Thực trạng, bất cập phát sinh do loại bỏ dịch vụ vay vốn cá nhân (nhằm

Một phần của tài liệu Hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 43 - 46)

(nhằm mục đích tiêu dùng) ra khỏi danh mục phải đăng ký hợp đồng mẫu và kiến nghị hoàn thiện

2.1.1. Thực trạng, bất cập phát sinh do loại bỏ dịch vụ vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) ra khỏi danh mục phải đăng ký hợp đồng mẫu (nhằm mục đích tiêu dùng) ra khỏi danh mục phải đăng ký hợp đồng mẫu

Như đã phân tích tại mục 1.1.2. của Luận văn, HĐCVTD phải được lập thành văn bản và thường là các hợp đồng do CTTC – bên có thế mạnh trong QHCVTD tự soạn thảo. Hình thức của HĐCVTD bằng văn bản là điều kiện bắt buộc theo luật định, nếu không tuân thủ sẽ bị áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng43. Hình thức chế tài này là mối quan hệ giữa Nhà nước và các TCTD, khác với chế tài phạt vi phạm hợp đồng giữa TCTD với khách hàng vay. Trong quan hệ phát sinh từ HĐCVTD nếu các bên có xảy ra vi phạm, việc xử lý vi phạm sẽ do các bên tự điều tiết, thực hiện. Đây được xem là tác động tích cực của pháp luật và là biện pháp can thiệp hữu hiệu của nhà nước để duy trì trật tự trong hoạt động cho vay nói chung và vay tiêu dùng nói riêng. Trong khi với giao dịch dân sự thông thường, các bên được quyền xác lập giao dịch dưới bất kỳ hình thức nào, miễn là có chứng cứ chứng minh thực tế có giao kết (trừ trường hợp đối với các giao dịch có đối tượng đặc thù phải qua đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc có yếu tố nước ngoài... thì vẫn phải tuân thủ các hình thức pháp luật quy định), để làm căn cứ buộc các bên thực hiện hợp đồng. Trong lĩnh vực ngân hàng, các giao dịch CVTD từ CTTC bắt buộc phải được xác lập thành văn bản, để thực hiện theo đúng tiến độ và đảm bảo công tác kiểm soát rủi ro. Hình thức văn bản với ý nghĩa là những thể hiện bên ngoài của giao dịch CVTD nên pháp luật đã quy định cụ thể những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng để làm cơ sở cho các bên thực hiện. Các nội dung này được quy định tương đối chi tiết tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN. Về nguyên tắc, bên đi vay có thể thỏa thuận với CTTC thay đổi các nội dung mà CTTC đã đưa ra trong hợp đồng nhưng quyền thoả thuận này trên thực tế hầu như không thể thực hiện được.

43 Điểm a, khoản 5, Điều 14 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính Phủ về Quy định xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng

Nhận thấy việc sử dụng hợp đồng mẫu có liên quan trực tiếp đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của người vay trong QHCVTD. Do đó, khoản 5 Điều 10 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định nếu CTTC sử dụng hợp đồng theo mẫu thì phải thực hiện thủ tục niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tiêu dùng tại trụ sở, điểm giới thiệu dịch vụ, đăng tải trên trang thông tin điện tử của CTTC và phải cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký kết hợp đồng. Khách hàng cũng phải xác nhận về việc đã được CTTC cung cấp đầy đủ thông tin nêu trên. Bên cạnh đó, pháp luật còn đưa ra quy định đặc thù để ưu tiên bảo vệ người vay có vị thế yếu hơn trong đàm phán, ký kết, thực hiện HĐCVTD theo mẫu trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng. Theo đó, khoản 2 Điều 405 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên đưa ra hợp đồng theo mẫu sẽ phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản không rõ ràng đó. Có nghĩa, nếu sử dụng HĐCVTD mẫu, CTTC phải đảm bảo thực hiện đúng thủ tục trình tự cũng như đảm bảo nội dung, ngôn ngữ của hợp đồng được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.

Quy định là vậy, nhưng bên đi vay sẽ không tránh khỏi bị các CTTC “dẫn dắt” khi ký kết những bản HĐCVTD được soạn thảo sẵn. Vì bên đi vay thường là các cá nhân cần tiền cho mục đích tiêu dùng, họ mang tâm lý muốn được giải ngân nhanh chóng nên hầu như rất ít người thật sự đọc và hiểu rõ từng điều khoản trong hợp đồng. Hơn nữa, các từ ngữ được sử dụng trong hợp đồng không phải là từ ngữ phổ thông để mọi đối tượng có thể đọc và thật sự hiểu. Với tâm lý mong được giải ngân nhanh chóng và chỉ cần biết số tiền lãi cần phải trả theo hợp đồng; các vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ khác không phải là vấn đề mà các cá nhân đặc biệt lưu tâm. Hậu quả là khi có tranh chấp xảy ra, cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ căn cứ vào những thỏa thuận ghi trong HĐCVTD để đưa ra phán quyết có lợi cho các CTTC dù có một số điều khoản của hợp đồng không bình đẳng, gây thiệt hại đáng kể cho bên đi vay. Vì vậy, theo tác giả, cần phải thiết lập HĐCVTD theo mẫu chung cho các TCTD bao gồm cả CTTC, với ý nghĩa nhằm bảo đảm thống nhất về hình thức và nội dung của hợp đồng, tránh tình trạng các CTTC tự ý soạn thảo gây bất lợi cho bên đi vay.

