Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật do loại bỏ dịch vụ vay vốn cá

Một phần của tài liệu Hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46 - 111)

nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) ra khỏi danh mục phải đăng ký hợp đồng mẫu

Với thực trạng và bất cập nêu trên, để đảm bảo sự bình đẳng của các bên, cần có cơ chế để các bên tham gia hợp đồng phải có vị thế về quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau. Theo đó, các quy định pháp luật về hợp đồng mẫu có thể xem xét sửa đổi theo hai hướng:

Thứ nhất, quy định mẫu hợp đồng chung cho HĐCVTD, buộc các CTTC

phải đăng ký hợp đồng mẫu trước khi đưa vào sử dụng. Pháp luật hiện hành đã quy định các nguyên tắc áp dụng hợp đồng mẫu hoặc các điều kiện giao dịch chung nhằm hạn chế sự lạm dụng và tuỳ tiện của bên ban hành bởi vì các CTTC thường xuyên dùng hợp đồng theo mẫu khi xác lập giao dịch nhưng các hợp đồng này lại quy định khá chung chung, thiếu sự rõ ràng, minh bạch, nhiều điều khoản bất lợi cho khách hàng. Việc tôn trọng quyền tự do giao kết hợp đồng của các bên là cần thiết nhưng trước những bất cập trên, cần có công cụ pháp luật để điều chỉnh, sao cho bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào QHCVTD. Hay nói cách khác, nội dung cần điều chỉnh của pháp luật trước hết là làm thế nào đảm bảo một điều khoản do một bên đơn phương ban hành trở thành bộ phận của hợp đồng và có giá trị ràng buộc đối với bên còn lại mà không gây ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên45. Điểm b khoản 5 Điều 10 Thông tư số

43/2016/TT-NHNN đã có quy định về việc phải cung cấp thông tin đầy đủ về hợp đồng mẫu và phải có xác nhận của bên đi vay là có biết về các nội dung đó. Quy định như vậy là cần thiết, bên còn lại phải thật sự biết và hiểu những điều kiện giao dịch chung do bên kia đưa ra. Tuy nhiên, rất khó để chứng minh được bên đi vay thực sự hiểu và biết đến các điều khoản này cho dù bên đi vay ký văn bản xác nhận đã hiểu và biết nhưng cũng chỉ mang tính hình thức. Nếu bên đi vay muốn được giải ngân thì đương nhiên phải đồng ý. Vì vậy, theo quan điểm của tác giả, nếu để các bên tự do thoả thuận và để các CTTC được phép sử dụng hợp đồng mẫu hoặc các điều khoản giao dịch chung không đảm bảo quyền lợi bình đẳng giữa các bên thì pháp luật phải đặt loại hợp đồng này dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Theo đó, các CTTC đều phải sử dụng thống nhất một mẫu chung nhất và phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, trong đó nêu rõ các điều khoản bắt buộc phải tuân theo sự điều chỉnh của pháp luật. Đồng thời, theo tác giả, cần bãi bỏ khoản 2, khoản 5 Điều 10 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN, bổ sung HĐCVTD vào Điều 2 danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu quy định tại Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg và sửa đổi khoản 1 điều 10 như sau:

“Điều 10. HĐCVTD

1. HĐCVTD phải được lập thành văn bản và là hợp đồng mẫu phải đăng ký

theo quy định của pháp luật, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của CTTC; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của khách hàng;

b) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; c) Mục đích sử dụng vốn vay;”

Thứ hai, vẫn cho phép CTTC được quyền sử dụng hợp đồng mẫu hoặc điều

kiện giao dịch chung do CTTC tự soạn thảo nhưng pháp luật phải có cơ chế điều chỉnh thích hợp để “bù đắp” rủi ro, tránh trường hợp bên đi vay bị đặt vào vị trí “yếu thế” trong QHCVTD. Có nghĩa, Nhà nước phải kiểm soát điều khoản hợp đồng soạn sẵn này để tránh bất bình đẳng trong quyền lợi của các bên bằng cách tăng cường trách nhiệm của CTTC trong việc cung cấp thông tin, giải thích cho bên đi vay được biết về nội dung của HĐCVTD. Bởi vì, nghĩa vụ giải thích của CTTC là một trong những yếu tố tiên quyết giúp bên đi vay hiểu về HĐCVTD, xác định được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, để đánh giá được khả năng tài chính của mình có thể đáp ứng

