Cơ sở lý luận về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 30)

6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận

1.3.3. Cơ sở lý luận về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh

được khách hàng ủy quyền. Trong những trường hợp đó, khách hàng đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, tổn thất đối với hàng hóa xảy ra nằm ngoài ý muốn của thương nhân. Nếu yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất nêu trên sẽ là bất hợp lý và không công bằng. Vì vậy, cần phải quy định về miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đối với tổn thất hàng hóa để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Vì những lý do trên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được hưởng thêm quyền miễn trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa. Như đã nêu ở mục 1.3.1, yếu tố lỗi là một trong những yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Do đó, trong những trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không có lỗi dẫn đến tổn thất của hàng hóa, họ sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tổn thất của hàng hóa. Những trường hợp thương nhân không có lỗi gây ra tổn thất của hàng hóa đó là do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền, do khuyết tật của hàng hóa, do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là đúng theo chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền. Ngoài ra, dịch vụ logistics là dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro nên thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện cũng được rút ngắn hơn so với các thương nhân hoạt động thương mại khác. Bên cạnh đó, dịch vụ logistics là dịch vụ bao gồm nhiều công đoạn, đặc biệt liên quan đến vận tải nên thương nhân cũng được hưởng các trường hợp miễn trách nhiệm riêng tương ứng với dịch vụ vận tải thương nhân thực hiện.

1.3.3. Cơ sở lý luận về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics vụ logistics

Theo khái niệm giới hạn trách nhiệm ở mục 1.1.2, giới hạn trách nhiệm là miễn một phần trách nhiệm pháp lý cho bên có hành vi vi phạm. Cho nên, giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là miễn một phần trách nhiệm pháp lý cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Tương tự như miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là một trong những trường hợp ngoại lệ của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại.

gây thiệt hại cho bên kia thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như đã nêu ở mục 1.3.1 nguyên tắc bồi thường toàn bộ được xem là nguyên tắc cơ bản của chế định bồi thường thiệt hại. Cụ thể, bên có hành vi vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế, trực tiếp và các khoản lợi mà bên bị phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Toàn bộ thiệt hại thực tế, trực tiếp bao gồm thiệt hại về hàng hóa và những thiệt hại khác như chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút,... Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất dịch vụ logistics mang tính rủi ro cao nên thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được ưu ái hơn trong vấn đề gánh chịu trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa. Việc quy định về giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nhằm giảm thiểu mức trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa trong quá trình kinh doanh cho thương nhân. Do đó, phạm vi trách nhiệm mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải gánh chịu khi xảy ra tổn thất đối với hàng hóa sẽ hẹp hơn nhiều so với toàn bộ thiệt hại xảy ra. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, thù lao mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được nhận nhỏ hơn so với giá trị của hàng hóa mà họ phải thực hiện các công việc giao nhận, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan...44 Ví dụ, trong Bản án sơ thẩm số 05/2019/KDTM-ST ngày 12/8/2019 của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển, giá trị thiệt hại đối với hàng hóa là 230,962,174 VNĐ, còn thù lao vận chuyển của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là 20,900,000 VNĐ. Thực tế khi xảy ra tổn thất đối với hàng hóa thường sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn, nhiều trường hợp thiệt hại này còn lớn hơn rất nhiều lần so với mức thù lao mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nhận được khi thực hiện công việc đó. Vì vậy, mức giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nằm trong khoảng giá trị tổn thất của toàn bộ hàng hóa là phù hợp.

