Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giới hạn

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 71 - 130)

6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giới hạn

trách nhiệm của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics

- Như đã phân tích ở mục 3.1.3, quy định việc xác định giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi thực hiện nhiều công đoạn có quy định khác nhau giữa Nghị định 163/2017/NĐ-CP so với BLHH 2015 và Nghị định 87/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên, sự khác nhau này không tạo ra sự mâu thuẫn bởi vì BLHH 2015 và Nghị định 87/2009/NĐ-CP là pháp luât chuyên ngành nên sẽ được ưu tiên áp dụng trước, còn những trường hợp nào không chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành đó thì sẽ áp dụng quy định của Nghị định 163/2017/NĐ- CP. Xét về khía cạnh pháp luật chuyên ngành, giữa BLHH 2015 và Nghị định 87/2009/NĐ-CP có quy định khác nhau về cùng một vấn đề xác định giới hạn trách nhiệm trong trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện nhiều công đoạn. Do đó, khi áp dụng quy định trong trường hợp cụ thể sẽ tạo ra sự mâu thuẫn. Vì cùng một vấn đề, có sự điều chỉnh khác nhau giữa các văn bản quy phạm pháp luật nên sẽ gây ra khó khăn trong việc áp dụng quy định pháp luật vào thực

tiễn. Cụ thể, BLHH 2015 xác định mức giới hạn trách nhiệm dựa trên trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng xảy ra ở một phương thức vận tải nhất định thì sẽ áp dụng quy định chuyên ngành đối với lĩnh vực vận tải đó; nếu không thể xác định được hàng hóa bị mất mát, hư hỏng xảy ra ở phương thức vận tải nào thì mức giới hạn trách nhiệm là mức giới hạn trách nhiệm của phương thức vận tải đường biển. Nghị định 87/2009/NĐ-CP, đối với hoạt động vận tải đa phương thức, giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển được chia thành hai trường hợp đó là hoạt động vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa và hoạt động vận tải đa phương thức bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa. Qua đó, theo tác giả việc xác định theo tổn thất của hàng hóa xảy ra ở công đoạn nào thì sẽ xác định mức giới hạn trách nhiệm theo công đoạn đó của Điều 198 BLHH 2015 là phù hợp. Tuy nhiên, khi đã có Nghị định 87/2009/NĐ-CP điều chỉnh riêng về dịch vụ vận tải đa phương thức thì các quy định về dịch vụ vận tải đa phương thức trong BLHH tỏ ra không còn cần thiết nữa.

Để thống nhất quy định về xác định mức giới hạn trách nhiệm Điều 198 BLHH 2015 và Điều 24 Nghị định 87/2009/NĐ-CP, tác giả kiến nghị nên bỏ quy định về trường hợp vận tải đa phương thức trong BLHH 2015. Đồng thời, sửa đổi quy định của Nghị định 87/2009/NĐ-CP theo hướng nếu xác định được tổn thất hàng hóa xảy ra ở công đoạn nào thì sẽ áp dụng mức giới hạn trách nhiệm của công đoạn đó, nếu không xác định được tổn thất hàng hóa xảy ra ở công đoạn nào thì sẽ chia thành hai trường hợp như Điều 24 Nghị định 87/2009/NĐ-CP, đó là (i) hoạt động vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa và (ii) hoạt động vận tải đa phương thức bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa. Cụ thể, sửa đổi khoản 1 Điều 24 Nghị định 87/2009/NĐ-CP như sau: “1a. Trường hợp xác định được hàng hóa bị mất mát, hư hỏng xảy ra ở công đoạn nào thì áp dụng mức giới hạn trách nhiệm của công đoạn đó.

1b. Trường hợp không thể xác định được hàng hóa bị mất mát, hư hỏng xảy ra ở công đoạn nào thì người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ chịu trách nhiệm trong bất cứ trường hợp nào về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa với mức tối đa tương đương 666,67 SDR cho một kiện hoặc một đơn vị hoặc 2,00 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn, trừ khi tính chất và giá trị của hàng hóa đã được người gửi hàng kê

khai trước khi hàng hóa được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển và đã được ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức. Trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn bởi số tiền không vượt quá 8,33 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng”. Theo đó, những trường hợp còn lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 87/2009/NĐ-CP sẽ áp dụng mức giới hạn trách nhiệm của Nghị định 163/2017/NĐ- CP, đó là xác định mức giới hạn trách nhiệm theo công đoạn nào có giới hạn trách nhiệm cao nhất.

