Việc sử dụng giấy phép kinhdoanh nhƣ một điều kiện kinhdoan hở một

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy phép (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28)

một số quốc gia

Giấy phép không phải là vấn đề chỉ tồn tại ở một hoặc một số quốc gia nhất định mà là một chế định phổ biến trong pháp luật của nhiều quốc gia. Ví dụ như ở Mỹ có hai hệ thống cấp phép: Giấy phép và sự chấp thuận của Liên bang; Giấy phép và sự chấp thuận của tiểu bang. Hai hệ thống này song song tồn tại và chi phối đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tiên bản thân doanh nghiệp đó

phải đáp ứng được các yêu cầu để xin phép kinh doanh tại địa phương, tiểu bang – nơi mà doanh nghiệp có trụ sở. Nếu như doanh nghiệp đó kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề có sự kiểm soát của liên bang thì doanh nghiệp chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh đó khi được chính quyền liên bang chấp thuận hoặc cấp giấy phép kinh doanh (GPKD). Có thể kể đến một số ngành nghề cơ bản ở Mỹ mà doanh nghiệp phải xin giấy phép của Liên bang như33:

(i) Nếu doanh nghiệp nhập hoặc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, sinh học, công nghệ sinh học hoặc có nhà máy trên khắp các bang, họ sẽ phải xin giấy phép từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

(ii) Doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến tàu bay; việc vận chuyển hàng hoá, người qua đường hàng không sẽ cần phải áp dụng cho một hoặc nhiều giấy phép từ Cục Hàng không Liên bang.

(iii) Các doanh nghiệp sản xuất, thỏa thuận và nhập khẩu vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ phải tuân thủ các yêu cầu cấp phép của Đạo Luật kiểm soát vũ khí. Đạo luật này được quản lý bởi Cục quản lý Rượu, thuốc lá, súng và chất nổ (ATF).

(iv) Doanh nghiệp tham gia vào bất kỳ hoạt động liên quan đến động vật hoang dã, bao gồm cả việc nhập khẩu/xuất khẩu động vật hoang dã và các sản phẩm phái sinh, phải có một giấy phép từ cơ quan quản lý Động vật hoang dã Hoa Kỳ.

Còn nhiều ngành nghề khác mà khi thực hiện hoạt động kinh doanh doanh nghiệp phải xin phép cơ quan quản lý chuyên ngành liên bang như: khai thác thủy sản, phát thanh truyền hình, khai thác mỏ, kinh doanh vận tải hàng hải, giao thông vận tải và hậu cần… Đây là những ngành nghề mà sức ảnh hưởng từ bản chất của hoạt động kinh doanh hay quy mô của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một bang mà cần phải có sự kiểm soát của liên bang để đảm bảo an toàn và an ninh cho nền kinh tế.

Ở Trung Quốc, trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp trong một số trường hợp nhất định phải xin phép hoạt động với cơ quan chuyên ngành quản lý lĩnh vực mà doanh nghiệp đó kinh doanh. GPKD được thể hiện dưới hai hình thức34:

33

“Pháp luật về điều kiện kinh doanh tại Mỹ”, https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/600/4851/phap- luat-ve-dieu-kien-dau-tu-kinh-doanh-tai-my.aspx, Truy cập ngày 26/7/2021

34

Vũ Đức Vinh, “Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Trung Quốc”, https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ vn/tin-tuc/600/4905/phap-luat-ve-dieu-kien-dau-tu-kinh-doanh-tai-trung-quoc.aspx, truy cập ngày 26/7/2021

(i) GPKD tạm thời: Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời gian DN chờ đợi góp đầy đủ vốn pháp định. Vốn pháp định được góp đầy đủ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, khi DN đã đủ vốn pháp định, thời gian ở GPKD sẽ được điều chỉnh theo thời gian hoạt động thực tế của DN.

(ii) GPKD bắt buộc: Đây là yêu cầu bắt buộc phải có ở Trung Quốc gắn liền với một số ngành nghề nhất định như: xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc, khám chữa bệnh… Thông thường mục đích của việc cấp GPKD là để chứng nhận doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, quy định thời gian được phép kinh doanh, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, việc cấp GPKD ở Trung Quốc rất phức tạp, cần đáp ứng rất nhiều yêu cầu và đối với các nhà đầu tư nước ngoài việc cấp phép kinh doanh sẽ khó khăn hơn nhà đầu tư trong nước. Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp ở Trung Quốc còn phải thông qua nhiều sự chấp thuận khác của cơ quan có thẩm quyền.