được khoản vay hay không, từ đó đưa ra quyết định ký kết HĐCVTD. Có thể nhận thấy rằng, việc cung cấp thông tin và giải thích hợp đồng đóng vai trò rất quan trọng, bởi bên đi vay không phải ai cũng có nhiều kiến thức về tài chính ngân hàng mà chủ yếu dựa vào những thông tin được cung cấp. Mặc dù nội dung này đã được quy định tại khoản 14 điều 1 Thông tư số 18/2019/TT-NHNN, nhưng trong quy định này chủ yếu nêu lên trách nhiệm của CTTC, chưa có quy định về hình thức, phương thức cung cấp thông tin của CTTC. Theo tác giả, cần phải làm rõ về phương thức giải thích cung cấp thông tin cho bên đi vay trong HĐCVTD bởi vì nếu CTTC thực sự có vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin cũng rất khó có thể chứng minh CTTC hành vi vi phạm đó. Bên đi vay sẽ gặp khó khăn trong việc xác định CTTC đã giải thích đầy đủ thông tin đến mình hay chưa hoặc sau khi phát hiện chưa được cung cấp thông tin, bên đi vay cũng không có bằng chứng để khiếu kiện về hành vi vi phạm của CTTC. Do đó, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên đi vay khi cho phép các CTTC sử dụng hợp đồng mẫu soạn sẵn hoặc các điều kiện giao dịch chung thì pháp luật vẫn cần chỉnh sửa, bổ sung như sau:

Một là, pháp luật cần có quy định về phương thức giải thích nội dung của

HĐCVTD. Trong đó, cần yêu cầu CTTC giải thích bằng văn bản, văn bản giải thích đính kèm hợp đồng và là một phần không thể tách rời của hợp đồng. Nội dung này có những ưu điểm và nhược điểm riêng và tác động nhất định đến CTTC và cả bên đi vay. Về ưu điểm, CTTC giải thích các điều kiện, điều khoản hợp đồng bằng văn bản cho bên đi vay sẽ giúp cho họ hiểu rõ hơn các nội dung này, đồng thời sử dụng tài liệu này xuyên suốt trong giai đoạn giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng. Đây là một trong các văn bản quan trọng, đóng vai trò là bản ghi chú nhằm làm rõ các nội dung trong hợp đồng. Đối với CTTC, việc giải thích bằng văn bản sẽ tạo nên sự minh bạch cho các điều khoản hợp đồng, làm tăng niềm tin cho bên đi vay, hạn chế trường hợp nhân viên, cán bộ tín dụng diễn giải sai, che giấu thông tin, ảnh hưởng đến tính trung thực, chính xác của thông tin. Hơn nữa, các văn bản này là chứng cứ quan trọng để xác định việc CTTC có vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ giải thích hay không, làm căn cứ cho bên đi vay trong trường hợp muốn khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015 vì CTTC có hành vi cố ý làm cho bên đi vay hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của HĐCVTD. Tuy nhiên, việc bổ sung quy định bắt buộc CTTC giải thích điều kiện, điều khoản HĐCVTD bằng văn bản sẽ gây khó khăn

cho CTTC khi phải thể hiện nhiều thông tin hơn, trong trường hợp có văn bản giải thích thì CTTC chuẩn bị thêm tài liệu, giấy tờ.

