Căn cứ vào vai trò của các điều khoản, khoa học pháp lý phân chia các điều khoản trong hợp đồng ba loại: điều khoản chủ yếu (cơ bản), điều khoản thông thường và điều khoản tuỳ nghi.29 HĐCVTD cũng là một dạng hợp đồng dân sự vì vậy nội dung của HĐCVTD cũng gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng và được chia thành điều khoản chủ yếu và điều khoản thông thường. Tuy nhiên, HĐCVTD có hình thức văn bản và thường là các hợp đồng mẫu do các CTTC soạn thảo nên nội dung HĐCVTD sẽ không có các điều khoản tuỳ nghi như các loại hợp đồng dân sự khác vì điều khoản tuỳ nghi vốn là những điều khoản do hai bên tuỳ ý thoả thuận. Ngoài HĐCVTD, CTTC thường căn cứ vào khoản 1 Điều 406 Bộ luật dân sự năm 2015 để ban hành kèm theo các điều khoản về điều kiện vay như điều kiện giao dịch áp dụng chung với hoạt động cho vay vì mục đích tiêu dùng tại CTTC. Bản điều khoản này được xem là một phần không tách rời của hợp đồng và cũng chứa đựng các nội dung của hợp đồng. Trong luận văn này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề cốt lõi, đặc trưng cơ bản của HĐCVTD nằm trong những điều khoản chủ yếu mà luật đã quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN để làm bật lên những điểm mới và khác biệt của loại hợp đồng này so với các loại hợp đồng dân sự khác.
Thứ nhất, điều khoản về điều kiện vay vốn. Như đã phân tích ở mục 1.2. của
Luận văn, để có thể vay vốn, bên đi vay phải thoả mãn các điều kiện về năng lực chủ thể quy định pháp luật và khả năng trả nợ sau khi được giải ngân. Điều kiện về năng lực chủ thể là điều kiện tiên quyết không thể thiếu ở bất kỳ loại hợp đồng nào. Riêng các tiêu chuẩn để đánh giá về khả năng trả nợ của bên đi vay (năng lực tài chính của bên đi vay), luật chỉ quy định chung chung tiêu chí này dựa trên hoạt động thẩm định của CTTC. CTTC phải thực hiện thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của bên đi vay có đủ tiêu chuẩn vay vốn tại Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN hay không, mới xem xét quyết định cho vay30. CTTC sẽ sử
29 Trường Đại Học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Đỗ Văn Đại (Chủ biên), NXB Hồng Đức, tr142
dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, kết hợp với các thông tin tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, các kênh thông tin khác để làm căn cứ thẩm định. Lý giải cho việc pháp luật không siết chặt các tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ là để đảm bảo các CTTC được quyền tự quyết định và chịu tránh nhiệm về quyết định cho vay trong khả năng của mình31. Việc thẩm định khả năng trả nợ của CTTC đối với bên đi vay dựa trên các tài liệu mà bên đi vay được yêu cầu cung cấp. Thông thường, chỉ cần bên đi vay cung cấp được các tài liệu yêu cầu là đã có thể được xét duyệt khoản vay nhanh chóng. Hiện nay, các CTTC cho phép bên đi vay sử dụng nhiều hình thức chứng minh khả năng trả nợ khác nhau như dựa vào sao kê bảng lương để chứng minh có thu nhập cố định hàng tháng, hóa đơn tiền điện, giấy đăng ký xe máy, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
Như vậy, điều khoản về điều kiện vay vốn trong HĐCVTD tại CTTC sẽ có nội dung đơn giản hơn HĐCVTD tại NHTM. Trong HĐCVTD tại NHTM, bên đi vay phải kê khai chi tiết nguồn thu nhập hàng tháng của mình từ đâu, phải cung cấp cả số tài khoản lương tại TCTD, ngày nhận lương định kỳ. Nếu bên đi vay đang kinh doanh thì phải nêu chi tiết về tình hình kinh doanh của mình và phải thông tin về tải sản đảm bảo cho khoản vay. Còn trong HĐCVTD tại CTTC, các thông tin về năng lực chủ thể và năng lực tài chính đều được quy định trong cùng một mục dưới tên gọi là “Thông tin người đề nghị”32. Mục này gồm hai phần, một phần là các thông tin về nhân thân của bên đi vay và phần các thông tin chứng minh khả năng trả nợ. Ở phần thông tin nhân thân, bên đi vay phải cung cấp chi tiết các thông tin cá nhân của mình và các thông tin tham chiếu đến người thân hoặc một cá nhân khác có liên quan đến bên đi vay. Trường hợp bên đi vay đã kết hôn thì phải kê khai thông tin của người chồng hoặc vợ. Để chứng minh năng lực tài chính, bên đi vay cần cung cấp thông tin về khoản thu nhập hàng tháng hoặc các khoản thu phụ và còn phải liệt kê thông tin khoản nợ của mình ở các TCTD khác. Tóm lại, các nội dung thoả thuận tại điều khoản về điều kiện vay trong HĐCVTD tại CTTC thuận tiện, đơn giản và linh hoạt hơn, phù hợp với chủ thể đi vay là các cá nhân có thu nhập trung bình.
