Giao kết hợp đồng chovay tiêudùng

Một phần của tài liệu Hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 36)

HĐCVTD có hiệu lực là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, do đó, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chủ thể, hình thức và nội dung được pháp luật quy định mới có hiệu lực. Pháp luật không quy định cụ thể trình tự các bước giao kết HĐCVTD nhưng có quy định về nội dung thẩm định xét duyệt cho vay trước khi tiến hành ký kết và thực hiện HĐCVTD trong phần quy định nội bộ của CTTC tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN. Đồng thời, quy định về các hoạt động kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, thu hồi nợ, thanh lý hợp đồng sau khi đã tiến hành giao kết hợp đồng. Quy định này nhằm đảm bảo HĐCVTD được thực hiện chặt chẽ, minh bạch. HĐCVTD cũng là dạng của HĐCVTS nên việc giao kết hợp đồng cũng được thực hiện qua hai giai đoạn chính là đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết.35

Giai đoạn 1, đề nghị giao kết:

Trong HĐCVTD, đề nghị giao kết hợp đồng là một quy trình có tính nghiệp vụ và pháp lý, gồm nhiều bước khác nhau, bắt đầu từ lúc tiếp nhận hồ sơ vay vốn cho đến khi đề nghị được chấp thuận. Khi có nhu cầu vay vốn, bên đi vay sẽ đưa ra đề nghị ký kết HĐCVTD với CTTC, thông qua việc lập hồ sơ đề nghị ký kết hợp đồng và gửi đến CTTC các tài liệu, giấy tờ:

(i) Giấy đề nghị vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn thường do CTTC cung cấp mẫu cho bên đi vay và bao gồm các nội dung cơ bản về nhân thân của bên đi vay vốn như tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số tiền vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay và các cam kết khác tuỳ vào từng CTTC khác nhau;

(ii) Các tài liệu chứng minh cá nhân có đủ điều kiện vay vốn theo quy định pháp luật;

(iii) Các tài liệu chứng minh khả năng tài chính để trả nợ. Thủ tục vay vốn tai CTTC thuờng đơn giản và thuận tiện với các cá nhân. Bên đi vay có thể dễ dàng cung cấp các tài liệu chứng minh khi được yêu cầu; chủ động lựa chọn vay vốn tuỳ

theo khả năng và điều kiện tài chính mà không cần quá lo lắng việc xét duyệt khoản vay từ các CTTC.

Sau khi đề nghị giao kết hợp đồng được đưa ra, CTTC sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ CVTD. Sau đó, CTTC sẽ tiến hành thủ tục xét duyệt tín dụng. Thủ tục này nhằm đánh giá điều kiện vay vốn của một cá nhân, từ đó quyết định có xét duyệt vay vốn hay không. Hồ sơ vay vốn phải thể hiện đầy đủ thông tin như đã nêu trên mới được CTTC xét duyệt cho vay. Công tác xét duyệt tín dụng còn có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm với bên đi vay ngay trước khi ký kết hợp đồng. Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể nhưng kết thúc giai đoạn xét duyệt tín dụng, CTTC phải có văn bản chấp thuận hoặc từ chối cho vay, nếu từ chối phải ghi rõ lý do.

Giai đoạn 2, chấp nhận giao kết.

Theo quy định tại Điều 393 Bộ luật Dân sự năm 2015, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Đây được xem là hành vi pháp lý do bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện đối với bên đưa ra đề nghị giao kết để thể hiện sự đồng ý CVTD. Hành vi ký kết HĐCVTD là căn cứ thể hiện sự đồng ý của các bên về những điều khoản của hợp đồng để thực hiện. Khác với các giao dịch thương mại thông thường, các bên chỉ cần có đề nghị ký kết dưới hình thức đơn thư chào hàng, cung ứng dịch vụ được chấp nhận, thì ký kết HĐCVTD là kết quả của quá trình xét duyệt tín dụng, thể hiện ý chí của các bên về những cam kết sẽ thực hiện.

HĐCVTD sau khi ký kết có giá trị ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, các bên phải thực hiện nghiêm túc nội dung hợp đồng theo thỏa thuận. Thông thường, các HĐCVTD thường được CTTC lập sẵn. Để đảm bảo quyền lợi của cá nhân vay vốn, pháp luật đã quy định CTTC có nghĩa vụ cung cấp cho bên đi vay dự thảo hợp đồng để xem xét, quyết định trước khi ký. Đồng thời, CTTC phải giải thích rõ ràng, chính xác, đầy đủ và trung thực các nội dung cụ thể của hợp đồng khi được yêu cầu. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của bên đi vay bởi lẽ từ ngữ sử dụng trong hợp đồng không phải ngôn ngữ phổ thông, nhiều thuật ngữ mang tính đặc thù chuyên môn của ngành trong khi đối tượng đi vay của HĐCVTD chủ yếu là các cá nhân. Vì vậy, khó tránh khỏi việc họ không hiểu hoặc hiểu không đúng nội dung của hợp đồng làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ. Do đó, việc pháp luật cho phép bên đi vay có quyền yêu cầu CTTC phải giải thích các nội dung gây khó hiểu trong hợp đồng là một quy định hết sức cần thiết để đảm

bảo được tính khách quan giữa các bên trong quan hệ tín dụng, xuất phát từ bản chất của các giao dịch dân sự phải là sự tự nguyện giữa các bên khi tham gia vào một giao dịch. Nếu một bên không hiểu, hiểu không đúng hoặc có sự nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng thì nguyên tắc khách quan, minh bạch trong giao dịch dân sự không thể được đảm bảo.

Sau khi đã xem xét kỹ HĐCVTD và đồng ý giao kết, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Bên đi vay phải trực tiếp ký tên vào hợp đồng. Nếu các bên không có thoả thuận khác thì quyền và nghĩa vụ giữa các bên sẽ được xác lập sau khi hợp đồng được ký kết. CTTC sẽ tiến hành giải ngân cho bên đi vay. Đồng thời, bên đi vay cũng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như đã giao kết. Hợp đồng phải ghi rõ nơi ký kết làm cơ sở thực hiện, xác định thẩm quyền của tòa án khi giải quyết tranh chấp về sau.

Một phần của tài liệu Hợp đồng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)