Xu thế hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Quyền giao dịch quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 31)

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do tính chất xã hội của lao động và mối quan hệ giữa các cá nhân. Hội nhập quốc tế diễn ra dưới nhiều hình thức và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới với mục tiêu mở cửa và phát triển. Thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên cơ sở trải các thời kỳ Đại hội Đảng, Việt Nam đã từng bước tích cực hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, quốc gia, nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo thời gian, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong hội nhập quốc tế, trở thành một quốc gia có vị trí cao trong khu vực. Việt Nam đã tham gia vào tất cả các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc (1977), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - 1995), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM – 1998), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC – 1998), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO - 2007). Giai đoạn này, Việt Nam cũng đã tích cực ký các hiệp định thương mại tự do song phương với các đối tác hàng đầu trong khu vực và trên thế giới như bằng chứng là Việt Nam và các nước ASEAN đã ký các Hiệp định thương mại tự do giữa khối ASEAN với đối tác như Trung Quốc (2004), Hàn Quốc (2006), Nhật Bản (2008), Ôt-xtrây-lia, Niu Di-Lân và Ấn Độ (2009). Hơn nữa, Việt Nam đã ký 2 Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam – Nhật Bản (2008) và

Việt Nam – Chi-lê (2011). Ngoài ra, Việt Nam cũng là thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA).

Quá trình hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế đầu tiên và quan trọng nhất trong những năm gần đây, đã cho phép Việt Nam thu hút hiệu quả cả ba nguồn lực quốc tế chính: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, ODA và kiều hối. Đồng thời, hội nhập quốc tế cũng đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính và cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường toàn diện, chào đón và tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài đến và làm ăn với Việt Nam.

Để huy động mọi nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng thành công, cần phải minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, tăng cường kiểm tra và kiểm soát việc vay và sử dụng các khoản vay về mặt sử dụng hiệu quả bằng cách kiên quyết chống lãng phí và tham nhũng để duy trì niềm tin nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tóm lại, việc thu hút đầu tư nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế thì việc hoàn thiện pháp luật là việc hết sức quan trọng. Trong đó hoàn thiện pháp luật đất đai và pháp luật đầu tư cần được ưu tiên cao. Một khi nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận đất đai hiệu quả và thuận lợi trong thực hiện thủ tục đầu tư thì đây cũng là chìa khóa giúp cho việc mở cửa thị trường một cách tích cực, thu hút đầu tư nước ngoài và góp phần ngăn chặn sự phân biệt nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quyền giao dịch quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)