Mặc dù kiến nghị nêu trên còn tồn tại những ưu điểm và khuyết điểm nhưng xét thấy ưu điểm vẫn chiếm ưu thế hơn, vì vậy, tác giả đề xuất các điều khoản HĐCVTD hoặc các nội dung khác trong điều kiện giao dịch chung cần được giải thích bằng văn bản, văn bản này phải được xem là một phần không tách rời của hợp đồng.

Hai là bổ sung chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không giải

thích hoặc giải thích không chính xác đầy đủ về nội dung của hợp đồng mẫu hoặc các điều kiện giao dịch chung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 18/2019/TT-NHNN. Nghĩa vụ giải thích thông tin nội dung của hợp đồng nhằm đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng cho những đối tượng muốn vay tiêu dùng. Quy định này xuất phát từ việc tiêu chí đầy đủ, rõ ràng, thống nhất, đơn nghĩa, dễ hiểu là tiêu chí quan trọng, là cơ sở đảm bảo cho các bên có cách hiểu thống nhất về nội dung hợp đồng, hiểu rõ nghĩa và phạm vi của hợp đồng hay một điều khoản cụ thể của hợp đồng và cũng là yếu tố giúp bên đi vay đưa ra quyết định giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, việc bắt buộc giải thích hợp đồng nhưng không có chế tài xử lý khi vi phạm khiến cho quy định này chưa thật sự có ý nghĩa trên thực tế. Vì vậy, pháp luật cần quy định chế tài đối với trường hợp này. Theo quan điểm tác giả, nghĩa vụ giải thích hợp đồng nằm ở giai đoạn trước khi giao kết HĐCVTD, nên cần bổ sung vào khoản 1 Điều 14 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 14. Vi phạm quy định về cấp tín dụng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Không giải thích hoặc giải thích không đầy đủ, rõ ràng, chính xác về điều khoản trong hợp đồng mẫu hoặc các điều kiện giao dịch chung theo quy định pháp luật.”

Ba là, cần quy định xử phạt vi phạm đối với hành vi không cung cấp dự thảo

HĐCVTD cho khách hàng. Như đã phân tích, yếu tố minh bạch rõ ràng là yếu tố quan trọng, hành vi không cung cấp dự thảo hợp đồng có thể gây bất lợi cho bên đi vay nhưng hiện nay vẫn chưa có chế tài để “răn đe” các CTTC. Do đó, pháp luật về HĐCVTD, cụ thể là Nghị định số 88/2019/NĐ-CP cần được bổ sung cho phù hợp. Tác giả đề xuất bổ sung thêm hành vi không cung cấp dự thảo hợp đồng cho bên đi vay vào điểm c khoản 1 điều 14 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP:

“Điều 14. Vi phạm quy định về cấp tín dụng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Không niêm yết công khai thông tin, không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, không cung cấp dự thảo hợp đồng cho bên đi vay theo quy định pháp luật.”

Bốn là, CTTC cần có quy chế về hoạt động đối với nhân viên của CTTC với

bên đi vay trong giai đoạn giao kết hợp đồng. Theo dữ liệu tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng tại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cho biết có nhiều phản ánh, tố cáo, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến các hành vi của các đơn vị cung cấp dịch vụ CVTD. Các hành vi đó bao gồm: (i) Trong quá trình tư vấn nhân viên không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin không đầy đủ, hoặc không chính xác; (ii) Nhân viên thực hiện nhiều thủ thuật nhằm che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch về nội dung của hợp đồng, bao gồm thông tin về lãi suất, về thời hạn vay, về các mức phạt, phí hủy hợp đồng; (iii) Nhân viên không thẩm định thông tin của người tiêu dùng kỹ lưỡng, người tiêu dùng chỉ cần ký là được phê duyệt khoản vay; (iv) Có trường hợp không cung cấp hợp đồng cho người tiêu dùng nghiên cứu, để người tiêu dùng ký hợp đồng khi chưa nắm rõ các nội dung, không cung cấp hợp đồng đã ký để người tiêu dùng lưu giữ và theo dõi46. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của bên đi vay cũng như niềm tin của bên đi vay đối với CTTC. Vì vậy, việc quy định bổ sung quy chế này là cần thiết. Theo quan điểm tác giả, quy chế hoạt động đối với nhân viên của TCTD nói chung và CTTC nói riêng cần trở thành một trong những điều kiện bắt buộc tại Điều 20 Luật các TCTD 2010 để TCTD được thành lập và hoạt động.

