Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 33)

6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận

2.1.1. Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm

Theo khoản 1 Điều 234 LTM 2005 quy định: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic theo quy định của pháp luật”. Thương nhân bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh48. Do đó, có thể hiểu LTM 2005 quy định chủ thể kinh doanh dịch vụ logistic chỉ có thể là doanh nghiệp, mà không thể là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật GTĐB 2008 quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô là doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh. Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô là một trong những loại hình dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP nên thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô cũng được gọi là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Qua đó, có thể nhận thấy sự chênh nhau trong quy định của LTM 2005 và Luật GTĐB 2008 về chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics nói chung và chủ thể kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô nói riêng. Cụ thể, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ là doanh nghiệp, còn thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô có thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô là một trong những hoạt đông kinh doanh dịch vụ logistics. Do đó, một câu hỏi đặt ra là những thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô đăng ký kinh doanh dưới hình thức hợp tác xã, hộ kinh doanh, không phải là doanh nghiệp thì có được xem là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics hay không? Những thương nhân đó có được hưởng quyền miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics hay không? Thực tiễn hiện nay, có nhiều thương nhân là hộ kinh doanh, hợp tác xã có tham gia vào chuỗi

48

cung ứng dịch vụ logistic, như vận tải, đóng gói, kiểm đếm…49. Nhiều thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô không chỉ đăng ký kinh doanh dưới loại hình doanh nghiệp mà còn đăng ký dưới hình thức hợp tác xã, hộ kinh doanh. Ví dụ, một số hợp tác xã có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ như Hợp tác xã Dịch vụ vận tải Thanh Hà, Hợp tác xã Dịch vụ vận tải Bình Minh50

. Vậy thì những hợp tác xã này có được hưởng quyền miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics hay không?

Theo quan điểm của tác giả, việc xác định chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics sẽ phụ thuộc vào loại hình dịch vụ mà họ cung cấp có thuộc vào danh mục dịch vụ logistics hay không, chứ không phụ thuộc vào mô hình kinh doanh mà họ đăng ký thành lập. Vì vậy, theo quan điểm của tác giả, thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô đăng ký kinh doanh dưới loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã hay hộ kinh doanh đều là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và họ chính là chủ thể được hưởng quyền miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Việc xác định chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, nếu là chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics thì họ sẽ được hưởng nhiều đặc quyền hơn so với những thương nhân hoạt động thương mại thông thường. Cụ thể đó là quyền được miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm dành riêng cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Ngoài cụm từ “thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics” dùng để chỉ chủ thể được hưởng quyền miễn trách nhiệm dành riêng cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của LTM 2005, quy định của pháp luật chuyên ngành sử dụng nhiều tên gọi khác nhau đối với chủ thể được hưởng quyền miễn trách nhiệm trong dịch vụ logistics. Cụ thể, đối với dịch vụ vận tải biển đó là người vận chuyển51, đối với dịch vụ vận tải thủy nội địa đó là người kinh doanh vận tải thủy nội địa52, đối với dịch vụ vận tải hàng không đó là người khai thác tàu bay53

, đối với dịch vụ vận tải đường sắt đó là doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt54, đối với dịch vụ bưu chính đó là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính55

.

49

Đào Thị Cấm, “Chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay”,

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chu-the-kinh-doanh-dich-vu-logistics-theo-phap-luat-viet-nam-hien- nay-62269.htm, truy cập ngày 15/5/2021

50

http://tracuuhtx.dkkd.gov.vn/ truy cập ngày 29/03/2021

51

Điều 151 BLHH 2015

52

Điều 94 Luật GTĐTNĐ 2004, sửa đổi bổ sung 2014

53

Điều 22 Luật HKDDVN 2006, sửa đổi, bổ sung 2014

54

2.1.2. Phạm vi trách nhiệm được miễn của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Khoản 1 Điều 237 LTM 2005 quy định những trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa phát sinh. Có thể nhận thấy, “trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa” thuộc vào loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do đó, phạm vi trách nhiệm mà thương nhân được miễn khi thuộc vào các trường hợp tại khoản 1 Điều 237 LTM 2005 chỉ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không bao gồm các trách nhiệm khác như buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, tạm ngưng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiên hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng. Có nghĩa, song song với thiệt hại hàng hóa xảy ra, nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện các hành vi vi phạm thì vẫn phải chịu các chế tài khác khi đáp ứng đủ điều kiện áp dụng đối với chế tài đó như buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, tạm ngưng hợp đồng, đình chỉ hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng.

Ngoài ra, đối với chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại nói chung, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm56. Trong đó, tổn thất thực tế, trực tiếp có thể bao gồm tổn thất đối với hàng hóa, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại57,… Cho nên, “miễn trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa” theo khoản 1 Điều 237 LTM 2005, có nghĩa là miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa mà không bao gồm các thiệt hại khác như chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, các khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm,…

Bên cạnh đó, nếu như thương nhân không có lỗi gây ra sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ sai địa chỉ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn được miễn trách nhiệm với những khoản lợi mà khách hàng đáng lẽ được hưởng tại khoản 2 Điều 237 LTM2005. Theo đó, “khoản lợi mà khách hàng đáng lẽ được hưởng” chính là một phần giá trị bồi thường thiệt hại58. Ngoài ra, “sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ sai địa chỉ” có nghĩa trường hợp miễn trách nhiệm này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có cung cấp dịch vụ giao nhận

55

Khoản 4 Điều 41 Luật Bưu chính 2010

56 Khoản 2 Điều 302 LTM 2005 57 Điều 589 BLDS 2015 58 Khoản 2 Điều 302 LTM 2005

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)