Các căn cứ được miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 51)

6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận

2.1.3. Các căn cứ được miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ

hàng hóa không có lỗi trong việc giao hàng chậm hoặc giao sai địa điểm thì thương nhân sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi mà khách hàng đáng lẽ được hưởng.

Do đó, theo Điều 237 LTM 2005 thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với “tổn thất hàng hóa” theo các trường hợp được nêu tại khoản 1 và “những khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng” theo khoản 2. Qua đó, có thể thấy thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có nhiều cơ hội để được miễn trách nhiệm hơn so với các thương nhân thực hiện hoạt động thương mại thông thường.

Trong thực tiễn xét xử, khi thuộc vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 237 LTM 2005 thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tổn thất hàng hóa. Theo Bản án số 28/2019/KDTM-ST ngày 11/11/ 2019 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ logistics của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa- tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, tranh chấp giữa bên thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics- công ty DT L VN nhận vận chuyển 3 lô hàng cho khách hàng- công ty OT. Sau khi giao hàng, phát hiện có 02 lô hàng bị móp méo. HĐXX nhận định bên khách hàng đã khiếu nại về tổn thất hàng hóa quá 14 ngày kể từ ngày giao hàng theo khoản 1 Điều 237 LTM 2005. Do đó, công ty DT L VN được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với 2 lô hàng bị bóp méo do quá trình vận chuyển gây ra. Nội dung bản án này sẽ được trình bày cụ thể và bình luận tại điểm e mục 2.1.3.

2.1.3. Các căn cứ được miễn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics logistics

a.Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền

Khi tổn thất hàng hóa phát sinh do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa phát sinh60. Theo quy định này có thể thấy yếu tố lỗi ở đây bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Tuy nhiên, LTM 2005 không có quy định như thế nào là lỗi. Theo nguyên tắc áp dụng luật, trong trường hợp này LTM 2005 không có quy định về lỗi nên sẽ dẫn chiếu đến quy định tại Điều 364 BLDS 2015 để

59

Phan Huy Hồng, tlđd (43), tr 233

60

xem xét đến yếu tối lỗi khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Theo đó, lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Từ đó, có thể hiểu khi khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền có lỗi, dù là lỗi cố ý hay lỗi vô ý, đều phải chịu trách nhiệm do lỗi của mình gây ra đối với tổn thất hàng hóa. Đồng nghĩa với việc thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền. Tuy nhiên, quy định này chỉ là “do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền” mà không quy định rõ là do hoàn toàn lỗi hay chỉ cần một phần lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền. Theo như phân tích tại mục 1.3.2, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không có lỗi gây ra thiệt hại đối với hàng hóa thì sẽ được miễn toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa. Do đó, trường hợp miễn trách nhiệm này có thể hiểu là do hoàn toàn lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền gây ra. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra đó là nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có một phần lỗi gây ra thiệt hại thì thương nhân có được miễn một phần trách nhiệm về tổn thất hàng hóa tương ứng với phần tổn thất không do lỗi của mình gây ra hay không.

Trong khi đa số các quy định của pháp luật chuyên ngành đối với từng lĩnh vực cụ thể trong dịch vụ logistics đều có quy định về trường hợp miễn trách nhiệm do lỗi của khách hàng. Tuy nhiên, các quy định này còn tồn tại một số khác biệt xuất phát từ bản chất của từng ngành nghề dịch vụ khác nhau trong dịch vụ logistics. Pháp luật chuyên ngành quy định về căn cứ miễn trách nhiệm này đối với từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể như sau:

- Pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực vận tải đều có quy định về trường hợp miễn trách nhiệm này ví dụ như Luật GTĐTNĐ, BLHH, Nghị định số 87/2009/NĐ- CP về vận tải đa phương thức. Đối với trường hợp miễn trách nhiệm này, các văn bản nêu trên đều quy định tương tự với LTM 2005. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại dịch vụ khác nhau mà pháp luật quy định chủ thể có lỗi khác nhau. Đối với dịch vụ vận tải thủy nội địa, tại điểm d khoản 1 Điều 94 Luật GTĐTNĐ 2004, sửa đổi năm 2014 quy định chủ thể có lỗi đó là người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc

người áp tải hàng hóa. Đối với dịch vụ vận tải biển, theo điểm i khoản 2 Điều 151 BLHH chủ thể có lỗi đó là người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ. Đối với dịch vụ vận tải đa phương thức Điều 22 NĐ 87/2009/NĐ-CP quy định chủ thể có lỗi gây ra tổn thất hàng hóa là người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc đại lý của họ.