- Như đã phân tích tại mục 3.1.2, quy định tại khoản 3 Điều 238 LTM 2005 chỉ quy định với lỗi cố ý gây ra mất mát hư hỏng, chậm trễ của hàng hóa thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm. Theo quy định này thì thương nhân gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ của hàng hóa với lỗi vô ý do bất cẩn vẫn được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm. Tuy nhiên, hành vi gây thiệt hại do lỗi vô ý do cẩu thả hay bất cẩn nghiêm trọng là trường hợp bên gây thiệt hại do không tuân thủ những tiêu chuẩn cẩn trọng tối thiểu. Hành vi không tuân thủ những tiêu chuẩn cẩn trọng tối thiểu là một hành vi không thể chấp nhận được và do vậy bên thực hiện hành vi này không được miễn trách nhiệm hoặc giới hạn trách nhiệm. Theo tác giả, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nên được giới hạn trách nhiệm đối với lỗi cố ý và lỗi vô ý do sự bất cẩn nghiêm trọng. Ngoài ra, theo tác giả, “đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra” đây cũng là hành vi do lỗi cố ý nên không cần thiết phải đưa vào trong quy định này khi đã có quy định lỗi cố ý ở vế trước. Do đó, tác giả kiến nghị sửa đổi khoản 3 Điều 238 LTM 2005 theo hướng bổ sung trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có lỗi vô ý do bất cẩn gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ của hàng hóa sẽ không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm và bỏ quy định về hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm. Cụ thể, sửa đổi khoản 3 Điều 238 LTM 2005 như sau: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc vô ý hành động hoặc không hành động một cách bất cẩn”.

- Theo Mục 3.1.3, đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, pháp luật chưa có quy định minh thị trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không áp dụng được thì mức giới hạn trách nhiệm sẽ được xác định như thế nào. Trong khoản 2 Điều 10 Nghị định 10/2020/NĐ-CP chỉ quy định đối với trường hợp này sẽ dựa vào phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài, mà không đưa ra cơ sở pháp lý cụ thể. Trọng tài và Tòa án sẽ căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để đưa ra phán quyết của mình thì quy định này lại không nói rõ. Theo nguyên tắc áp dụng luật trong hoạt động thương mại tại Điều 4 LTM 2005, LTM 2005 được áp dụng đối với các vấn đề pháp lý không được quy định tại luật đặc thù96. Tuy nhiên, trong quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định về giới hạn trách nhiệm nhưng không quy định rõ về trường hợp nếu không áp dụng được thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải thì Tòa án hoặc Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết dựa trên cơ sở pháp lý nào. Đây là trường hợp pháp luật đặc thù có quy định nhưng quy định không rõ ràng thì có áp dụng được Điều 238 LTM 2005 để giải quyết hay không.

Ngoài ra quy định tại Điều 10 Nghị định 10/2020/NĐ-CP còn sơ sài khi không quy định về trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm. Quy định về vấn đề này tại khoản 3 Điều 238 LTM 2005 đã quy định một cách minh thị. Do đó, tác giả kiến nghị theo hướng bỏ Điều 10 Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Bởi vì, quy định trong LTM 2005 và Nghị định 163/2017/NĐ-CP có quy định cụ thể, rõ ràng hơn Nghị định 10/2020/NĐ-CP về giới hạn trách nhiệm. Do đó, kiến nghị này sẽ khắc phục được bất cập của Điều 10 Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Nhằm giúp Trọng tài và Tòa án dễ dàng hơn khi đưa ra phán quyết về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không thực hiện được. Ngoài ra, cũng xác định được trường hợp nào thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô không được hưởng giới hạn trách nhiệm.

