Quy định pháp luật về hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của ban quản lý an toàn thực phẩm trực thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (từ thực tiễn thành phố hồ chí minh) (Trang 28 - 33)

Ban Quản lý ATTP là cơ quan hợp nhất quản lý về ATTP được tổng hợp trên hoạt động của 03 lĩnh vực y tế, công thương và nông nghiệp, dựa trên nhiệm vụ, quyền hạu trước đây của 03 Sở tương ứng phụ trách về ATTP.

Hiện nay nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý ATTP chủ yếu được quy định tập trung tại điều 4 Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2017 của UBND TP.HCM, căn cứ trên Luật ATTP 2010, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Luật Thanh tra 2010, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật Bảo vệ và kiểm dịch động vật 2013, Luật Thú Y năm 2015 và Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật ATTP 2010, Căn cứ Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT- BCT-BNV ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Căn cứ Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, cấp tỉnh và Phòng Y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Tuy nhiên trong Thông tư này có một số nhiệm vụ của Ban Quản lý ATTP hiện nay không còn phù hợp hoặc đã thay đổi, một số nhiệm vụ của Ban Quản lý ATTP đang thực hiện nhưng chưa được quy định rõ ràng. Trên cơ sở cập nhật và tổng hợp những quy định pháp luật hiện hành, tác giả phân chia các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý ATTP thành 03 nhóm tương ứng như sau:

(1) Nhóm nhiệm vụ thứ nhất là Ban Quản lý ATTP là cơ quan tham mưu

giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực ATTP trên địa bàn:

Thứ nhất, xây dựng trình UBND thành phố ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ATTP; chương trình, quy hoạch, đề án, dự án, kế hoạch dài hạn và hàng năm về lĩnh vực ATTP.

Thứ hai, phối hợp với Sở NN&PTNT trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; Sở Công thương trong lĩnh vực phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại; Sở Y tế trong sản xuất thuốc và các sở - ngành khác có liên quan đến lĩnh vực ATTP.

Thứ ba, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác ATTP đối với Phòng Y tế và Phòng Kinh tế hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện.

Thứ tư, quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức và số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban Quản lý; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi Quản lý của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của UBND thành phố.

Thứ năm, quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND thành phố.

Thứ sáu, tổng hợp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND thành phố và Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương liên quan đến ATVSTP.

(2)Nhóm nhiệm vụ thứ hai là Ban Quản lý ATTP thực hiện vai trò là cơ quan quản lý lĩnh vực ATTP như đơn vị cấp Sở:

Thực chất đây chính là những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở Ban ngành trong 03 lĩnh vực Y tế, Công thương và Nông nghiệp cùng UBND cấp tỉnh song vì việc thí điểm thành lập và chỉ có một đơn vị là Ban Quản lý ATTP trực thuộc UBND cấp tỉnh, nên thực tế hiện nay đó là sự phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh, cùng với việc chuyển giao quyền hạn cho Ban Quản lý ATTP giải quyết độc lập. Đơn cử một số trường hợp cụ thể như sau:

Thứ nhất, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về kiểm nghiệm thực phẩm (thu thập, phân tích, kiểm nghiệm mẫu thực phẩm); hướng dẫn và giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố. Tham mưu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của thành phố; nghiên cứu đánh giá nguy cơ về ATTP.

Thứ hai, triển khai các hoạt động tuyên truyền thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP trên địa bàn thành phố.

Thứ ba, nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực ATTP. Thực hiện thẩm định các tiêu chuẩn kỹ thuật cấp cơ sở và tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp nhà nước. Xây dựng hệ thống nghiên cứu phát triển, giám sát cảnh báo các nguy cơ về ATTP. Định hướng, phát triển cách thức ứng phó, xử lý đối với các tình huống phát sinh trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng ATTP.

Thứ tư, tham gia hợp tác với các cơ quan trong và ngoài nước nghiên cứu về ATTP.

Thứ năm, điều tra và xử lý NĐTP, trước đây công tác này do Sở Y tế đảm nhận nhiệm vụ và cụ thể là Chi cục ATVSTP thực hiện công tác điều tra NĐTP 16

để tìm nguyên nhân và xử lý, đồng thời Sở Y tế với nhiệm vụ khám chữa bệnh, do trước đây Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế nên đây là một nhiệm vụ xuyên suốt trong ngành Y tế.

16 Bộ Y tế (2006), Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm, Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13 tháng 12 năm 2006.

Thứ sáu, việc thực hiện công tác cấp, thu hồi giấy chứng nhận, xác nhận trong lĩnh vực ATTP trên cả 03 lĩnh vực là Y tế, Công thương và Nông nghiệp cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm, điển hình như đăng ký công bố sản phẩm, đây là một công tác thuộc thẩm quyền của ngành Y tế mà trong ngành Công thương và Nông nghiệp trước đây và hiện tại không có chức năng thực hiện. Một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm bắt buộc phải đăng ký công bố sản phẩm của mình trước khi đưa ra thị trường kinh doanh.

(3)Nhóm nhiệm vụ thứ ba là Ban Quản lý ATTP thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật:

Đối với Ban Quản lý ATTP, có những khác biệt trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật ATTP 2010. Tác giả nhận thấy thực chất đây chính là những nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định cho các cơ quan cấp Sở và một số cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP với tính chất là cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn cấp trên hướng dẫn nghiệp vụ đối với cơ quan chuyên môn cấp dưới nhằm tăng cường trách nhiệm của Ban Quản lý ATTP trong công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực ATTP trên địa bàn.