Thứ hai, điều khoản về lãi suất CVTD. Theo tác giả, lãi suất CVTD là tỷ lệ
dùng làm căn cứ để tính số tiền lãi từ việc vay tiền vì mục đích tiêu dùng mà bên
31 Điều 5 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
đi vay phải trả cho bên cho vay. Lãi suất CVTD tại CTTC thường cao hơn tại các NHTM. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có quy định CTTC phải ban hành khung lãi suất CVTD áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, lãi suất cho vay thấp nhất theo từng thời kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN. Tuy nhiên, mức lãi suất CVTD tại loại hình TCTD này không bị áp hạn mức tối đa mà sẽ do các bên tự thoả thuận. Điều này phù hợp với đặc thù của hoạt động CVTD tại CTTC là cho vay không cần tài sản bảo đảm. Lãi suất cao là để làm tăng lợi nhuận bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra nếu bên đi vay không thanh toán được nợ. Đối với từng giao dịch cụ thể, CTTC và khách hàng sẽ thoả thuận về lãi suất CVTD trên cở sở cung cầu vốn thị trường tại thời điểm vay, nhu cầu vay vốn của khách hàng và mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với CTTC. Tuy nhiên, các thoả thuận này phải đảm bảo đúng quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN. Thông thường, các nội dung thoả thuận về lãi suất cho vay trong HĐCVTD bao gồm:
(i) Lãi suất CVTD theo thoả thuận và mức lãi suất CVTD quy đổi theo tỷ lệ %/năm (365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó. Lãi suất này là lãi suất cho vay trong hạn.
(ii) Lãi suất trên số nợ gốc quá hạn và lãi suất chậm trả lãi không nằm trong HĐCVTD mà quy định trong bản điều khoản về điều kiện vay áp dụng chung cho hoạt động CVTD. Trong đó, theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHH, nếu bên đi vay không trả đúng hạn lãi suất CVTD thì sẽ phải chịu lãi chậm trả, mức lãi chậm trả sẽ do CTTC và bên đi vay thoả thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trường hợp khoản nợ bị chuyển nợ quá hạn thì bên đi vay còn phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không được vượt quá 150% lãi suất cho vay trong thạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Như vậy, về cơ bản, HĐCVTD tại CTTC cũng áp dụng các loại lãi suất như tại NHTM nhưng mức lãi suất vay sẽ cao hơn. Mặc dù pháp luật quy định các bên cùng thoả thuận lãi suất nhưng mức lãi suất và phương pháp tính lãi suất thực chất do các CTTC đưa ra trong bản điều khoản chung về điều kiện vay. Tuỳ theo sản phẩm mà bên đi vay lựa chọn, các bên sẽ áp dụng mức lãi suất tương ứng. Trong trường hợp này, quyền tự do thoả thuận lãi suất có khuynh hướng lợi thế nghiêng về
phía CTTC. CTTC sẽ là bên đưa ra mức lãi suất, bên đi vay chỉ có quyền lựa chọn sẽ vay theo sản phẩm nào và mặc nhiên phải chấp nhận mức lãi suất vay tương ứng và không có quyền thoả thuận.
Thứ ba, điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay và xác định khoản vay
không cần tài sản bảo đảm. Nội dung điều khoản này là điểm khác biệt cơ bản giữa HĐCVTD với các hợp đồng vay để phục vụ sản xuất kinh doanh của TCTD và cũng là đặc điểm để phân biệt với HĐCVTD tại NHTM. Theo đó, các bên sẽ thoả thuận vể mục đích tiêu dùng cụ thể mà bên đi vay sẽ sử dụng khoản vay đó. Bên cho vay sẽ liệt kê ra các mục đích vay cụ thể (mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập, khám, chữa bệnh, du lịch, văn hoá, thể dục, thể thao…33) và bên đi vay sẽ chọn vào ô thể hiện đúng mục đích của mình. Nếu là vay để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, bên đi vay phải có phương án sử dụng vốn và nêu rõ với TCTD trong hợp đồng.
Việc xác định rõ mục đích tiêu dùng của bên đi vay có ý nghĩa trong việc hỗ trợ các CTTC thực hiện hoạt động giám sát trong thời gian bên đi vay sử dụng vốn vay. Ngoài ra, bên đi vay có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích trong suốt thời gian vay vốn, nội dung này tuy không thoả thuận thành một điều khoản riêng nhưng bên đi vay phải cam kết sẽ cung cấp các tài liệu liên quan khoản vay để bên cho vay kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn. Đồng thời, trong bản điều khoản chung về điều kiện cho vay có nội dung quy định CTTC được quyền chấm dứt khoản vay nếu bên đi vay vi phạm thoả thuận. Như vậy, mặc dù không trực tiếp quy định trong hợp đồng, nhưng trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích tiêu dùng là đương nhiên bắt buộc, bên đi vay không được vi phạm.
Bên cạnh điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay, CTTC và bên đi vay sẽ thoả thuận xác nhận vay tiêu dùng theo hình thức tín chấp không cần tài sản đảm bảo. Thông thường, khi vay vốn tại các TCTD, nếu không thuộc trường hợp ngoại lệ pháp luật quy định, thì bên đi vay bắt buộc phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay34, tài sản đảm bảo là minh chứng cho việc bên đi vay có khả năng tài chính để trả nợ và cũng là biện pháp đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay. Vì CVTD tại CTTC là vay tín chấp không cần tài sản bảo đảm nên các bên không có nội dung thoả thuận mô tả tài sản bảo đảm (loại tài sản, hình thức sở hữu…) và cũng không
33 Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 18/2019/TT-NHNN
phát sinh giao dịch đi kèm quy định tại điều 292 Bộ luật dân sự 2015 đối với các tài sản bảo đảm này (cầm cố, thế chấp...).