Thực tiễn thực thi pháp luật đất đai tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền giao dịch quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 33)

Với mục tiêu thiết lập những khu vực thương mại tự do trên toàn thế giới, cùng với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Việt Nam đã thành công trong việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia, ký kết đạt 90 hiệp định thương mại song phương, cùng với 60 hiệp định xúc tiến bảo vệ đầu tư. Đặc biệt, Việt Nam gia nhập được 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia, trong đó gồm 6 FTA tích cực tham gia bên ngoài khuôn khổ ASEAN hoặc cùng với những nước đối tác ASEAN, cùng nhiều hiệp định hợp tác tích cực khác liên quan đến văn hóa không những với nước ngoài, mà còn với các tổ chức quốc tế uy tín khác. Ngoài ra, Việt Nam còn mở rộng hành trình xuất khẩu tới hơn 230 thị trường các quốc gia và vùng lãnh thổ, không những vậy còn đạt được nhiều lợi ích khi tham gia ký kết được 54 hiệp định về đánh thuế hai lần.

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước đã trao QSDĐ cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng, khai thác lợi ích từ đất đai. Và hơn thế, thị trường đất đai không những chỉ có bấy nhiêu chủ thể sử dụng đất ban đầu, mà còn xuất hiện thị trường đất đai thứ cấp. Nghĩa là giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau thông qua thực hiện các giao dịch QSDĐ, từ đó chủ thể sử dụng đất được thay đổi hoặc tăng thêm, làm cho thị trường hoạt động một cách sôi nổi. Các giao dịch QSDĐ này góp phần là phương tiện để chuyển QSDĐ đúng đối tượng cần sử dụng. Đây cũng có thể hiểu là cách phân phối đất đai gián tiếp của Nhà nước giúp phân phối đất đai đúng đối tượng, đúng mục đích. Để làm được điều này, việc thực thi pháp luật đất đai hết sức quan trọng, vì nó sẽ giúp cho chính sách mở cửa của nước ta nhận được lượng vốn đầu tư nước ngoài làm tăng hoạt động đầu tư sử dụng đất hiệu quả.

Thời gian qua, lĩnh vực bất động sản Việt Nam vẫn luôn là lĩnh vực có sức hút với nhà đầu tư nước ngoài, chỉ sau công nghiệp chế biến, chế tạo. Theo dự báo của nhiều chuyên gia và một số tổ chức tài chính quốc tế thì dòng tiền FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào Việt Nam thời gian tới còn lớn hơn nữa. Thông qua các hiệp định thương mại lớn mà Việt Nam đã ký kết, Việt Nam đủ khả năng để có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực để thu hút FDI. Theo Thông cáo số 34/TC-BXD của Bộ Xây dựng ngày 06 tháng 6 năm 2021 Về việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý I/2021 thì Tổng số vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn so với cùng kỳ tháng 3 năm 2020 là 15,56%. Tổng vốn đăng ký lũy kế vào lĩnh vực bất động sản trong quý I/2021 là 0.6 tỷ USD tăng 56% so với cùng kỳ (tháng 3/2020 là 0.264 tỷ USD). Nguyên nhân để dòng vốn FDI đầu tư nhiều vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam như: sự ổn định chính trị, sự tăng trưởng kinh tế và sự cải thiện môi trường đầu tư tích cực, trong đó cần kể đến sự chuyển tiếp giữa LĐT 2014 và LĐT 2020 vừa qua đã góp phần ảnh hưởng tích cực cho tình hình cấp phép các dự án đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam.

Vì lẽ đó, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang có những cuộc chạy đua để phát triển quỹ đất để đáp ứng thị trường. Vài ví dụ điển hình cho nội dung này liên quan đến lĩnh vực đầu tư bất động sản công nghiệp. Cụ thể, Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp BW (liên doanh giữa Becamex IDC và Tập đoàn Warburg Pincus LLC - Mỹ) đã nâng tổng diện tích quỹ đất công nghiệp lên 500 ha tại 10 địa

điểm ở các thành phố lớn từ 209 ha trong nửa đầu năm 2018. Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, Vingroup, có kế hoạch đầu tư hơn 400 triệu USD vào công ty con là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Khu công nghiệp Vinhomes để phát triển hai khu công nghiệp có quy mô 200 ha tại Nam Tràng Cát và 319 ha tại Thủy Nguyên (khu kinh tế Đình Vũ). Dự kiến hai khu công nghiệp sẽ đi vào hoạt động năm 2021. Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC) dự kiến sẽ bổ sung 238 quỹ đất từ khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh (Bắc Ninh) vào quý IV/2021. Trong cùng quý này, TNI Holdings Việt Nam khai trương khu công nghiệp Sông Lô 1 với diện tích 177 ha tại tỉnh Vĩnh Phúc. Công ty cổ phần TIZCO và CTCP Quản lý khu công nghiệp Sáng Tạo Việt Nam (VNIP) tham gia đầu tư góp vốn vào khu công nghiệp Việt Phát với tổng diện tích 1.800 ha tại Long An vào năm 202117

.

Kể từ khi LĐĐ 2003 cùng các văn bản liên quan có hiệu lực thực thi, số lượng các DNCVĐTNN vào Việt Nam đầu tư bắt đầu tăng cao. Không những vậy, đến khi LĐĐ 2013, LDN 2014, LDN 2020, LĐT 2014 và LĐT 2020 ra đời, thì số lượng DNCVĐTNN tăng nhiều hơn nữa. Qua sự nỗ lực cùng với chính sách mở cửa đầu tư, các DNCVĐTNN đầu tư với quy mô quỹ đất tăng mạnh. Do vậy, sự thay đổi tầm nhìn và quy định pháp luật tiến bộ, phù hợp đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu Quyền giao dịch quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)