Thực hiện hợp đồng là giai đoạn tiếp theo của giao kết hợp đồng. Thời điểm ký kết HĐCVTD là thời điểm bắt đầu phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Bên cho vay phải tiến hành giải ngân khoản vay và bên đi vay có nghĩa vụ sử dụng tiền vay vốn đúng mục đích đã cam kết. Trong cả quá trình này, để việc thực hiện hợp đồng diễn ra đúng thoả thuận và đúng quy định pháp luật thì không chỉ phụ thuộc vào sự ý thức của bên đi vay về việc tuân thủ hợp đồng mà bên cho vay cũng phải đảm bảo thực hiện kiểm tra, giám sát vốn vay sau giải ngân được hiệu quả. Khi tiếp cận nghiên cứu về giai đoạn thực hiện HĐCVTD, tác giả sẽ tập trung vào quy trình thực hiện giải ngân, kiểm tra giám sát vốn vay đúng mục đích và thu hồi nợ vì các giai đoạn này của HĐCVTD pháp luật có những quy định khác hơn so với các hợp đồng vay khác.
Thứ nhất, về việc thực hiện giải ngân vốn vay. CTTC thẩm định điều kiện
vay vốn của bên đi vay, nếu đáp ứng được điều kiện thì tuỳ từng trường hợp theo quy định pháp luật cũng như trên cơ sở thông tin, tài liệu và chứng từ do bên đi vay cung cấp, CTTC sẽ tiến hành giải ngân. Hiện nay, pháp luật cho phép các bên giải ngân theo phương thức sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hoặc xem xét giải ngân vốn cho vay trực tiếp bằng tiền mặt cho bên đi vay36. Về phương thức giải ngân thì cũng tương tự so với giải ngân theo các hợp đồng vay phục vụ mục đích khác ngoài mục đích tiêu dùng.
Tuy nhiên, phương thức giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt cho khách hàng theo HĐCVTD sẽ có những quy định chặt chẽ hơn về các đối tượng được giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt. Đối với các khoản vay tiêu dùng, với đặc thù là cho vay tín chấp, khách hàng chỉ được CTTC giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt khi không được có nợ xấu theo báo cáo quan hệ tín dụng tra cứu tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam tại thời điểm gần nhất so với thời điểm ký kết HĐCVTD.37 Còn trong hợp đồng cho vay để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dù là giải ngân theo hình thức nào thì bên đi vay cũng phải có tài sản bảo đảm để đảm bảo an toàn cho khoản vay, vì vậy việc giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt đối với bên đi vay trong loại hợp đồng này được luật quy định siết chặ
Theo tác giả, quy định này là động thái can thiệp tích cực của pháp luật vào quan hệ CVTD vì đã gián tiếp nâng cao trách nhiệm của CTTC trong việc xác minh thẩm định, lựa chọn được các cá nhân có lịch sử tín dụng tốt để cho vay, giảm thiểu được tình trạng nợ xấu mà CTTC có nguy cơ phải chịu.
Thứ hai, về kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Cũng
như các hợp đồng cho vay khác, việc kiểm tra, giám sát vốn vay sau giải ngân theo HĐCVTD được thực hiện trên nguyên tắc kế thừa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Cụ thể, tại điểm m khoản 1 Điều 10 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định bên đi vay có trách nhiệm phối hợp với CTTC, cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để CTTC thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ. Theo đó, các tài liệu chứng cứ có thể là hoá đơn, chứng từ bên đi vay cung cấp để chứng minh cho việc sử dụng vốn của mình. Ví dụ, bên đi vay cần vay tiền để mua thiết bị trong nhà phục vụ nhu cầu sinh hoạt thì sau khi được giải ngân, bên đi vay phải có hoá đơn mua hàng làm bằng chứng cho việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Nhưng vấn đề là trong điều luật lại dùng từ “có trách nhiệm” thay vì “có nghĩa vụ”, nếu bên đi vay “có trách nhiệm” phải phối hợp với CTTC vậy khi không thực hiện thì bên đi vay chỉ phải chịu trách nhiệm chứ không phải chịu chế tài nào.
