Ban Quản lý ATTP tham mưu cho UBND thành phố quyết định phân cấp quản lý về ATTP đối với UBND cấp huyện, phối hợp UBND cấp huyện trong hoạt động cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, thanh tra, kiểm tra ATTP trên địa bàn, truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn, điều tra, xử lý NĐTP và công tác phòng, chống dịch bệnh truyền qua thực phẩm.
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra UBND cấp huyện thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về lĩnh vực ATTP; triển khai thực hiện các chỉ đạo của UBND cấp tỉnh đến UBND cấp huyện; yêu cầu thực hiện báo cáo định kỳ, cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực chuyên môn để thực hiện chức năng của Ban Quản lý ATTP theo quy định của pháp luật.
Trưởng ban Quản lý ATTP trực tiếp làm việc với Chủ tịch UBND cấp huyện và giải quyết những kiến nghị liên quan đến công việc thuộc ngành quản lý; nếu còn có những ý kiến khác nhau hoặc đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Ban Quản lý ATTP, Trưởng ban sẽ báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét và ra các quyết định điều chỉnh để giải quyết các vấn đề trong phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
1.5.5. Với các cơ quan khác
Trong tổ chức và hoạt động của mình, Ban Quản lý ATTP còn chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng ở địa phương, nhất là trong công tác tổ chức - cán bộ, việc quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển lãnh đạo như Trưởng ban, Phó trưởng ban; Ban Quản lý ATTP phải tiếp nhận các chủ trương, định hướng và ý kiến chỉ đạo của Thành ủy, Tỉnh ủy tại địa phương. Ví dụ: Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 22 tháng 7 của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số
16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2021 của UBND TP.HCM về tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM.
Ngoài ra, Ban Quản lý ATTP còn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể ở địa phương (như thực hiện các chương trình liên tịch để phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng chung tay bảo đảm ATTP; giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý nhằm phối hợp thực hiện những chủ trương, chính sách của Thành ủy, Tỉnh Ủy) nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời Ban Quản lý ATTP tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức này tham gia ý kiến trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ngành (tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến về công tác Quản lý ATTP, tập hợp ý kiến của người kinh doanh, sản xuất thực phẩm để trao đổi các vướng mắc có liên quan), Trưởng Ban Quản lý ATTP trao đổi ý kiến với lãnh đạo các đoàn thể trước khi trình UBND cấp tỉnh quyết định (như Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 14/02/2020 của UBND TP.HCM về giao biên chế hành chính, số lượng người làm việc, số lượng hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018 và các Hội đặc thù năm 2020 của TP.HCM,.).
Tóm lại, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, trong quá trình tổ chức và hoạt động của mình, Ban Quản lý ATTP có mối quan hệ với nhiều cơ quan ban ngành khác nhau: từ cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (HĐND) đến cơ quan Quản lý hành chính nhà nước cùng cấp và dưới một cấp ở địa phương (UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện), từ quan hệ Quản lý chuyên ngành với Bộ Y tế, Bộ NN & PTNT, Bộ Công thương, đến mối quan hệ phối hợp công tác với các sở-ngành và các tổ chức đoàn thể liên quan tại địa phương, nhằm góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của địa phương cũng như nhiệm vụ riêng của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy ngành ATTP nói riêng.
Kết luận chương 1
Từ những vấn đề lý luận và pháp lý về Ban Quản lý ATTP thuộc UBND cấp tỉnh trình bày nêu trên, tác giả rút ra kết luận như sau:
Một là, lịch sử hình thành, phát triển Ban Quản lý ATTP - cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh, có chức năng tham mưu cho UBND cấp tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực ATTP tại địa phương hiện nay gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của cơ quan quản lý nhà nước về ATTP ở cấp tỉnh trước đây tiền thân là Chi cục ATVSTP, Trung tâm kiểm nghiệm thuộc Sở Y tế được xác nhập với một vài bộ phận và đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực ATTP thuộc Sở NN & PTNT, Sở Công thương.
