn, vết nút của nó đã khai phóng những luồng tư tưởng, triết lý thâm sâu để rồi từ đó lan tỏa và đọng lại những dư âm tốt đẹp cho nhân dân các nước châu Á và cho thế hệ mai

Hi vọng, những phân tích và nghiên cứu của chúng tôi phần nào đóng góp được những kiến thức để làm sáng tỏ vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam đến đời sống nhân dân dưới thời Trần.

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần (1226 1400) (Trang 52 - 55)