Việc bổ sung quy định quy chế hoạt động của nhân viên trở thành điều kiện thành lập và hoạt động của TCTD cũng như CTTC, khiến các tổ chức này phải thêm hồ sơ khi thành lập doanh nghiệp, có thể dẫn đến tình trạng pháp luật can thiệp nhiều vào tình hình hoạt động của các TCTD. Tuy nhiên, sự can thiệp này xét cho cùng vẫn là cần thiết. Bởi vì với quy chế nêu trên, TCTD sẽ có những quy định điều chỉnh hoạt động thích hợp và có chế tài xử lý vi phạm đối với nhân viên của mình trong quá

46 Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, “Một số nội dung lưu ý người tiêu dùng khi ký hợp đồng cho vay tiêudùng”, https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/mot-so-noi-dung-luu-y-nguoi-tieu-dung-khi-ky-hop-%C4%9 1ong-vay-tieu-dung-9107-22.html?fbclid=IwAR1qJtls3laCy90xI-f_XycC4JslgCSQXljBQJIdNDR6He8WyEW 6ENNHAX0, truy cập lần cuối ngày 11/06/2021

trình giải thích nội dung hợp đồng cho khách hàng. Dựa vào quy chế này, TCTD sẽ có cơ chế kiểm soát việc hoạt động và xử lý các nhân viên vi phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng. Quy chế này cũng là cơ sở quan trọng để bên đi vay yêu cầu TCTD hoặc CTTC thực hiện bồi thường khi có hành vi vi phạm xảy ra.

Như vậy, mặc dù kiến nghị việc bổ sung quy chế về hoạt động của nhân viên của TCTD vẫn tồn tại những ưu và nhược điểm nhất định nhưng nhìn chung, ưu điểm vẫn vượt trội hơn. Việc bổ sung quy chế này sẽ củng cố thêm hành lang pháp lý và giảm thiểu rủi ro cho cả CTTC và bên đi vay trong giao kết HĐCVTD.

2.2. Thực trạng, bất cập trong quy định về thoả thuận lãi suất trong hợp đồng cho vay tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện

2.2.1. Thực trạng, bất cập trong quy định về thoả thuận lãi suất cho vay tiêu dùng

2.2.1.1. Thực trạng, bất cập trong quy định về thoả thuận lãi suất cho vay trong hạn

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của lãi suất trong HĐCVTD, pháp luật dân sự nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng đã có những quy định điều chỉnh về vấn đề này. Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định lãi suất vay do các bên thỏa thuận, nhưng mức lãi suất này không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất 20%/năm tại thời điểm trả nợ. Trong khi đó, khoản 2 Điều 91 Luật các TCTD năm 2010 quy định TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật. Đối chiếu với quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có thể hiểu, Luật các TCTD năm 2010 được coi là “luật khác có liên quan” đã cho phép các bên được thỏa thuận lãi suất cho vay trong HĐCVTD.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 91 Luật Các TCTD năm 2010 một mặt thừa nhận quyền thoả thuận lãi suất của TCTD và khách hàng, mặt khác lại yêu cầu lãi suất thỏa thuận phải tuân theo “quy định của pháp luật”. Có nghĩa, quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Các TCTD năm 2010 không khẳng định tuyệt đối quyền thỏa thuận về lãi suất giữa TCTD và khách hàng mà đặt ra yêu cầu sự thoả thuận phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư số

43/2016/TT-NHNN quy định lãi suất CVTD của CTTC phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 91

Một phần của tài liệu Hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 46 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)