Hai là, Ban Quản lý ATTP là cơ quan được thành lập thí điểm để tăng cường hiệu quả và thống nhất trong công tác quản lý ATTP từ 03 ngành y tế - nông nghiệp và công thương, khởi đầu thí điểm từ năm 2017 đầu tiên tại đại phương là TP.HCM và sau đó là có 02 tỉnh Bắc Ninh và thành phố Đà Nằng, Các Ban Quản lý ATTP dựa trên cơ sở một bộ phận trong bộ máy tổ chức của Sở Y tế hợp nhất với các đơn vị trong lĩnh vực thực phẩm khác của Sở NN & PTNT, Sở Công thương và có đơn vị kiểm nghiệm trực thuộc. Đây là cơ quan có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về lĩnh vực ATTP, bao gồm:
- Quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, kinh doanh đối với: phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói và chứa đựng thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế do Ban Quản lý thực hiện.
- Quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, kinh doanh đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được Bộ NN&PTNT phân công Quản lý do Ban Quản lý thực hiện.
- Quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi Quản lý của Bộ Công thương phân cấp do Ban Quản lý thực hiện.
- Quản lý ATTP đối với bếp ăn tập thể, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân cấp của Bộ Y tế.
- Quản lý ATTP đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản theo phân cấp của Bộ NN&PTNT do Ban Quản lý thực hiện.
- Quản lý ATTP đối với các chợ, siêu thị và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công thương do Ban Quản lý thực hiện.
Ba là, Ban Quản lý ATTP hoạt động theo nguyên tắc hai chiều trực thuộc: chiều ngang trực thuộc UBND cấp tỉnh và chiều dọc chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của 03 Bộ (Y tế, Công thương và NN & PTNT). Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, Ban Quản lý ATTP có mối quan hệ công tác với nhiều cơ quan khác nhau: từ cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đến cơ quan Quản lý nhà nước cùng cấp và dưới một cấp ở địa phương cũng như quan hệ Quản lý chuyên ngành với cơ quan Quản lý nhà nước cấp trên và cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan Quản lý nhà nước cấp dưới và quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức khác.
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý ATTP chưa được pháp luật quy định cụ thể trong cả nước mà căn cứ vào điều kiện đặc thù và tình hình thực tế Quản lý nhà nước cụ thể của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp, bảo đảm giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý ATTP. Trên cơ sở hướng dẫn của của 03 Bộ có trách nhiệm Quản lý về lĩnh vực ATTP nêu trên và Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý ATTP. Tuy nhiên, qua những nội dung đã nghiên cứu nêu trên cho thấy các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý ATTP hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập cần sớm được khắc phục để tạo cơ sở nền tảng pháp lý nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Quản lý ATTP thuộc UBND cấp tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, trong đó có Ban Quản lý ATTP TP.HCM.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và chủ trương của Thành phố Hồ Chí Minh về quản lý an toàn thực phẩm Minh về quản lý an toàn thực phẩm
Vị trí: TP.HCM có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông. TP.HCM nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, cách bờ biển Đông 50km theo đường chim bay, giáp ranh với 06 tỉnh: Đồng Nai; Bà Rịa - Vũng Tàu; Long An, Tiền Giang; Tây Ninh; Bình Dương và giáp với biển Đông ở phía Nam, là một “đô thị lớn nhất cả nước, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước”18.
Tổ chức hành chính: TP.HCM hiện nay là một trong 5 cấp tỉnh của Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện. Trong đó có 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 249 phường, 58 xã và 5 thị trấn.
Dân số: TP.HCM là thành phố có quy mô dân số và hộ lớn nhất cả nước, theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra, thành phố có 2.558.914 hộ với 8.993.082 nhân khẩu hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn, nhân khẩu bình quân hộ là 3,51 người19.