96

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương 3 tác giả đã tập trung phân tích quy định của pháp luật theo các nội dung sau: Chủ thể được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm, phạm vi trách nhiệm được giới hạn và các căn cứ được giới hạn trách nhiệm. Chủ thể được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics giống với chủ thể được hưởng quyền miễn trách nhiệm ở chương 2. Phạm vi trách nhiệm được giới hạn đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là tổn thất toàn bộ hàng hóa nếu các bên không có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm trong trường hợp tổn thất hàng hóa xảy ra không phải do lỗi cố ý của thương nhân. Chương 3 đã tập trung phân tích các căn cứ giới hạn trách nhiệm dành cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, đồng thời đồng thời tác giả còn dẫn chứng một số bản án liên quan vấn đề xác định giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Qua việc phân tích thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả nhận thấy quy định của pháp luật còn chưa hợp lý trong việc quy định trường hợp không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm tại khoản 3 Điều 238 LTM, xác định giới hạn trách nhiệm cho thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô khi các bên không có thỏa thuận khoản 2 Điều 10 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định chồng chéo giữa BLHH, Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vấn đề xác định mức giới hạn trách nhiệm trong tường hợp thực hiện nhiều công đoạn.

Do đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về việc xác định mức giới hạn trách nhiệm theo khối lượng hàng hóa trong trường hợp các bên không có thoả thuận và khách hàng không có thông báo trước về giá trị của hàng hoá. Ngoài ra, tác giả đưa ra kiến nghị bỏ quy định về dịch vụ vận tải đa phương thức trong BLHH để tránh sự chồng chéo trong các quy định pháp luật.

KẾT LUẬN

Vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm là những vấn đề quan trong trong việc xác định trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi xảy ra tổn thất đối với hàng hóa của khách hàng. Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chính là những trường hợp ngoại lệ của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại. Do đó, có thể thấy pháp luật Việt Nam trao cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nhiều quyền hơn so với các hoạt động thương mại khác. Những đặc quyền này xuất phát từ bản chất của dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động, thù lao mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được nhận rất thấp so với giá trị của hàng hóa mà họ phải thực hiện dịch vụ. Thông qua việc phân tích thực trạng quy định của pháp luật về vấn đề miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh vấn đề này tại chương 2 và chương 3 về đối tượng được hưởng quyền miễn trách nhiệm, căn cứ miễn trách nhiệm, mức giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Việc xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo tính nhất quán và hợp lý trong các văn bản điều chỉnh dịch vụ logistics góp phần tạo cơ sở cho một thị trường logistics phát triển, minh bạch.

Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của tác giả còn nhiều hạn chế bởi phạm vi nghiên cứu của đề tài chưa đi sâu nghiên cứu từng dịch vụ logistics cụ thể nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế cũng như khó khăn trong việc tiếp cận nguồn bản án nên tác giả chưa tiếp cận và giải quyết được những vấn đề pháp lý phức tạp xảy ra trong thực tiễn. Do vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015;

2. Bộ luật Hàng hải (Luật số 95/2015/QH13) ngày 25/11/2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018;

3. Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015;

4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm (Luật số 80/2015/QH13) ngày 22/06/2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 63/2020/QH14 ngày 18/6/2020;

5. Luật Bảo vệ người tiêu dùng (Luật số 59/2010/QH12) ngày 17/11/2010; 6. Luật Bưu chính (Luật số 49/2010/QH12) ngày 17/06/2010;

7. Luật Đường sắt (Luật số 06/2017/QH14) ngày 16/6/2017; 8. Luật Doanh nghiệp (Luật số 59/2020/QH14) ngày 17/6/2020; 9. Luật Đầu tư (Luật số 61/2020/QH14) ngày 17/06/2020;

10.Luật Giao thông đường thủy nội địa (Luật số 23/2004/QH11) ngày 15/06/2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 48/2014/QH13 ngày 17/06/2014, được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018;

11.Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH12) ngày 13/11/2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 48/2014/QH13 ngày 17/06/2014;

12.Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (Luật số 66/2006/QH11) ngày 29/06/2006 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 61/2014/QH13ngày 21/11/2014;

13.Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/06/2005;

14.Luật Trọng tài thương mại (Luật số 54/2010/QH12) ngày 17/06/2010;

15.Nghị định số 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/09/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;

16.Nghị định số 163/2017/ND-CP của Chính phủ ngày 30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics;

17.Nghị định số 47/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/06/2011 hướng dẫn Luật Bưu chính;

18.Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/01/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

19.Nghị định số 87/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2009 về vận tải đa

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 71 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)