- Ngoài ra, đối với dịch vụ chuyển phát và dịch vụ vận tải đường hàng không, quy định của pháp luật về trường hợp miễn trách nhiệm này khá chặt chẽ và tiến bộ hơn so với quy định trong pháp luật chuyên ngành đã nêu ở trên. Bởi vì quy định trong hai dịch vụ này đã phân định rõ trách nhiệm khi các bên cùng có một phần lỗi. Cụ thể, đó là thương nhân cung ứng dịch vụ được miễn toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa tương ứng với mức thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

+ Điểm a khoản 4 Điều 41 Luật Bưu chính 2010 quy định thương nhân cung ứng dịch vụ bưu chính được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi vi phạm hợp đồng của người sử dụng dịch vụ bưu chính. Bên cạnh đó, theo tại khoản 2 Điều 41 Luật này quy định trường hợp một phần thiệt hại xảy ra do người sử dụng dịch vụ bưu chính vi phạm hợp đồng đã giao kết thì doanh nghiệp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ thiệt hại do người sử dụng dịch vụ bưu chính gây ra. Vì vậy, Luật Bưu chính 2010 cho phép thương nhân kinh doanh dịch vụ bưu chính được miễn trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của khách hàng gây ra.

+ Luật HKDDVN không chỉ miễn trách nhiệm cho thương nhân đối với phần thiệt hại do lỗi của người gửi mà còn đối với phần thiệt hại do lỗi của người nhận hàng hóa, người áp tải được người gửi hàng hoặc người nhận hàng cử đi kèm hàng hóa tại điểm d khoản 3 Điều 165 Luật này. Tuy nhiên, thương nhân cung ứng dịch vụ vận tải hàng không phải chứng minh được thiệt hại xảy ra đối với hàng hóa là do lỗi của bên bị vi phạm. Vì vậy, điểm tiến bộ của Luật HKDDVN là đã phân định rõ ràng về trách nhiệm của các bên đối với tổn thất hàng hóa tương ứng do lỗi của mình gây ra. Quy định về trường hợp miễn trách nhiệm này trong Luật HKDDVN tương tự với Điều 21 Công ước Vacsava61, đó là nếu người vận chuyển chứng minh được thiệt hại do lỗi của người bị thiệt hại gây ra hoặc góp phần gây ra thì Tòa án có thể miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm phù hợp với quy

61

Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước này vào ngày 11/10/1982 và ngày 09/01/1983 Công ước đã có hiệu lực đối với Việt Nam

định của luật Tòa án.

Từ những phân tích trên, có thể thấy trường hợp miễn trách nhiệm tại điểm a khoản 1 Điều 237 LTM 2005 quy định “do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền” là chưa rõ ràng. Chưa phân định rõ là chỉ cần một phần lỗi hay hoàn toàn lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được hưởng quyền miễn trách nhiệm đối với tổn thất của hàng hóa.

Bản án số 140/2018/KDTM-PT ngày 22/10/2018 về tranh chấp hợp đồng vận chuyển tài sản của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Nội dung: Nguyên đơn- Công ty TNHH nhà thép tiền chế Z Việt Nam (công

ty Z), bị đơn- Công ty TNHH giao nhận vận tải A (công ty A). Ngày 01/9/2013, công ty A và công ty Z ký hợp đồng vận chuyển và giao nhận hàng hóa No.AAL/ZSV-2012/2013 thỏa thuận vận chuyển lô hàng bằng vận tải đường biển tới Jakarta, Indonesia. Vì công ty A không vận chuyển trực tiếp hàng sang Indonesia được nên ngày 29/5/2013 hai bên đã thống nhất qua email về việc vận chuyển lô hàng thông qua bên thứ 3 là công ty TNHH thương mại và truyền thông quốc tế M (công ty M) do công ty A thuê vận chuyển. Khi công ty M vận chuyển hàng đến Indonesia nhưng không giao được cho khách hàng vì không có giấy phép nhập khẩu. Việc hàng không có giấy phép nhập khẩu, công ty A đã được công ty Z thông báo qua email trước khi hàng được vận chuyển. Do không giao được hàng, công ty Z đã phải mua hàng tương tự tại Indonesia để giao cho khách hàng của mình với giá trị lô hàng 42.700.000Rp. Công ty A không hoàn trả lại lô hàng cho công ty Z nên làm thiệt hại toàn bộ giá trị lô hàng. Công ty Z yêu cầu công ty A hoàn trả chi phí dịch vụ vận chuyển là 269.765.664đ và số tiền mua hàng hóa thay thế 42.700.000Rp tương đương 76.414.889đ. Tổng số tiền công ty A phải thanh toán là 346.180.553đ.

