Đặc điểm kinh tế xã hội và chủ trương của Thành phố Hồ Chí Minh về

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của ban quản lý an toàn thực phẩm trực thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (từ thực tiễn thành phố hồ chí minh) (Trang 39 - 41)

Minh về quản lý an toàn thực phẩm

Vị trí: TP.HCM có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông. TP.HCM nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, cách bờ biển Đông 50km theo đường chim bay, giáp ranh với 06 tỉnh: Đồng Nai; Bà Rịa - Vũng Tàu; Long An, Tiền Giang; Tây Ninh; Bình Dương và giáp với biển Đông ở phía Nam, là một “đô thị lớn nhất cả nước, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước”18.

Tổ chức hành chính: TP.HCM hiện nay là một trong 5 cấp tỉnh của Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện. Trong đó có 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 249 phường, 58 xã và 5 thị trấn.

Dân số: TP.HCM là thành phố có quy mô dân số và hộ lớn nhất cả nước, theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra, thành phố có 2.558.914 hộ với 8.993.082 nhân khẩu hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn, nhân khẩu bình quân hộ là 3,51 người19.

Tình trạng sự dụng thực phẩm: “Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm thực phẩm bị ô nhiễm, gây hại đến sức khỏe, tính mạng của con người khi sự dụng. Bất kỳ một chất nào mà người sản xuất không chú ý cho vào thực phẩm, nhưng lại có mặt trong thực phẩm do kết quả của sản xuất, chế biến, xử lý, đóng gói, bao gói, vận chuyển và lưu giữ thực phẩm do ảnh hưởng của môi trường”20. Có thể thấy sự ô nhiễm thực phẩm như tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản thực phẩm vẫn còn tồn tại; thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, kém chất lượng chứa các nguy cơ ô nhiễm vẫn lưu thông trên thị trường; NĐTP tại khu công nghiệp, khu chế xuất, tại các bữa ăn đông người và do độc tố tự nhiên vẫn diễn biến phức tạp; gian dối trong quảng cáo thực phẩm, nhất là thực phẩm chức năng, thực

18 Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2010

19 Website: http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/ truy cập ngày 15/6/2021 về Thông cáo báo chí theo Thông tin và số liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội năm 2019 của Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh 20 Trần Quang Trung (2013), Tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm, tr 8.

phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng đang gây bức xúc dư luận xã hội. Nguyên nhân chính là do việc kiểm soát chất lượng, ATTP chưa có hiệu quả, chưa kiểm soát được sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ, thủ công; năng lực của một số bộ phận trong hệ thống Quản lý ATTP còn hạn chế; công tác phối hợp liên ngành ở nhiều địa phương vẫn chưa chặt chẽ; việc chấp hành các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa nghiêm21.

Chủ trương của TP.HCM về quản lý ATTP: việc quản lý của 03 Bộ trong quy định tại Luật ATTP 2010 khi được triển khai trên địa bàn TP.HCM có nhiều điểm vướng mắc do chưa có sự thống nhất trong sự quản lý trong lĩnh vực ATTP và trách nhiệm của Sở ban ngành, cũng như cơ chế phối hợp giữa các đơn vị Quản lý nhà nước còn nhiều khó khăn như tốn nhiều thời gian, hiệu quả chưa cao khi triển khai thực hiện nhiệm vụ. Việc tăng cường bảo đảm ATTP, nâng cao hiệu quả và hoàn thiện mô hình Ban Quản lý ATTP, tập trung phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thực phẩm sạch22.

Sự ra đời của Ban Quản lý ATTP TP.HCM với 15 nhiệm vụ được giao thể hiện mối quan tâm cao và biện pháp căn cơ của TP.HCM, phối hợp cả ba thành tố Quản lý: Sở NN&PTNT, Sở Y tế và Sở Công thương với qui chế làm việc rõ ràng, là bắt đầu một quyết tâm cao đưa việc Quản lý ATTP vào nề nếp, phù hợp xu hướng phát triển bền vững, xanh, sạch của xã hội. TP.HCM là địa phương đầu tiên triển khai thực hiện thí điểm mô hình Ban Quản lý ATTP, bước đầu đã phát huy hiệu quả khi công tác bảo đảm ATTP được thống nhất một đầu mối, thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động, xây dựng hệ thống thực phẩm sạch thông qua phát triển chuỗi thực phẩm an toàn, nông sản sạch, kiểm tra truy xuất nguồn gốc, Quản lý chất lượng và xây dựng mô hình chợ thực phẩm an toàn.23

Tháng 2/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế cho nghị định 38/2012/NĐ-CP trong đó thay đổi cơ bản về quan điểm quản lý ATTP trong đó có 3 điểm chính: thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm; giảm các đầu mối cơ quan quản lý doanh nghiệp phải làm việc; giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm, chấp nhận các hệ thống quản lý chất lượng có nguồn gốc từ khối tư nhân.

21 Thủ tướng (2014), về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới, Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2014.

22 Toàn văn báo cáo chính trị lần thư XI Đại hội Đảng bộ TP.HCM tại mục 2.2. Nâng cao sức khỏe cho người dân cả về tầm vóc, tinh thần, tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống.

Quan niệm hiện nay về quản lý là: ngoài việc xử lý, ngăn chận còn là khuyến khích tạo điều kiện cho những hoạt động tích cực sinh sôi và lấn át, làm giảm đi những điều tiêu cực trong sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của ban quản lý an toàn thực phẩm trực thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (từ thực tiễn thành phố hồ chí minh) (Trang 39 - 41)