Tình trạng sự dụng thực phẩm: “Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm thực phẩm bị ô nhiễm, gây hại đến sức khỏe, tính mạng của con người khi sự dụng. Bất kỳ một chất nào mà người sản xuất không chú ý cho vào thực phẩm, nhưng lại có mặt trong thực phẩm do kết quả của sản xuất, chế biến, xử lý, đóng gói, bao gói, vận chuyển và lưu giữ thực phẩm do ảnh hưởng của môi trường”20. Có thể thấy sự ô nhiễm thực phẩm như tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản thực phẩm vẫn còn tồn tại; thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, kém chất lượng chứa các nguy cơ ô nhiễm vẫn lưu thông trên thị trường; NĐTP tại khu công nghiệp, khu chế xuất, tại các bữa ăn đông người và do độc tố tự nhiên vẫn diễn biến phức tạp; gian dối trong quảng cáo thực phẩm, nhất là thực phẩm chức năng, thực
18 Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2010
19 Website: http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/ truy cập ngày 15/6/2021 về Thông cáo báo chí theo Thông tin và số liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội năm 2019 của Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh 20 Trần Quang Trung (2013), Tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm, tr 8.
phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng đang gây bức xúc dư luận xã hội. Nguyên nhân chính là do việc kiểm soát chất lượng, ATTP chưa có hiệu quả, chưa kiểm soát được sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ, thủ công; năng lực của một số bộ phận trong hệ thống Quản lý ATTP còn hạn chế; công tác phối hợp liên ngành ở nhiều địa phương vẫn chưa chặt chẽ; việc chấp hành các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa nghiêm21.
Chủ trương của TP.HCM về quản lý ATTP: việc quản lý của 03 Bộ trong quy định tại Luật ATTP 2010 khi được triển khai trên địa bàn TP.HCM có nhiều điểm vướng mắc do chưa có sự thống nhất trong sự quản lý trong lĩnh vực ATTP và trách nhiệm của Sở ban ngành, cũng như cơ chế phối hợp giữa các đơn vị Quản lý nhà nước còn nhiều khó khăn như tốn nhiều thời gian, hiệu quả chưa cao khi triển khai thực hiện nhiệm vụ. Việc tăng cường bảo đảm ATTP, nâng cao hiệu quả và hoàn thiện mô hình Ban Quản lý ATTP, tập trung phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thực phẩm sạch22.
Sự ra đời của Ban Quản lý ATTP TP.HCM với 15 nhiệm vụ được giao thể hiện mối quan tâm cao và biện pháp căn cơ của TP.HCM, phối hợp cả ba thành tố Quản lý: Sở NN&PTNT, Sở Y tế và Sở Công thương với qui chế làm việc rõ ràng, là bắt đầu một quyết tâm cao đưa việc Quản lý ATTP vào nề nếp, phù hợp xu hướng phát triển bền vững, xanh, sạch của xã hội. TP.HCM là địa phương đầu tiên triển khai thực hiện thí điểm mô hình Ban Quản lý ATTP, bước đầu đã phát huy hiệu quả khi công tác bảo đảm ATTP được thống nhất một đầu mối, thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động, xây dựng hệ thống thực phẩm sạch thông qua phát triển chuỗi thực phẩm an toàn, nông sản sạch, kiểm tra truy xuất nguồn gốc, Quản lý chất lượng và xây dựng mô hình chợ thực phẩm an toàn.23
Tháng 2/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế cho nghị định 38/2012/NĐ-CP trong đó thay đổi cơ bản về quan điểm quản lý ATTP trong đó có 3 điểm chính: thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm; giảm các đầu mối cơ quan quản lý doanh nghiệp phải làm việc; giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm, chấp nhận các hệ thống quản lý chất lượng có nguồn gốc từ khối tư nhân.
21 Thủ tướng (2014), về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới, Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2014.
22 Toàn văn báo cáo chính trị lần thư XI Đại hội Đảng bộ TP.HCM tại mục 2.2. Nâng cao sức khỏe cho người dân cả về tầm vóc, tinh thần, tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống.
Quan niệm hiện nay về quản lý là: ngoài việc xử lý, ngăn chận còn là khuyến khích tạo điều kiện cho những hoạt động tích cực sinh sôi và lấn át, làm giảm đi những điều tiêu cực trong sản xuất kinh doanh thực phẩm.
2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý An toàn thực phẩm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh