Giai đoạn từ Hiến pháp 1980 có hiệu lực đến trước Hiến pháp 1992 có

Một phần của tài liệu Quyền giao dịch quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 37)

Cụ thể giai đoạn 1959 – 1980, theo quy định của Hiến pháp năm 1959 cũng như trên thực tế, chế độ sở hữu đất đai nước ta gồm các hình thức sở hữu tư nhân, sở hữu toàn dân (sở hữu của Nhà nước) và sở hữu tập thể. Trong đó, đất đai thuộc sở hữu tư nhân chiếm không đáng kể. Nên đây có thể là điều kiện thuận lợi để Việt Nam xác lập một cách tuyệt đối hình thức sở hữu Nhà nước đối với đất đai18.

Sự thống nhất đất nước năm 1975 là mốc thời gian quan trọng để nước ta bắt đầu xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, do việc ổn định chính trị, kinh tế và xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thử thách nên các vấn đề chung trong đó có đất đai chưa được Nhà nước quan tâm sâu sắc.

1.4.2. Giai đoạn từ Hiến pháp 1980 có hiệu lực đến trước Hiến pháp 1992 có hiệu lực thi hành hiệu lực thi hành

Tại giai đoạn này, khi mà Hiến pháp 1980 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất được thông qua, trong đó quy định toàn bộ đất đai trên phạm

18

vi cả nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 19), Hiến pháp không quy định về sở hữu tư nhân, nhà nước chỉ bảo hộ tài sản thuộc sở hữu cá nhân với mục đích để đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt. Do đó, Hiến pháp năm 1980 càng không thừa nhận kinh tế thị trường nên không xuất hiện bất cứ thị trường nào cả, dẫn đến thị trường QSDĐ cũng không tồn tại và đồng nghĩa với việc không có bất cứ giao dịch QSDĐ nào xảy ra.

Để Nhà nước thực hiện rõ vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân trên cơ sở Hiến pháp 1980, LĐĐ 1987 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý” (Điều 1), và đồng thời nhấn mạnh thêm: “Nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức” (Điều 5), điều này cũng phần nào tuyên bố và nhắc nhở rằng bất kể các giao dịch quyền sử dụng đất tại thời kỳ này đều bị nghiêm cấm, tiếp tục phát triển nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Bởi lẽ đất đai tại đây chỉ được Nhà nước xem như là một thứ phúc lợi chung cho cả cộng đồng và nó không mang bất kỳ giá trị kinh tế nào cả.

Nhà nước đã quy định chủ quan các quy định như trên, phần nào đã thể hiện tầm nhìn hạn chế và tư duy yếu kém của Nhà nước thời kỳ này, vì nó đi ngược lại quy luật kinh tế chung, giống như một sợi dây thép thắt chặt vào bánh xe đang cố tiến lên phía trước. Và từ đó, hậu quả ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế xã hội, đáng chú ý nhất là trong lĩnh vực đất đai:

Một là, tình trạng sử dụng đất không hiệu quả. Bằng chứng là năm 1980,

thay vì dự kiến dư thừa lương thực với kế hoạch 21 triệu tấn thì Việt Nam phải nhập khẩu lương thực nhiều nhất trong lịch sử: 1,57 triệu tấn. 1976-1980, tốc độ tăng GDP chỉ đạt 1,4%, thậm chí năm 1980 còn -1%, tăng thu nhập chưa tới 0,5%19.

Hai là, khả năng quản lý nhà nước về đất đai yếu kém dẫn đến các giao dịch

bất hợp pháp mọc lên như nấm. Mặc dù đã nghiêm cấm việc mua, bán đất đai dưới mọi hình thức, nhưng pháp luật đất đai lúc này lại quy định cho phép các giao dịch về tài sản gắn liền với đất. Cho nên, hầu hết các giao dịch về QSDĐ, hay gọi là chuyển QSDĐ đều khoác lên mình tấm áo với danh nghĩa các giao dịch tài sản gắn liền với đất diễn ra vô cùng hiệu quả. Hiệu quả là đối với các bên thực hiện giao dịch, nhưng hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng, nhất là việc ngân sách Nhà nước

19

Minh Sơn, “75 năm nền kinh tế lột xác”, http://vnexpress.net/75-nam-nen-kinh-te-lot-xac-4155833.html, truy cập vào ngày 08/08/2021.

bị thất thu (nguồn thu này đáng lẽ chiếm lượng dồi dào và đóng góp lớn vào các hoạt động của Nhà nước) và đất đai bị sử dụng lãng phí.

Với tình hình như vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) đã khẳng định đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và tiếp đó là Hội nghị Trung ương lần 2 khóa VII (tháng 3/1992) đã khẳng định “việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng ruộng đất phải được pháp luật quy định để nông dân yên tâm sản xuất”. Khi Hiến pháp 1992 được thông qua (ngày 15/04/1992) để thì cơ chế pháp lý cho thị trường QSDĐ dần xuất hiện, với việc tổ chức và cá nhân có thể được chuyển QSDĐ.

Từ đó, ta có thể nhận thấy rằng trong quá áp dụng LĐĐ 1987, Nhà nước hầu như chỉ đề cao việc quản lý hành chính đối với đất đai cùng với quan niệm không chính xác về sở hữu toàn dân đối với đất đai nên đất đai không được xem là hàng hóa, mà chỉ là phúc lợi Nhà nước “ban” cho dân. Chính vì vậy, các giao dịch QSDĐ với cá nhân, tổ chức nói chung và giao dịch QSDĐ nói riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều không có bất kỳ “sân chơi” nào được công nhận.

Một phần của tài liệu Quyền giao dịch quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)