Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trách

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51 - 55)

6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận

2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trách

nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics

- Kiến nghị về chủ thể được hưởng quyền miễn trách nhiệm và giới hạn trách

80

Theo khoản 18 Điều 3 Luật Bưu chính năm 2010, khái niệm “người nhận” được quy định là tổ chức, cá nhân có tên tại phần ghi thông tin về người nhận trên bưu gửi, trên hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.

nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Từ những phân tích tại mục 2.1.1, tác giả kiến nghị nên bãi bỏ quy định về thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải là doanh nghiệp theo khoản 1 Điều 234 LTM 2005. Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật GTĐB 2008, thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ tiến hành kinh doanh dưới loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, nếu áp dụng khoản 1 Điều 234 LTM 2005 đồng nghĩa với việc chỉ có doanh nghiệp mới được phép thực hiện dịch vụ logistics. Còn hợp tác xã, hộ kinh doanh không được phép thực hiện dịch vụ logistics. Mặc dù, hợp tác xã và hộ kinh doanh cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là thương nhân và bản chất công việc họ thực hiện là một trong những công việc thuộc dịch vụ logistics. Điều này hoàn toàn không phù hợp với khái niệm dịch vụ logistics tại mục 1.2.1, đó là thương nhân chỉ cần thực hiện một hoặc một số hoạt động như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng,... thì đã được xem là thực hiện dịch vụ logistics. Do đó, tác giả kiến nghị bãi bỏ quy định này nhằm mục đích tạo sự thống nhất trong quy định của pháp luật và đảm bảo cho những thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nhưng không đăng ký dưới loại hình doanh nghiệp được hưởng quyền miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm dành riêng cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Cụ thể, theo tác giả kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 234 LTM 2005 như sau: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật”.

- Kiến nghị về quy định miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong trường hợp tổn thất do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền. “Lỗi” của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền ở đây chưa phân định rõ là hoàn toàn do lỗi của khách hàng, người được khách hàng ủy quyền hay là một phần lỗi thuộc về thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Do đó, theo quy định này thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa trong trường hợp khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền có lỗi. Quy định này còn hạn chế khi chưa tính đến trường hợp tổn thất hàng hóa xảy ra do một phần lỗi của khách hàng. Có thể tham khảo thêm quy định của Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 tại Điều 7.4.7 khi thiệt hại xảy ra một phần là do bên bị thiệt hại gây ra bởi hành động hoặc bất tác vi, hoặc thiệt hại do một sự kiện khách quan mà bên bị thiệt

hại phải chịu rủi ro đối với những sự kiện đó, số tiền bồi thường sẽ được giảm tương ứng với mức độ thiệt hại mà các yếu tố trên có ảnh hưởng, có xem xét đến hành vi của mỗi bên trong hợp đồng. Hay theo quy định của BLDS 2015 “trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”. Vì vậy, kiến nghị sửa đổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 237 LTM 2005 như sau: “Tổn thất hoàn toàn do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền. Nếu trong trường hợp thương nhân logistics cũng có một phần lỗi trong việc gây ra tổn thất thì được miễn trách nhiệm một phần tương ứng với lỗi mà khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền.”

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa khi làm đúng theo chỉ dẫn của khách hàng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 237 LTM 2005. Trường hợp miễn trách nhiệm này làm cho quy định về quyền làm khác chỉ dẫn của khách hàng vì lợi ích chính đáng của khách hàng không có hiệu quả trên thực tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng như đã phân tích ở mục 2.3.2. Do đó, nhằm tránh tình trạng thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics biết rằng nếu làm theo chỉ dẫn của khách hàng có thể sẽ dẫn đến rủi ro cho khách hàng mà vẫn cố tình thực hiện để được hưởng quyền miễn trách nhiệm, không cân nhắc đến lợi ích của khách hàng. Vì vậy, tác giả kiến nghị bổ sung vào quy định này nội dung: “Trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý không thông báo khả năng có thiệt hại xảy ra cho khách hàng nếu thực hiện theo đúng chỉ dẫn của khách hàng”. Quy định như trên nhằm đặt ra trách nhiệm thông báo của thương nhân cho khách hàng về những thiệt hại có thể xảy ra, để khách hàng có những chỉ dẫn phù hợp nhằm hạn chế rủi ro. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 237 LTM 2005 trở thành: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa phát sinh trong trường hợp: b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền, trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý không thông báo khả năng có thiệt hại xảy ra cho khách hàng nếu thực hiện theo đúng chỉ dẫn của khách hàng.”

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã nghiên cứu quy định của pháp luật theo các nội dung sau: chủ thể được miễn trách nhiệm, phạm vi miễn trách nhiệm và các căn cứ được miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Chủ thể được hưởng quyền miễn trách nhiệm dành riêng cho dịch vụ logistics chính là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Tuy nhiên, trong từng loại hình dịch vụ cụ thể như vận tải đường biển, vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường hàng không,… chủ thể được miễn trách nhiệm lại có những tên gọi khác nhau tùy vào từng dịch vụ cụ thể. Phạm vi miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ là miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn đối với những trách nhiệm khác ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định miễn trách nhiệm này. Chương 2 đã tập trung phân tích các trường hợp miễn trách nhiệm dành cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, đồng thời so sánh đối chiếu với các quy định trong luật chuyên ngành về các lĩnh vực trong dịch vụ logistics như vận tải và bưu chính. Ngoài ra, tác giả còn dẫn chứng một số bản án liên quan đến tranh chấp trong lĩnh vực logistics. Qua việc phân tích thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả nhận thấy điều khoản miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics quy định chưa rõ ràng, còn thiếu sót gây khăn cho việc áp dụng để bảo vệ quyền lợi cho các bên và đặc biệt là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Do đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm như quy định rõ việc xác định mức độ lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền hoặc bên thứ ba, quy định về nghĩa vụ thông báo của thương nhân cho khách hàng khi thương nhân biết được sẽ có thiệt hại xảy ra nếu làm theo đúng chỉ dẫn khách hàng yêu cầu.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)