Một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là có lỗi của thương nhân. Trong trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không có lỗi thì đương nhiên họ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tổn thất của hàng hóa. Còn nếu thương nhân có lỗi thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, như phân tích phía trên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được hưởng thêm quyền giới hạn trách nhiệm. Có nghĩa là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ phải chịu

44

Nguyễn Thị Dung (2020), Pháp luật về hợp đồng thương mại và đầu tư- những vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Chính trị quốc gia sự thật, tr 251.

một phần trách nhiệm, phần trách nhiệm còn lại sẽ được loại bỏ. Vì vậy, các vấn đề đặt ra đó là có phải trong mọi trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đều được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm? Đối với hành vi vi phạm với lỗi cố ý hoặc với lỗi vô ý thì thương nhân có được giới hạn trách nhiệm hay không? Việc xác định hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý trong vi phạm hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc xác định giới hạn và phạm vi của trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Đối với lỗi cố ý, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động cho dù thương nhân nhận thức được hành vi của mình là hành vi vi phạm hợp đồng và thấy trước được thiệt hại đối với hàng hóa sẽ xảy ra. Khi các bên có hành vi vi phạm với lỗi cố ý thì chắc chắn bên vi phạm không thể được coi là trung thực45

. Nguyên tắc “thiện chí và trung thực”46 là một trong những nguyên tắc nền tảng của việc ký kết và thực hiện hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. Nếu giới hạn trách nhiệm cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý gây ra thiệt hại đối với hàng hóa, việc này đi ngược lại với nguyên tắc thiện chí và trung thực. Do đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có hành vi vi phạm hợp đồng với lỗi cố ý thì không nên được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm.

- Đối với lỗi vô ý, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Với ý chí không mong muốn thiệt hại xảy ra đối với hàng hóa của khách hàng và có ý thức ngăn chặn thiệt hại xảy ra, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nên được giới hạn trách nhiệm. Tuy nhiên, hành vi gây thiệt hại do lỗi bất cẩn nghiêm trọng là trường hợp bên gây thiệt hại do không tuân thủ những tiêu chuẩn cẩn trọng tối thiểu. Hành vi không tuân thủ những tiêu chuẩn cẩn trọng tối thiểu là một hành vi không thể chấp nhận được. Do đó. bên thực hiện hành vi này không được miễn trách nhiệm hoặc giới hạn trách nhiệm47.

Vì vậy, theo tác giả, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nên được giới hạn trách nhiệm đối với lỗi cố ý và lỗi vô ý do sự bất cẩn nghiêm trọng.

45

Dương Anh Sơn, Nguyễn Ngọc Sơn, “Tác động của hình thức lỗi đến việc xác định trách nhiệm hợp đồng nhìn từ góc độ nguyên tắc thiện chí và trung thực”, Tạp chí khoa học pháp lý số 1 (38), 2007, tr 34

46

Khoản 3 Điều 3 BLDS 2015

47

Nguyễn Lan Anh (2016), “Một số vấn đề pháp lý về điều khoản miễn trách nhiệm”, Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế (Journal of International Economics and Management), số 86 (2016), tr. 7

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã khái quát về khái niệm, đặc điểm của miễn trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm, dịch vụ logistics, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng như đưa ra những cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Thuật ngữ “logistics” được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực như quân đội, pháp luật, kinh tế. Logistics là một chuỗi các dịch vụ từ khâu cung ứng, sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng bao gồm các hoạt động hoạch định, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm trong việc chu chuyển và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan với mục tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng. Dịch vụ logistics mang trong mình nhiều đặc điểm riêng biệt so với các ngành dịch vụ khác, đó là chủ thể của dịch vụ logistics bao gồm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng, nội dung bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, dịch vụ mang tính rủi ro cao và hoạt động cung ứng dịch vụ không tác động đến số lượng, chất lượng của hàng hóa.

Xuất phát từ những đặc điểm của dịch vụ logistics cũng như thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, pháp luật đã dành cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sự ưu ái hơn so với thương nhân khác khi quy định về trường hợp miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm dành riêng cho họ. Quy định này rất cần thiết và có ý nghĩa đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi họ thực hiện hoạt động kinh doanh với nhiều rủi ro và thực hiện các công việc liên quan đến hàng hóa, không tác động đến số lượng chất lượng của hàng hóa. Bản chất của miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chính là miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được hưởng nhiều trường hợp miễn trách nhiệm hơn và mức giới hạn trách nhiệm thấp hơn so với các thương nhân kinh doanh ngành nghề khác.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM CỦA

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)