Tại bản án sơ thẩm số 02/2018/KDTM-ST ngày 07/02/2018 của Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trưng đã quyết định chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của công ty Z đối với công ty A. Buộc công ty A phải trả lại số tiền vận chuyển hàng hóa và số tiền giá trị của lô hàng thay thế là 173.090.276đ. Ngày 12/02/2018 công ty A có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Phán quyết của tòa phúc thẩm: Theo hợp đồng nguyên tắc giữa công ty Z

và công ty A, công ty Z phải đưa hồ sơ về hàng hóa để công ty A vận chuyển hàng đến được nơi nhận. Tuy nhiên, công ty A không yêu cầu công ty Z cung cấp hồ sơ

về hàng hóa và cam kết đưa hàng đến tận tay khách hàng. Do đó, khi công ty M không giao được hàng đến tay khách hàng thì trường hợp này đều có lỗi của cả công ty A và công ty Z. Việc vận chuyển hàng hóa không đạt được mục đích giao hàng thì thiệt hại là khoản chi phí cước phí vận chuyển, vì là lỗi của hai bên nên mỗi bên phải chịu ½ cước phí vận chuyển là 133.382.831 đồng. Việc công ty Z phải mua hàng thay thế để giao cho khách hàng là do lỗi của công ty Z đã giao thiếu hồ sơ hàng hóa dẫn đến việc không đủ thủ tục nhập khẩu. Cho nên, số tiền 42.700.000 Rp giá trị tiền hàng thay thế do công ty Z gánh chịu vì công ty A không có lỗi trong trường hợp này nên công ty A sẽ không chịu trách nhiệm.

Bình luận: Tòa phúc thẩm xác định lỗi của các bên và căn cứ vào Điều 302

và Điều 303 LTM 2005 để xác định mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bị đơn là không phù hợp. Bởi vì, Điều 302 và Điều 303 LTM 2005 là những quy định cơ bản về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại và không quy định yếu tố lỗi là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, trong bản án này, hợp đồng giữa công ty A và công ty Z là hợp đồng dịch vụ logistics vì đây là hợp đồng vận chuyển và giao nhận hàng hóa giữa hai thương nhân. Cho nên, tòa phải căn cứ vào các quy định dành riêng cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong LTM 2005 và pháp luật chuyên ngành để xác định mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên, không thể căn cứ vào trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại nói chung tại Điều 302 và Điều 303 LTM 2005.

Trong trường hợp này, công ty A có thể được hưởng quyền miễn trách nhiệm dành riêng cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tại Điều 237 LTM 2005. Theo bản án, việc không giao được hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng vừa có lỗi của cả thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng. Cụ thể, công ty Z có lỗi khi không đưa hồ sơ về hàng hóa để công ty A vận chuyển hàng đến được nơi nhận và công ty A có lỗi khi không yêu cầu công ty Z cung cấp hồ sơ về hàng hóa và cam kết đưa hàng đến tận tay khách hàng. Do đó, trong trường hợp này, công ty Z có một phần lỗi gây ra tổn thất đối với hàng hóa thì công ty A có thể được hưởng quyền miễn trách nhiệm tại điểm a khoản 1 Điều 237 LTM 2005. Tuy nhiên, quy định miễn trách nhiệm này chưa phân định rõ ràng đây là một phần lỗi hay hoàn toàn lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền và thương nhân được miễn hoàn toàn hay một phần trách nhiệm tương ứng với phần lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền. Công ty A và công ty Z đều có

lỗi gây ra thiệt hại đối với hàng hóa thì công ty A được miễn một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với lỗi của công ty Z gây ra theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 237 LTM 2005. Theo tác giả, vì công ty Z có một phần lỗi gây ra thiệt hại đối với hàng hóa nên công ty A chỉ phải chịu ½ thiệt hại đối với hàng hóa đã gây ra cho công ty Z, phần còn lại công ty Z phải gánh chịu. Tuy nhiên, thiệt hại công ty Z yêu cầu công ty A bồi thường bao gồm cước phí vận chuyển và giá trị hàng hóa thay thế. Trong đó, chỉ có giá trị hàng thay thế là phần thiệt hại đối với tổn thất hàng hóa, còn cước phí vận tải không phải là thiệt hại đối với tổn thất hàng hóa. Cho nên, công ty A được miễn ½ giá trị hàng hóa thay thế tương ứng với phần lỗi của công ty Z.

b. Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 235 LTM 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có nghĩa vụ phải tuân theo chỉ dẫn của khách hàng, khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn. Việc tuân theo chỉ dẫn từ phía khách hàng là một nghĩa vụ của thương nhân

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)