Bên cạnh đó, luật cũng không gợi ý các hình thức chịu trách nhiệm của bên đi vay cụ thể là gì. Suy cho cùng, trong trường hợp bên đi vay không cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn và bị chấm dứt cho vay thì CTTC cũng không thể thu hồi vốn và lãi ngay được. Ý nghĩa của quy trình kiểm tra giám sát vốn vay cũng
không còn đảm bảo. Vì vậy, theo tác giả, pháp luật nên thay đổi theo hướng từ bên đi vay “có trách nhiệm” cung cấp tài liệu, chứng minh khoản vay thành “có nghĩa vụ” sẽ giúp cho quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay sau giải ngân đối với các khoản vay theo HĐCVTD hiệu quả hơn.
Hiện nay, luật đã có những quy định khắt khe hơn đối với bên đi vay được giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt trong HĐCVTD, bắt buộc CTTC phải đề ra các biện pháp khi kiểm soát việc sử dụng vốn vay của đối tượng khách hàng này38. Có nghĩa, các bên không chỉ thoả thuận chung chung trong hợp đồng về việc bên đi vay có trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay, mà CTTC phải có những biện pháp và cách thức cụ thể sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát như thế nào để đạt hiệu quả. Đây là điểm khác nhau trong quy trình kiểm tra, giám sát vốn sau giải ngân theo HĐCVTD so với hợp đồng vay khác.
Theo tác giả, quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp vì vừa tăng tính chủ động của CTTC khi thực hiện kiểm tra giám sát vừa đảm bảo an toàn tín dụng trong việc thực hiện các HĐCVTD, tránh được tình trạng cá nhân vay vốn nhưng không sử dụng tiền vốn hợp lí và mục đích vay.
Thứ ba, về các biện pháp thu hồi nợ. Thu hồi nợ là việc các TCTD vận
dụng các biện pháp, cơ chế, quy trình nghiệp vụ theo đúng quy định nội bộ và quy định pháp luật có liên quan để thu hồi khoản nợ gốc, lãi, phí và các chi phí phát sinh từ khoản vay39. Các biện pháp thu hồi nợ bao gồm: biện pháp cơ cấu thời hạn trả nợ quy định tại Điều 19 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN; miễn hoặc giảm lãi tiền vay quy định tại Điều 21 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN; xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015; biện pháp bán nợ cho bên thứ ba được quyền mua nợ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, tại CTTC, việc thu hồi nợ đối với các khoản vay tiêu dùng từ HĐCVTD sẽ có khác biệt vì trong các biện pháp thu hồi nợ pháp luật quy định, các CTTC không thể áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Các khoản vay tiêu dùng tại các CTTC là các khoản vay tín chấp nên không thể có tài sản bảo
38 Khoản 9 Điều 4 Thông tư số 18/2019/TT-NHNN
39 Đặng Thị Thu Giang (2019), Pháp luật về thu hồi nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc II, Luận văn Thạc Sỹ, Trường Đại Học Luật Hà Nội, tr.12
đảm để xử lý. Thay vào đó, pháp luật cho phép các CTTC được dùng biện pháp nhắc nợ đối với bên đi vay40.
Đây là điểm đặc biệt đáng chú ý của loại hợp đồng này. Luật cũng quy định rõ biện pháp nhắc nợ không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, và số lần nhắc nợ, khung giờ nhắc nợ sẽ do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá giới hạn luật cho phép. Việc nhắc nợ có thể thực hiện qua việc gửi tin nhắn hoặc gọi điện thoại, gửi thư điện tử… Quy định trên là thay đổi tiến bộ được ghi nhận tại Thông tư số 18/2019/TT-NHNN.
Như vậy, về nguyên tắc, CTTC có thể áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định của pháp luật trừ biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, thuê công ty đòi nợ. Điểm mới là luật cho phép CTTC được sử dụng biện pháp nhắc nợ để thu hồi nợ.