Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Quyền giao dịch quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 30)

Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước, nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế nói chung, nhấn mạnh và đề cao tham gia hoạt động hợp tác quốc tế.

“Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đây là lời khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng Sản Việt Nam họp từ ngày 25/01/2021 đến 01/02/2021 tại Hà Nội. Điều này đã chứng tỏ hành trình đổi mới đất nước bao năm qua của chúng ta vô cùng nỗ lực và cố gắng rất nhiều.

Thông qua đó, mục tiêu và tầm nhìn phát triển đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Về phát triển kinh tế, bổ sung, nhấn mạnh xây dựng hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách

mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số,… Thông qua đó, Báo cáo chính trị còn nhấn mạnh về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Để thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký kết được các Hiệp định đầu tư, thương mại tự do. Để đạt được điều này, chúng ta cũng đã cố gắng nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện vô cùng khắt khe. Bằng chứng là từ sau khi bắt tay vào hành trình đổi mới đất nước, những Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia đã giúp Việt Nam có được sự hợp tác từ các quốc gia trên thế giới trong hầu hết tất cả các lĩnh vực, đồng thời là cơ sở pháp lý vững chắc để nhân lực Việt Nam có nhiều cơ hội để hợp tác trao đổi với nguồn nhân lực phát triển của quốc tế.

Một phần của tài liệu Quyền giao dịch quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)