Trong các nhóm nhiệm vụ này chú trọng đặc biệt trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP tuy không nguy hiểm bằng tội phạm nhưng lại diễn ra rất phức tạp, gây thiệt hại cho Nhà nước, lợi lịch hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP được xem là một giải pháp hữu hiệu17. Trên thực tế, Ban Quản lý ATTP chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý để hoạt động công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính như các cơ quan chuyên môn khác.

Đồng thời vì là thí điểm nên việc đưa các nhiệm vụ, quyền hạn chuyển giao của các cơ quan trước khi thành lập Ban sẽ được chuyển về cho Ban như một cách hiển nhiên vì các cơ quan trước đây đã giải thể hoặc chuyển chức năng hoạt động về Ban Quản lý ATTP. Cụ thể, một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý ATTP như sau:

Thứ nhất, công tác thanh tra ATTP do ngành Y tế, ngành Nông nghiệp, ngành Công thương thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Đơn cử như trước đây Sở Y tế có đội ngũ thanh tra của Sở thực hiện công tác thanh tra về ATTP, cũng như Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế có đội ngũ thanh tra chuyên

17 Cao Vũ Minh (2016), “Những bất cập về thời hiệu và thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 09(103)/2016, tr. 27-34.

ngành thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, ngoài ra Thanh tra Sở Công thương, Thanh tra Sở Nông nghiệp cũng thực hiện chức năng thanh tra về ATTP trong lĩnh vực được phân công. Tuy nhiên, Ban Quản lý ATTP được sự hợp nhất từ 03 ngành nên việc thanh tra của 03 Sở và Chi cục ATVSTP được đưa về ban với một đơn vị chuyên trách về thanh tra là Phòng Thanh tra với 10 đội Quản lý ATTP trực thuộc Phòng Thanh tra đặt trụ sở tại 21 quận, huyện và Thành phố Thủ Đức. Đây là một mô hình mới trong thí điểm chưa từng có trước đây, việc thành lập đội Quản lý ATTP trực thuộc Phòng Thanh tra có thể thấy như mô hình của Cục Quản lý thị trường để bám sát công tác Quản lý ATTP ở từng địa phương, tạo sự linh động trong Quản lý và xử lý kịp thời các sự cố về ATTP (nếu có).

Thứ hai, kiểm tra ATTP, cũng như trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra ATTP cũng do ngành y tế, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngành công thương phụ trách, kiểm tra ATTP (Khoản 1 điều 68 Luật ATTP 2010). Đồng thời các cơ quan Quản lý ATTP thuộc UBND cấp tỉnh (không kể 03 ngành nêu trên) thì còn có UBND cấp huyện có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra ATTP trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ Quản lý ngành và sự phân công của UBND cấp tỉnh (Khoản 2 điều 68 Luật ATTP 2010). Công tác kiểm tra được Bộ trưởng Bộ Quản lý ngành quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra ATTP trong phạm vi quản lý nhà nước được phân công vì trong các lĩnh vực riêng nguyên tắc kiểm tra để đánh giá việc hoạt động ATTP trong mỗi lĩnh vực đòi hỏi chuyên ngành riêng và các quy định riêng.

Thứ ba, công tác xử phạt vi phạm hành chính của Ban Quản lý ATTP là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trong mà Ban Quản lý ATTP thực phẩm được giao quyền để thực hiện khi xác nhận có hành vi vi phạm trong lĩnh vực ATTP trên địa phương quản lý. Trưởng Ban Quản lý ATTP được ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính từ Chủ tịch UBND cấp tỉnh để có thể ra Quyết định xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân thực hiện có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính), việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

Thứ tư, Ban Quản lý ATTP tổ chức việc thu phí thẩm định công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, phí xác nhận kiến thức ATTP tại Thông tư số 75/2020/TT-BTC ngày 12/8/2020 của Bộ Tài chính về Sửa đổi bổ sung một số điều của

Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, Quản lý và sử dụng phí trong công tác ATVSTP.

Thứ năm, Ban Quản lý ATTP có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu về ATTP, số liệu NĐTP và cung cấp dịch vụ công về ATTP như dịch vụ đăng ký hồ sơ tự công bố, đăng ký hồ sơ cam kết bảo đảm ATTP, cung cấp thông tin về ATTP trong công tác quản lý, phối hợp với các đơn vị chức năng, tập huấn kiến thức ATTP, quản lý và vận hành chuỗi thực phẩm an toàn.v.v. Theo đó, Trưởng ban có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng, Phòng Thông tin, Giáo dục, Truyền thông và các đơn vị trực thuộc xây dựng, Quản lý, lưu trữ, cập nhật, khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu ATTP tại địa phương cũng như tham mưu cho UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo trong quá trình hoạt động, quản lý về ATTP.

Nhìn chung, với các chức năng của Ban Quản lý ATTP thuộc UBND cấp tỉnh nêu trên đã được các Quyết định của UBND TP.HCM, tỉnh Bắc Ninh và thành phố Đà Nẵng cụ thể hóa thành những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trên lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của Ban Quản lý ATTP. Tuy nhiên, qua tổng hợp và phân tích các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý ATTP nêu trên cho thấy hiện vẫn còn nhiều bất cập và chưa có sự thống nhất giữa các địa phương do các yếu tố khác nhau về mặt dân số, kinh tế, thực tế hoạt động trong các lĩnh vực thực phẩm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của ban quản lý an toàn thực phẩm trực thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (từ thực tiễn thành phố hồ chí minh) (Trang 28 - 33)