6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận
3.1.3. Các căn cứ được giới hạn trách nhiệm
a. Theo thỏa thuận của các bên
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định trong trường hợp pháp luật liên quan không có quy định về giới hạn trách nhiệm mà có thỏa thuận của các bên về vấn đề này thì thỏa thuận của các bên sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 238 LTM 2005 có quy định nếu không có thỏa thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hóa. Những quy định của pháp luật nêu trên cho thấy nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận85 trong hoạt động thương mại luôn được pháp luật thương mại tôn trọng và đề cao. Cụ thể, khi các bên không có thỏa thuận về điều khoản giới hạn trách nhiệm thì mới áp dụng quy định của LTM 2005 và Nghị định 163/2017/NĐ-CP. Theo đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng có quyền tự do thỏa thuận mức trách nhiệm tối đa thương nhân phải chịu khi thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ logistics, mà không bị pháp luật đặt ra mức giới hạn hay bị hạn chế bởi một điều kiện nào. Những thỏa thuận này chỉ cần không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội thì sẽ luôn được nhà nước công nhận và bảo vệ. Các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics có thể thỏa thuận mức cao hơn hoặc thấp hơn giới hạn trách nhiệm mà LTM quy định, miễn là các bên phải hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, đe dọa, cưỡng ép bên nào.
85
Đối với các dịch vụ logistics không được quy định trong luật chuyên ngành như: dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật, dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa... thì thỏa thuận của các bên về điều khoản giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ được ưu tiên áp dụng.
Bản án số 05/2019/KDTM-ST ngày 12/08/2019 về tranh chấp hợp đồng vận chuyển của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên- tỉnh Bắc Giang. Trong bản án này, các bên có thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm, nhưng thỏa thuận này không thể thực hiện được.
Nội dung: Công ty S ký hợp đồng vận chuyển với công ty Ch với thời hạn
12 tháng. Trong đó, bên thuê vận chuyển là công ty S, còn bên cung cấp dịch vụ vận chuyển là công ty Ch. Công ty Ch có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc vận chuyển hàng hóa là miếng dán màn hình điện thoại theo nội dung công ty S yêu cầu và điều phối xe phù hợp với yêu cầu của công ty S. Công ty Ch đều nắm được các tiêu chuẩn đối với việc vận chuyển hàng hóa này. Khi công ty S bố trí giao hàng cho công ty Ch và công ty Ch đã nhận đủ hàng, kiểm tra tình trạng hàng không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi tài xế của công ty Ch chở hàng đến địa điểm giao hàng, khi mở của xe vận chuyển hàng hóa, phía kho ngoại quan phát hiện thấy các pallet hàng không được chằng buộc như các chuyến trước. Họ phát hiện 2 pallet hàng xếp đơn xảy ra bất thường, bị bóp méo. Khách hàng của công ty S đã từ chối nhận 07 thùng hàng bị hỏng. Giá trị thiệt hại được xác định thành tiền là 230,962,174 VNĐ. Nguyên nhân được xác định do lỗi của công ty Ch nhưng công ty Ch không thực hiện bồi thường thiệt hại. Công ty Ch xác định nếu phải bồi thường cho công ty S thì chỉ bồi thường theo “hạn mức tham gia bảo hiểm”.
HĐXX nhận định: Khi công ty S giao hàng, tài xế của công ty Ch xác nhận
đã nhận đủ hàng, kiểm tra tình trạng hàng không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi tài xế của công ty Ch chở hàng đến địa điểm giao hàng, đã phát hiện hàng hóa bị hư hỏng. Như vậy, hàng hóa bị hư hỏng xảy ra trong quá trình vận chuyển. Theo công ty S, nguyên nhân gây ra hư hỏng hàng hóa là do lái xe không chằng các pallet hàng, còn công ty Ch xác định theo chứng thư giám định là do việc đóng gói hàng hóa không đảm bảo. Tuy nhiên, HĐXX xét thấy trong hợp đồng vận chuyển không có điều khoản quy định về việc sử dụng chứng thư giám định nên chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với bên yêu cầu giám định là công ty Ch theo Điều 262 LTM 2005. Do đó, HĐXX xác định lỗi dựa trên mốc thời gian và công việc cụ thể mà các bên
thỏa thuận với nhau trong hợp đồng vận chuyển. Công ty S đã thực hiện đầy đủ phần việc của mình, hoàn thành nghĩa vụ khi xếp hàng lên xe. Tại thời điểm này hàng hóa nguyên vẹn, không móp méo và lái xe của công ty Ch đã tiến hành vận chuyển. Đến địa điểm giao hàng, mở thùng xe thì phát hiện hàng hóa bị hư hỏng. Như vậy, từ thời điểm bắt đầu vận chuyển, trách nhiệm bảo quản hàng hóa thuộc về công ty Ch và lỗi gây ra thiệt hại đối với hàng hóa thuộc về công ty Ch nên công ty Ch phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty S theo Điều 541 BLDS 2015.
Điều 7 hợp đồng ký kết giữa hai bên có thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm như sau: “Bên B phải bồi thường trong hạn mức giao bảo hiểm cho bên A trong trường hợp phát sinh những thiệt hại do lỗi của bên B”. Tại phiên tòa, Công ty Ch nêu quan điểm nếu phải bồi thường thì chỉ bồi thường theo hạn mức tham gia bảo hiểm, không đồng ý mức bồi thường mà Công ty S đưa ra. Tuy nhiên, Công ty Ch không cung cấp được hợp đồng bảo hiểm vì công ty Ch không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Việc công ty Ch không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đã vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 534 BLDS 2015. Cho nên, không có căn cứ để xác định hạn mức bảo hiểm để tính số tiền bồi thường theo thỏa thuận tại Điều 7 hợp đồng. Do đó, HĐXX đã chấp nhận mức bồi thường là số tiền 230.900.000 đồng theo yêu cầu của Công ty S căn cứ vào giá trị hàng hóa bị thiệt hại.
Bình luận: Theo quan điểm của tác giả, HĐXX áp dụng BLDS trong vụ việc
này là không phù hợp vì hợp đồng này là hợp đồng thương mại, cụ thể là hợp đồng dịch vụ logistics vận chuyển bằng xe ô tô được ký kết giữa 2 thương nhân. Do đó, việc giải quyết tranh chấp này phải căn cứ vào pháp luật liên quan đến vận tải đường bộ có hiệu lực áp dụng tại thời điểm giao kết hợp đồng đó là Nghị định số 86/2014/NĐ-CP (hiện nay đã bị hết hiệu lực bởi Nghị định số 10/2020/NĐ-CP), không thể áp dụng quy định của BLDS về hợp đồng vận chuyển tài sản. Vì thỏa thuận mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên không thể thực hiện được trên thực tế nên căn cứ vào giá trị hàng hóa bị tổn thất quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Cụ thể nếu các bên không có thỏa thuận và Tòa án hoặc Trọng tài không có quyết định khác thì mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại là 70.000 đồng/ kilôgam hàng hóa bị tổn thất. Vì vậy, trong trường hợp này các bên không có thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm nên mức giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics- công ty Ch được xác định theo mức 70.000 đồng/kilôgram hàng hóa bị tổn thất, trừ trường hợp HĐXX có
quyết định khác. Tuy nhiên, hiện nay quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 86/2014/NĐ-CP đã bị thay thế bởi khoản 2 Điều 10 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Quy định hiện hành đã bỏ đi trường hợp xác định mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng 70.000 đồng/ kilogram. Cụ thể, mức giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô sẽ căn cứ vào quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài nếu các bên không có thỏa thuận. Theo quan điểm của tác giả quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP không rõ ràng và gây khó khăn trong việc áp dụng khi trao toàn quyền cho Tòa án và Trọng tài đưa ra phán quyết mà không căn cứ vào một quy định cụ thể nào cả. Trên thực tế, khi Tòa án và Trọng tài đưa ra phán quyết cũng phải căn cứ vào quy định pháp luật, không thể dựa trên quan điểm cá nhân. Vì vậy, vấn đề pháp lý đặt ra là trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về điều khoản giới hạn trách nhiệm hoặc là có thỏa thuận nhưng thỏa thuận đó không áp dụng được thì sẽ Tòa án và Trọng tài sẽ căn cứ vào đâu để xác định giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải bằng ô tô. Theo tác giả đây là điểm bất cập của quy định pháp luật về việc xác định giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải bằng ô tô trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.
b. Theo quy định của pháp luật
Theo quy định của pháp luật chuyên ngành
Hiện nay, một số pháp luật chuyên ngành có quy định về vấn đề giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đối với từng dịch vụ cụ thể bao gồm: dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải đường biển, dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ bưu chính.
- Đối với dịch vụ vận tải thủy nội địa
Theo quy định tại Điều 93 Luật GTĐTNĐ, mức giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải thủy nội địa được chia thành 2 trường hợp dựa trên việc người thuê vận tải có kê khai giá trị hàng hóa trong giấy vận chuyển86
86
Khoản 3 Điều 86 Luật GTĐTNĐ 2004, sửa đổi 2014 “Giấy vận chuyển là chứng từ giao nhận hàng hoá giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp.
Giấy vận chuyển do người kinh doanh vận tải lập sau khi hàng hoá đã xếp lên phương tiện và phải có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải uỷ quyền.