Hiện nay, các CTTC căn cứ khoản 1 Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2015 để ban hành kèm theo HĐCVTD một bản điều khoản điều kiện cho vay, được xem là

điều kiện giao dịch chung của QHCVTD. Nếu bên đi vay chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này. Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 10 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN, các bên trong HĐCVTD được thoả thuận các nội dung của hợp đồng, trong khi đó khoản 5 của Điều này lại cho phép CTTC được sử dụng hợp đồng mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong giao kết HĐCVTD. Việc pháp luật vừa cho phép các bên tự thoả thuận các nội dung của hợp đồng lại vừa cho phép CTTC được sử dụng điều kiện giao dịch chung là có sự mâu thuẫn giữa các điều khoản và mâu thuẫn giữa Thông tư số 43/2016/TT-NHNN với Bộ luật dân sự. Quy định như vậy đồng thời sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa vị thế của bên đi vay và CTTC, đặt người vay tiêu dùng ở vị trí vốn yếu thế lại càng yếu thế hơn so với CTTC. Bởi vì đặc điểm chung của các hợp đồng mẫu là hàm chứa các điều khoản soạn sẵn, không được thương lượng giữa hai bên (non-negotiable) và được áp dụng cho nhiều lần giao dịch. Những điều khoản soạn sẵn này được gọi là các điều kiện thương mại chung (một số học giả gọi là điều kiện giao dịch chung - standard terms and conditions). Nói đến pháp luật về hợp đồng mẫu là nói đến pháp luật về điều khoản hợp đồng soạn sẵn.44 Nếu đã xem HĐCVTD là các hợp đồng mẫu thì các bên không thể thương lượng, thoả thuận, do đó, không thể cùng lúc cho phép bên đi vay được thoả thuận với CTTC trước khi giao kết hợp đồng lại đồng thời chấp thuận cho CTTC áp dụng Điều 406 Bộ luật dân sự năm 2015 để soạn thảo hợp đồng mẫu – điều khoản thương mại chung.

Trước đây, Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ tại Điều 2 bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, trong đó có hoạt động vay vốn cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng. Quy định này là một điểm tiến bộ khi đã khẳng định bản chất của một dạng hợp đồng nhằm cung ứng các dịch vụ thiết yếu, làm cơ sở hoàn thiện cho các quy định về HĐCVTD mẫu về sau, cụ thể, chi tiết hơn so với hiện nay. Tuy nhiên, sau đó Quyết định số 38/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ lại loại bỏ hoạt động CVTD ra khỏi danh mục phải đăng ký hợp đồng mẫu. Dưới góc độ của bên đi vay, điều này có thể tạo nên các bất lợi nhất định như dễ bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp bởi vì hành lang pháp lý bảo vệ đã bị cắt giảm. Theo tác giả, đây là một điểm bất cập cần phải khắc phục, vì như đã phân tích, với QHCVTD, quy định về hình thức của dạng hợp đồng này phải được xây dựng dựa trên cơ chế pháp lý phù

44 Nguyễn Thị Hằng Nga, “Chế định hợp đồng dân sự theo mẫu và đề xuất sửa đổi Bộ luật dân sự 2005”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208468, truy cập lúc ngày 11/06/2021

hợp với đối tượng tiêu dùng nói chung (dưới hình thức văn bản, điều khoản chung, hợp đồng theo mẫu) để bảo đảm quyền lợi bình đẳng tối thiểu của bên đi vay.

Tóm lại, sự tồn tại của HĐCVTD bằng văn bản là nhân tố tất yếu khách quan, xuất phát từ những yêu cầu của an toàn cho vay đòi hỏi cần có hình thức pháp lý rõ ràng, cụ thể, thể hiện đầy đủ ý chí, quyền lợi bình đẳng hợp đồng giữa các bên. Thông tư số 43/2016/TT-NHNN tiếp tục kế thừa những ưu điểm trong các quy định của pháp luật trước đây, duy trì quy định hình thức của HĐCVTD phải được lập thành văn bản là phù hợp với đặc thù của quan hệ tín dụng, đáp ứng các nhu cầu cần thiết của quan hệ hợp đồng như đã được luận văn đề cập, phân tích. Tuy nhiên, việc loại bỏ HĐCVTD ra khỏi danh mục cần đăng ký hợp đồng mẫu và cho phép CTTC được quyền sử dụng hợp đồng mẫu trong giao dịch CVTD vẫn là nội dung đáng lưu ý và cần được điều chỉnh kịp thời để đảm bảo quyền lợi của bên đi vay.

Một phần của tài liệu Hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)