Theo pháp luật Singapore, để có thể đăng ký kinh doanh hoặc thực hiện kinh doanh trong một số ngành nghề cụ thể, doanh nghiệp phải được cấp giấy phép hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, tại Singapore có 3 loại giấy phép phổ biến, đó là35: (i) Giấy phép bắt buộc:

Đây là loại giấy phép cấp cho doanh nghiệp kinh doanh nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp mà chỉ một số loại hình doanh nghiệp nhất định đòi hỏi phải có giấy phép đặc biệt này trước khi họ có thể hoạt động. Ví dụ như: Trường tư, các công ty sản xuất video, công ty du lịch, các nhà phân phối rượu, người cho vay, các ngân hàng và các trung tâm chăm sóc trẻ em… Chủ thể kinh doanh sẽ cần phải có giấy phép này khi đăng ký kinh doanh với ACRA.

Hay nói cách khác, doanh nghiệp phải có giấy phép này thì mới được đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, có thể mất từ 14 ngày đến 2 tháng để có được tất cả các giấy phép cần thiết, sự cho phép và phê duyệt để lập thành doanh nghiệp. Điều đặc biệt, pháp luật Singapore tạo điều kiện tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các chủ thể kinh doanh bằng cách cho phép họ có thể đăng ký kinh doanh

35

Nguyễn Thị Huyền Trang, “Pháp luật về điều kiện kinh doanh của một số quốc gia trên thế giới”, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phap-luat-ve-dieu-kien-kinh-doanh-cua-mot-so-quoc-gia-tren- the-gioi-126682.html, truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021

và nộp đơn xin giấy phép bắt buộc cùng một lúc bằng cách sử dụng dịch vụ cấp GPKD trực tuyến (OBLS).

(ii) Giấy phép nghề nghiệp:

Một doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (ví dụ như: dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ pháp lý…), phải có giấy phép nghề nghiệp. Loại giấy phép này không cấp cho doanh nghiệp mà cấp cho cá nhân là người quản lý doanh nghiệp hoặc các nhân viên của doanh nghiệp đó. Những ngành phổ biến, yêu cầu phải có giấy phép nghề nghiệp ở Singapore đó là: bác sỹ, luật sư, kiến trúc sư, kế toán… Giấy phép này sẽ được cấp bởi các tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý tương ứng.

(ii) Giấy phép hoạt động kinh doanh:

Sau khi được thành lập, đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh như: cải tạo, dựng biển quảng cáo trên cơ sở của doanh nghiệp, thuê lao động nước ngoài, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, buôn bán những hàng hóa bị kiểm soát như rượu, thuốc lá… doanh nghiệp chỉ được thực hiện hoạt động đó khi được cấp giấy phép hoặc được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ: Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu, bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu qua TradeNet® - trang thông tin quản lý của Hải quan Singapore. Họ sẽ phải kích hoạt tài khoản hải quan của mình trước khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Hoặc khi DN muốn thực hiện hoạt động quảng cáo, nếu như là quảng cáo ngoài trời thì cần phải xin giấy phép xây dựng của Cơ quan quản lý xây dựng BCA; nếu là quảng cáo các sản phẩm y tế thì cần phải xin giấy phép của Cơ quan khoa học y tế HAS…

Các điều kiện kinh doanh đều được Chính phủ Singapore công khai trên các trang thông tin điện tử chính thức, các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ cấp phép EnterpriseOne kinh doanh trực tuyến (OBLS) để thực hiện việc xin những giấy phép cần thiết trong thành lập và hoạt động. Điều này rất hữu ích, các doanh nghiệp không phải mất thời gian để đến trực tiếp gặp các cơ quan có thẩm quyền.

Kết luận Chƣơng 1

Qua nghiên cứu những cơ sở lý luận về điều kiện đầu tư kinh doanh nói chung và điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy phép nói riêng, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, khái niệm điều kiện đầu tư kinh doanh trong Luận văn này là khái

niệm điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 9 Điều 3 LĐT 2020. Theo đó điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Điều kiện đầu tư kinh doanh không áp dụng đối với tất cả ngành, nghề mà chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề nhất định, có thể thay đổi tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý Nhà nước trong từng thời kì. Với đặc điểm trên, điều kiện đầu tư kinh doanh đóng vai trò là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu của Nhà nước.

Thứ hai, giấy phép kinh doanh được nghiên cứu trong luân văn này là hình

thức được quy định tại điểm a) Khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020. Giấy phép kinh doanh là hình thức áp dụng phổ biến nhất của điều kiện đầu tư kinh doanh. Bản chất của giấy phép là tập hợp của một hoặc nhiều điều kiện do pháp luật quy định, chủ thể kinh doanh phải chứng minh năng lực, đáp ứng đủ các điều kiện này thông qua các chứng từ hợp lý để lập hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép kinh doanh. Tương tự điều kiện đầu tư kinh doanh nói chung, giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề nhất định theo quy định của pháp luật từng thời kỳ.