Giấy vận chuyển phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hoá; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng, tên và địa chỉ của người nhận hàng; cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà người kinh doanh vận tải và người thuê vận
hay không. Nếu người thuê vận tải kê khai giá trị hàng hóa trong giấy vận chuyển thì mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển không vượt quá giá trị hàng hóa đã kê khai. Còn nếu người thuê vận tải không kê khai giá trị hàng hóa thì mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển không vượt quá mức bồi thường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định và mức bồi thường này được tính theo giá trị hàng hóa cùng loại trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay quy định này vẫn đang còn bị bỏ ngỏ vì trên thực tế vẫn chưa có quy định nào của Bộ Giao thông vận tải quy định về mức bồi thường đối với tổn thất hàng hóa trong vận tải đường thủy nội địa. Bộ Giao thông vận tải chỉ có quy định chung chung là “đối với hàng hóa không khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại trong khu vực nơi trả hàng87”.
- Đối với dịch vụ vận tải hàng hải
Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải được quy định tại Điều 152 BLHH 2015. Theo đó, BLHH 2015 cũng chia mức giới hạn trách nhiệm làm hai trường hợp, dựa trên việc người gửi hàng có khai báo về giá trị của hàng hóa hay không. Trường hợp thứ nhất, nếu khách hàng thông báo về giá trị hàng hóa thì khách hàng sẽ được bồi thường bằng giá trị đã khai báo đối với hàng hóa bị mất mát hoặc bằng mức chênh lệch giữa giá trị đã khai báo và phần giá trị còn lại của hàng hóa đối với hàng hóa bị hư hỏng88. BLHH 2015 quy định việc khai báo giá trị hàng hóa được coi là hợp lệ khi việc khai báo này được thực hiện trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển89. Quy định này của BLHH 2015 phần nào đã hạn chế được việc khai báo gian dối về giá trị hàng hóa của người gửi hàng. Trường hợp thứ hai, giá trị của hàng hóa không được người giao hàng thông báo trước khi bốc hàng hoặc giá trị của hàng hóa không được ghi rõ trong chứng từ vận chuyển thì trách nhiệm bồi thường của người vận chuyển được giới hạn ở mức tối đa tương đương với 666,67
tải thoả thuận ghi vào giấy vận chuyển; xác nhận của người kinh doanh vận tải về tình trạng hàng hoá nhận vận tải.”
87
Điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư số 61/2015/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa
88
Khoản 3 Điều 152 BLHH 2015
89
Khoản 1 Điều 148 BLHH 2015 “Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác”
đơn vị tính toán90
(SDR) (tương đương 21.866.776 VNĐ91) cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 02 SDR (tương đương 65.600 VNĐ) cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát, hư hỏng tùy theo giá trị nào cao hơn.
Theo Bản án 23/2014/KDTM-ST đã nêu ở mục 3.1.2, công ty Hương My không chứng minh được công ty Linh Chi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý do cẩu thả gây ra hư hỏng hàng hóa nên công ty Linh Chi vẫn được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm theo Điều 79 BLHH 2005 (Điều 152 BLHH 2015). Cụ thể, đối với tổn thất 2 lô dừa tươi, việc xác định số tiền công ty Linh Chi phải bồi thường cho công ty Hương My phụ thuộc vào việc giá trị hàng hóa có được khai báo trong vận đơn hay không. Trường hợp có khai báo hàng hóa, việc khai báo được thực hiện trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển như vận đơn, giấy gửi hàng đường biển,… thì công ty Linh Chi chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng giá trị đã khai báo đối với hàng hóa bị tổn thất bằng 555.063.970 đồng. Trường hợp giá trị của hàng hóa không được người giao hàng thông báo trước khi bốc hàng hoặc giá trị của hàng hóa không được ghi rõ trong chứng từ vận chuyển thì tiền bồi thường nằm trong giới hạn tối đa tương đương 666,67 đơn vị tính toán (tương đương 21.866.776 VNĐ) cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 02 đơn vị tính toán (tương đương 65.600 VNĐ) cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát, hư hỏng tùy theo giá trị nào cao hơn.
Ngoài giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển đối với tổn thất của hàng hóa, BLHH 2015 còn có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân trong trường hợp chậm trả hàng92. Theo đó, trách nhiệm của thương nhân không vượt quá 2,5 lần giá dịch vụ vận chuyển của số hàng trả chậm nhưng không cao hơn tổng mức thù lao họ được nhận theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Bên cạnh đó, BLHH 2015 còn quy định giới hạn trách nhiệm trong trường hợp kinh doanh vận tải đa phương thức, tuy nhiên vấn đề này đã được quy định cụ thể trong Nghị định 87/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 89/2011/NĐ-CP và Nghị định 144/2018/NĐ-CP. Do đó, giới hạn trách nhiệm