Thứ ba, giấy phép kinh doanh đóng vai trò chứng minh tính hợp pháp của chủ thể kinh doanh trong hoạt động đầu tư kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp được Nhà nước bảo hộ. Bên cạnh đó, giấy phép kinh doanh đóng vai trò như một sự đảm bảo về năng lực của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin cho đối tác và khách hàng. Ngoài ra, giấy phép kinh doanh có vai trò là công cụ điều tiết và cân bằng giữa các lợi ích kinh tế và lợi ích công cộng, đồng thời giám sát hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề hạn chế kinh doanh.

Thứ tư, điều kiện kinh doanh hay giấy phép kinh doanh không mâu thuẫn và

cản trở quyền tự do kinh doanh mà còn bổ trợ cho nhau. Điều kiện đầu tư kinh doanh dưới hình thức giấy phép không phải là một cản trở của quyền tự do kinh

doanh. Chúng là hai mặt của vấn đề, cùng tồn tại và cùng phát triển. Do đó, Nhà nước đặt ra điều kiện kinh doanh dưới hình thức giấy phép không phải để hạn chế doanh nghiệp mà là để thực thi trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ những lợi ích mà Nhà nước quan tâm, cân bằng lợi ích kinh tế và lợi ích công cộng, tạo nên cơ sở pháp lý để đảm bảo hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề có yêu cầu điều kiện.

CHƢƠNG 2

ĐIỀU KIỆN VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH 2.1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh

2.1.1. Quy định của pháp luật

Tương ứng với mỗi giấy phép kinh doanh, các văn bản pháp luật chuyên ngành hoặc Nghị định hướng dẫn sẽ có những quy định cụ thể về điều kiện cấp phép. Đây là nội dung quan trọng nhất của một giấy phép kinh doanh, chủ thể kinh doanh căn cứ vào đó để xác định các nội dung cần chuẩn bị và cơ quan Nhà nước căn cứ theo đó để xem xét và ra quyết định cấp phép.

Mặc dù ở mỗi lĩnh vực, ngành, nghề, mỗi giấy phép đều có những đặc thù, yêu cầu riêng về điều kiện cấp phép nhưng về cơ bản, có thể phân thành các nhóm điều kiện (không phải tất cả các loại giấy phép đều yêu cầu có đủ các điều kiện này):

Thứ nhất, điều kiện tài chính. Hiện nay, điều kiện về vốn không còn là một

loại giấy phép mà được quy định như một trong số các điều kiện cấp phép. Theo đó, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ tối thiểu, vốn pháp định hoặc ký quỹ và được giám sát của cơ quan Nhà nước. Điều kiện về tài chính được pháp luật quy định nhằm đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ bồi hoàn khi xảy ra sự cố hoặc có hành vi vi phạm từ phía cung cấp dịch vụ. Qua khảo sát quy định pháp luật hiện hành, điều kiện về tài chính là điều kiện bắt buộc đối với giấy phép trong một số ngành, nghề tiêu biểu như sau:

(i) Nhóm ngành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành: Kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.36 Tương ứng, giấy phép trong ngành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành là Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Theo đó, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có điều kiện về ký quỹ tại ngân hàng là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng37; Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành có điều kiện ký quỹ là: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; 100.000.000 (một trăm triệu) đồng đối với trường hợp kinh doanh dịch

36

Điều 30 Luật Du lịch 2017

37

vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài; 100.000.000 (một trăm triệu) đồng đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.38 Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.39

(ii) Ngành, nghề kinh doanh dịch vụ bưu chính: Kinh doanh dịch vụ bưu chính được quy định tại Luật Bưu chính 2010 và Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 hướng dẫn Luật Bưu chính. Theo đó, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là giấy phép bưu chính) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp.40

Đối với Giấy phép hoạt động bưu chính, pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải ký quỹ. Cụ thể, đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam; Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.41

(iii) Ngoài ra, pháp luật cũng quy định điều kiện tài chính đối với nhóm ngành, nghề liên quan đến lao động. Nhóm ngành, nghề này bao gồm kinh doanh dịch vụ: việc làm, cho thuê lại lao động, đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài. Các ngành, nghề này tác động đến lợi ích công cộng thông qua việc trung gian giữa người có nhu cầu sử dụng lao động và người lao động. Theo đó, pháp luật quy định đối với Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính (sau đây viết tắt là ngân hàng).42 Đối với Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, pháp luật yêu cầu doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 1.000.000.000 đồng (một tỷ Việt Nam đồng) tại

38

Khoản 2 Điều 14, Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP

39

Khoản 3 Điều 14, Nghị định 168/2017/NĐ-CP

40

Khoản 1 Điều 21 Luật Bưu chính 2010

41

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 47/2011/NĐ-CP

42

Khoản 2 Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn Khoản 3 Điều 37 và Điều 39 Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy phép (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)